Đức chi thêm 2,4 tỷ euro hỗ trợ người Ukraine sơ tán tránh xung
Báo RND của Đức dẫn lời Bộ trưởng Lao động nước này, Hubertus Heil, cho biết Đức sẽ chi thêm 2,4 tỷ euro trong năm nay để hỗ trợ người dân Ukraine sơ tán sang Đức vì xung đột.
Người tị nạn Ukraine tại Cologne, Đức, ngày 22/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Heil, khoảng 800.000 người sơ tán từ Ukraine đang tìm kiếm quy chế tị nạn tại Đức, trong đó khoảng 30% là trẻ em dưới 14 tuổi. Trong khi đó, Văn phòng Lao động Đức hồi tháng trước cho biết số người thất nghiệp tại Đức đang gia tăng khi những người sơ tán từ Ukraine đăng ký với cơ quan này để tìm kiếm việc làm. Bộ trưởng Heil cho biết thêm đến nay, khoảng 360.000 người Ukraine đã đăng ký với hệ thống phúc lợi của Đức, trong đó 260.000 người có thể tuyển dụng được.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 13/7 cho biết hơn 9 triệu người đã sơ tán khỏi Ukraine kể từ khi xảy ra xung đột hồi cuối tháng 2 năm nay. Theo UNHCE, hầu hết những người rời khỏi quốc gia Đông Âu này muốn được trở về nhà sớm nhất có thể, nhưng vẫn hy vọng có thể ở lại nước sở tại cho đến khi xung đột chấm dứt. UNHCE cho rằng những người ở Ukraine phải sơ tán ra nước ngoài luôn lo lắng về tương lai của họ và không thể vạch kế hoạch dài hạn. Trong khi đó, theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), ngoài những người rời khỏi đất nước, tính đến ngày 23/6, tại Ukraine còn có khoảng 6,2 triệu người di cư trong nước.
Đức: Đưa quy định bắt buộc nhân viên y tế tiêm ngừa COVID-19 vào Hiến pháp
Tòa án Hiến pháp CHLB Đức ngày 19/5 đã phán quyết rằng việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 là bắt buộc đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, và điều này được quy định trong Hiến pháp Đức.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cologne, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Tòa án Hiến pháp Đức đã bác bỏ các khiếu nại đối với quy định tiêm chủng bắt buộc, khẳng định rằng việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương được đặt lên hàng đầu. Phán quyết của tòa án nêu rõ các nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện, nhà dưỡng lão cũng như các phòng khám, dịch vụ cấp cứu, trung tâm phẫu thuật và cơ sở cho người khuyết tật đều phải thực hiện quy định này.
Tòa án thừa nhận rằng với luật vừa được chính thức ban hành, những người làm việc trong các lĩnh vực y tế hoặc chăm sóc sức khỏe mà không muốn tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ phải tự giải quyết vấn đề bằng cách đổi việc làm hoặc nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên y tế hoặc chăm sóc sức khỏe là biện pháp duy nhất để bảo vệ người cao tuổi và người bệnh, nhóm có nhiều nguy cơ mắc COVID-19 và có nhiều khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong.
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach đã hoan nghênh phán quyết trên của Tòa án Hiến pháp và cảm ơn các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng trên toàn quốc. Ông khẳng định: "Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương".
Trên thực tế, từ giữa tháng 3 vừa qua, các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe ở Đức đều phải chứng minh đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc chứng nhận mới khỏi bệnh, nếu không muốn đối mặt với hình thức phạt tiền, thậm chí cấm làm việc.
Đức hoãn mục tiêu tiêm chủng 80% tới cuối tháng 1/2022 Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn truyền thông nước này ngày 26/12 cho biết Chính phủ Đức đã quyết định hoãn mục tiêu tiêm chủng vaccine COVID-19 tới cuối tháng 1/2022. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cologne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Trước đó, chính phủ mới của Đức đặt mục tiêu đến ngày 7/1/2022 sẽ tiêm chủng cho 80% dân số. Tuy nhiên, tính...