Đức chi ngân sách kỷ lục 23 tỉ euro cho vấn đề di cư
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức ngày 20/5 cho biết trong năm 2018, nước này đã chi khoản ngân sách kỷ lục 23 tỉ euro (khoảng 25,6 tỉ USD) để tạo điều kiện hội nhập cho hơn 1 triệu người tị nạn tại quê nhà và giải quyết những nguyên nhân cơ bản của vấn đề di cư.
Người di cư chờ cứu hộ trên biển Địa Trung hải, cách bờ biển Libya khoảng 30 hải lý. Ảnh: AFP/TTXVN
Các số liệu do Bộ Tài chính Đức công bố cho thấy khoản chi kỷ lục này tăng gần 11% so với mức chi 20,8 tỉ euro trong năm trước đó.
Trong đó, Chính phủ Đức đã chi tổng cộng 7,9 tỉ euro (tăng khoảng 16%) cho các biện pháp ngăn dòng người di cư vào khu vực Liên minh châu Âu (EU) cũng như tìm cách cải thiện điều kiện sống của những người di cư này tại quốc gia của họ. Ngoài ra, báo cáo của Bộ Tài chính Đức cũng cho biết 16 bang ở nước này cũng đã nhận được 7,5 tỉ euro (tăng khoảng 14%) từ chính phủ liên bang trong năm 2018.
Dự kiến, nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ thảo luận báo cáo thường niên của chính phủ về chi phí tị nạn và hội nhập vào ngày 22/5 tới.
Chính sách mở cửa của Thủ tướng Merkel trong cuộc khủng hoảng người di cư năm 2015 đã giúp hơn 1 triệu người tị nạn nhập cư vào quốc gia này. Trong những năm qua, số người tị nạn tới Đức đã giảm mạnh, tuy nhiên mỗi tháng nước này vẫn tiếp nhận khoảng 11.000 người xin tị nạn mới.
Theo Anh Đức (TTXVN)
Video đang HOT
Huawei chuyển tình thế trước đòn thù Mỹ
Bất chấp Mỹ cáo buộc là gián điệp Trung Quốc, Huawei dùng cam kết lạ để khẳng định niềm tin.
Tạp chí Đức Wirtschaftswoche mới đây tiết lộ, Tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Huawei đã đề nghị Chính phủ Đức ký một thỏa thuận "không gián điệp" máy tính để giải quyết các mối lo ngại về an ninh.
CEO của Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: Reuters
Tờ báo Đức dẫn lời CEO của Huawei Nhậm Chính Phi khẳng định ý tưởng trên.
"Tháng trước, chúng tôi đã có cuộc thảo luận với Bộ Nội vụ Đức và nói rằng chúng tôi đã sẵn sàng ký một thỏa thuận không gián điệp với chính phủ Đức; đồng thời cam kết rằng Huawei sẽ không cài đặt bất kỳ phần mềm cửa hậu nào trong hệ thống mạng" - ông Nhậm tuyên bố rõ.
CEO của Huawei cũng kêu gọi Chính phủ Trung Quốc ký một thỏa thuận không gián điệp tương tự và tuân thủ luật bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu.
Lời tuyên bố của ông Nhậm xoay chuyển tình thế của Huawei, từ bị động trước cáo buộc của Mỹ đã thành chủ động đưa ra cam kết, thuyết phục cả cấp chính trị lên tiếng về những cáo buộc thiếu thiện chí.
Việc Trung Quốc và Huawei cùng cam kết không hề có "cửa hậu" trong các thiết bị công nghệ hay hệ thống mạng còn cho thấy nỗ lực chứng minh mình trước châu Âu trong bối cảnh EU cũng tìm các cách khác nhau để chứng minh với Mỹ rằng Huawei không phải là mối lo đáng sợ.
Đức hồi tháng trước đã đặt ra các tiêu chí khó khăn hơn cho các nhà cung cấp thiết bị mạng, trong đó có Huawei nếu hãng công nghệ Trung Quốc muốn tham gia thầu xây dựng hạ tầng mạng 5G ở nước này.
CEO Huawei Nhậm Chính Phi còn cảnh báo rằng, thế hệ mạng di động tiếp theo sẽ giống như "một quả bom hạt nhân" đối với Mỹ và một cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới sẽ nổ ra vì vấn đề này.
"Thật không may, Mỹ coi công nghệ 5G là vũ khí chiến lược. Đối với họ, đây là một loại bom hạt nhân" - ông Nhậm Chính Phi nhận xét.
Theo vị CEO của Huawei: "Nếu phương Tây không muốn có Chiến tranh Lạnh mới, họ phải mở cửa và chấp nhận sự trỗi dậy của các quốc gia khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không phủ nhận việc ông coi 5G là một thứ vũ khí.
Ông Trump hồi tuần trước tuyên bố, cuộc đua 5G là một cuộc đua chiến lược và Mỹ sẽ không để cho bất kỳ quốc gia nào khác cạnh tranh với Mỹ trong ngành công nghiệp mạnh mẽ này ở tương lai.
Ngoài việc cấm các cơ quan Chính phủ sử dụng thiết bị công nghệ Huawei, ông Trump cũng cấm hoàn toàn sản phẩm công nghệ Trung Quốc này ở Mỹ.
Bên cạnh đó, ông cũng hối thúc các đồng minh châu Âu né tránh công nghệ Trung Quốc bằng cách cấm hẳn thiết bị này.
Châu Âu đã phân rã trong việc ra quyết định chung về Huawei. Đức, Pháp và Anh, đã thắt chặt các tiêu chuẩn quy định của họ. Trong khi Ý, Croatia và Hungary đã có thái độ, chuyển hẳn sang chào đón Huawei.
Ông Nhậm Chính Phi trước đó cũng có cách đáp trả thông minh với cách làm kêu gọi đồng minh tẩy chay Huawei của ông Trump.
Nhà sáng lập Huawei cho rằng cáo buộc an ninh mà Mỹ nhằm vào Huawei đã giúp Huawei thu hút được sự chú ý mà không tốn tiền quảng cáo.
"Một nước mạnh đến vậy mà lại phải dè chừng một công ty nhỏ như chúng tôi, nên nhiều nước cho rằng sản phẩm của chúng tôi tốt đến nỗi Chính phủ Mỹ phải e ngại... Nhiều nước giàu đang mua sản phẩm của chúng tôi với số lượng lớn vì Chính phủ Mỹ đang quảng cáo cho chúng tôi" - vị CEO của Huawei nói.
Hồi tháng 1, khi Huawei và ZTE bị Mỹ "cấm cửa" và Tổng thống Mỹ nói rằng, đây có thể là một phần trong thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung.
Song ông Nhậm Chính Phi lại nói rằng, Huawei không thể gây ảnh hưởng lên cuộc đàm phán này.
"Nếu Mỹ cho rằng có thể dùng chúng tôi như một con thí tốt, thì tôi muốn nói họ đã chọn nhầm người... Chúng tôi không thể giúp giải quyết tranh chấp thương mại Trung- Mỹ, vì chúng tôi hầu như không bán được gì cho Mỹ và không có ảnh hưởng gì đến quan hệ Trung- Mỹ" - ông Nhậm Chính Phi tuyên bố.
Hải Lâm
Theo Datviet
Quấy rối tình dục, các nước trừng phạt thẳng tay Hình phạt cho tội quấy rối tình dục tại Canada lên tới 14 năm tù. Cùng với đó là giám sát những người phạm tội khi mãn hạn tù và các hình phạt đi kèm như án tích công khai, cấm tham gia bỏ phiếu Tại Canada, hình phạt nhẹ nhất dành cho tội tấn công tình dục là ngồi tù 6 tháng...