Đức chấn động vì vụ tấn công tình dục phụ nữ đêm giao thừa
Thị trưởng thành phố Cologne của Đức đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với cảnh sát địa phương sau thông tin khoảng 80 phụ nữ bị khoảng 1.000 thanh niên tấn công tình dục và thậm chí cưỡng hiếp tại lễ ăn mừng năm mới.
Nhà ga trung tâm Cologne ở Đức. Ảnh: EPA.
Hãng tin BBC dẫn nguồn tin địa phương cho biết, vụ việc xảy ra xung quanh nhà ga trung tâm Cologne khi khoảng 1.000 người đàn ông say rượu trong độ tuổi 15-35 tấn công tình dục, hãm hiếp phụ nữ và cướp bóc những người có mặt tại đó.
Một nạn nhân có tên Katja kể lại lúc cô bị những kẻ lạ mặt sàm sỡ: “Tôi thấy một bàn tay sờ vào mông, rồi vào ngực. Tôi bị sờ mó khắp người. Đúng là một cơn ác mộng. Mặc dù chúng tôi đã hét lên và đánh bọn họ, nhưng những gã đó vẫn không dừng lại. Tôi tuyệt vọng và nghĩ rằng mình bị sờ mó khoảng 100 lần trong vòng 200m. May mắn là tôi mặc áo khoác và quần dài”.
Hiện chưa rõ những kẻ tấn công trên có phải là người nhập cư không, song cảnh sát trưởng thành phố, ông Wolfgang Albers cho biết, những người đàn ông này có vẻ là người Ả rập và Bắc Phi, đi thành các nhóm đông và có thể đã lên sẵn kế hoạch tấn công tình dục.
Các vụ tấn công tình dục cũng xảy ra ở thành phố Hamburg nhưng ở Cologne là nghiêm trọng nhất, truyền thông Đức cho biết. Tại đây, ít nhất 1 phụ nữ bị hãm hiếp, nhiều người khác bị sờ mó hoặc bị cướp bóc, trong khi một số phụ nữ có thể đã không khiếu nại với cảnh sát. Mặc dù cảnh sát đã được triển khai ở khu vực bên ngoài nhà ga trung tâm dịp giao thừa nhưng không phát hiện ra nhiều vụ tấn công tình dục.
Video đang HOT
Vụ việc đã gây sốc cho nước Đức và làm dấy lên lo ngại nguy cơ tái diễn khi Đức sắp bước vào dịp lễ hội hóa trang từ ngày 4-10/2, thời điểm hàng trăm nghìn người sẽ đổ ra đường.
Bà Henriette Reker, thị trưởng thành phố Cologne, đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với cảnh sát địa phương để thảo luận vụ việc nêu trên. Bà Reker cho rằng những vụ tấn công này thật đáng “ghê tởm” và nhấn mạnh nước Đức không chấp nhận tình trạng vô pháp luật như thế. Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas tuyên bố : “Chúng tôi sẽ không dung thứ cho hành động tấn công ghê tởm nhằm vào phụ nữ này, những kẻ chịu trách nhiệm sẽ bị đưa ra pháp luật”.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh nước Đức đang đón nhận một số lượng lớn người nhập cư chủ yếu từ Syria. Ước tính trong năm 2015, hơn 1 triệu người di cư đã đổ về nước Đức.
TheoTiền phong
Thế giới sôi động những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới
Sự kiện hướng sự chú ý của dư luận quốc tế đầu tiên là việc ra đời Cộng đồng ASEAN (ngày 31-12-2015). Sau sáu năm triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã vượt qua các rào cản và khác biệt, cùng chung tay xây dựng một Cộng đồng thống nhất trong đa dạng. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN là thành tựu to lớn của quá trình liên kết và hội nhập ASEAN trong suốt gần nửa thế kỷ qua và cũng là dấu mốc quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khi bước sang giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng hơn. Cộng đồng ASEAN ra đời với ba trụ cột chính: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Cộng đồng ASEAN là nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới, với 630 triệu dân và GDP là 2.600 tỷ USD. Theo nhận định của các chuyên gia, ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.
Sự kiện thiết lập đường dây nóng giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) chính thức đi vào hoạt động (ngày 30-12-2015) cũng thu hút sự quan tâm của thế giới. Theo Tân Hoa xã, thông báo này được ông Mã Hiểu Quang, người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, đưa ra ngày 29-12. Đây là lần đầu tiên những quan chức phụ trách các vấn đề hai bờ eo biển của hai bên đã liên lạc với nhau qua đường dây nóng. Trước đó, ngày 7-11-2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu có cuộc gặp lịch sử tại Singapore. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai bên kể từ năm 1949. Tại cuộc gặp, ông Mã Anh Cửu kêu gọi hai bên mở rộng đối thoại và hợp tác vì lợi ích của nhân dân, đồng thời đề xuất thiết lập đường dây nóng giữa Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc và Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan.
Một sự kiện khác cũng liên quan Trung Quốc, Quốc hội nước này, ngày 27-12-2015, đã thông qua dự luật chống khủng bố đầu tiên. Theo luật này, quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ được phép tham gia các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc và các lực lượng cảnh sát vũ trang của nước này có thể thực hiện các sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài nếu được Quân ủy Trung ương Trung Quốc chấp thuận. Lực lượng công an và an ninh cũng có thể cử người ra nước ngoài tham gia các sứ mệnh chống khủng bố, song phải được sự cho phép của Quốc vụ viện cùng với các thỏa thuận được ký kết với những nước liên quan.
Cũng trong khu vực Đông Bắc Á, từ ngày 1-1-2016, Nhật Bản bắt đầu đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) (cùng với Ai Cập, Senegal, Uruguay và Ukraine). Đại diện thường trực của Nhật Bản tại LHQ Yoshikawa Motohide cho biết, trong nhiệm kỳ hai năm, Nhật Bản sẽ tham gia phối hợp giải quyết nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Do đó, nước này sẽ phát huy vai trò của mình nhằm góp phần duy trì ổn định khu vực Đông Á. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có kế hoạch thúc đẩy các cải cách Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực nhất của LHQ, đặc biệt liên quan vấn đề mở rộng số lượng Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Cơ quan này gồm 15 thành viên, trong đó 5 Ủy viên thường trực là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh có quyền phủ quyết. 10 vị trí còn lại là các Ủy viên không thường trực, đại diện cho các khu vực với nhiệm kỳ hai năm, mỗi năm bầu lại năm vị trí.
Trong khi tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin, đúng vào ngày cuối năm, 31-12-2015, đã ký Chiến lược an ninh mới được thông qua trước đó. Theo hãng tin Reuters, trong văn bản này, Tổng thống Putin coi Mỹ là một trong những mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga. Quyết định mới này như một dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Nga với phương Tây đang xấu đi. Trong bối cảnh nước Nga đang nỗ lực vươn lên nhằm nâng cao vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như các cuộc xung đột quốc tế. Tuy nhiên, những hành động của Nga không nhận được sự ủng hộ của nhiều nước phương Tây. Đồng thời, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga coi những chính sách của NATO là mối đe dọa đối với nước Nga, bởi NATO đang gia tăng sự hiện diện quân sự và tiến gần hơn tới biên giới nước Nga.
Vào thời điểm cuối năm cũ đầu năm mới, quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trở nên căng thẳng khi Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh bổ sung các biện pháp trừng phạt mới. Theo đó, Nga cấm không chỉ các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, mà cả các công ty do công dân nước này kiểm soát thực hiện các công việc trên lãnh thổ nước Nga. Chính phủ Nga cũng vừa đưa ra chỉ thị thắt chặt kiểm soát hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ, bảo đảm an toàn giao thông cảng biển tại lưu vực Biển Azov và Biển Đen. Sắc lệnh mới này có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, cuộc chạy đua cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang thu hút dư luận quốc tế. Đặc biệt, ngày 29-12-2015, ông George Pataki, một ứng cử viên theo trường phái ôn hòa của đảng Cộng hòa tuyên bố rút khỏi cuộc đua trở thành ứng cử viên đại diện Đảng này ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, do không giành được sự ủng hộ cần thiết trong nội bộ đảng Cộng hòa. Như vậy, hiện nay, số ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa là 12 người.
Tại điểm nóng Syria ở Trung Đông, cuộc chiến ác liệt vẫn đang diễn ra. Vào đúng ngày đầu năm mới, ngày 1-1-2016, Pháp đã tiến hành không kích vào các cơ sở dầu mỏ gần Raqqa, thành trì của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Phát biểu trong chuyến thăm tới căn cứ quân sự của Pháp ở Jordan, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Drian cho biết, hai máy bay chiến đấu đa năng Mirage 2000 của không quân Pháp đã không kích trong đêm 1-1-2016 nhằm vào một số điểm khai thác dầu của IS gần Raqqa. Pháp là quốc gia đang triển khai liên tiếp các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ của IS ở Iraq và Syria.
Còn tại Ấn Độ, sáng 2-1-2016, ít nhất bốn tay súng mặc quân phục đã xông vào căn cứ không quân Pathankot, cách Thủ đô New Delhi khoảng 430 km về phía bắc. Vụ tấn công không gây thiệt hại các máy bay chiến đấu nhưng đã làm các nhân viên thuộc lực lượng không quân Ấn Độ bị thương. Hai kẻ tấn công đã bị tiêu diệt. Một số tên khác đang lẩn trốn.
Còn tại nước láng giềng Pakistan, ngày 29-12-2015, xảy ra vụ đánh bom liều chết nhằm vào một cơ quan của Chính phủ nước này, làm ít nhất 21 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương. Kẻ đánh bom liều chết đã lao xe máy chở đầy thuốc nổ vào cổng chính của Cơ quan Đăng ký Cơ sở Dữ liệu quốc gia tại khu vực Dosehra Chowk (thị trấn Mardan, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, tây bắc Pakistan). Nhóm phiến quân Taliban đã nhận thực hiện vụ đánh bom này.
Trong khi đó, ngay trong đêm giao thừa 2016, hai ga tàu hỏa tại Munich đã phải ngừng hoạt động hơn bốn giờ sau khi cảnh sát Đức nhận được thông tin về một kế hoạch khủng bố của IS tấn công thành phố phía nam nước này đúng thời điểm người dân đang đón năm mới. Lực lượng an ninh Đức đã tìm ra nhiều bằng chứng liên quan kế hoạch khủng bố này.
Cả thế giới đón chào năm mới 2016 trong bối cảnh an ninh thắt chặt, cảnh báo khủng bố ở nhiều nơi. Đặc biệt, tại Pháp và Bỉ, lãnh đạo hai quốc gia châu Âu này đã quyết định hủy màn bắn pháo hoa và nhiều hoạt động chào đón năm mới 2016 do lo ngại nguy cơ tấn công khủng bố. Mỹ và các nước châu Âu khác như: Anh, Đức, Áo, Tây Ban Nha cũng siết chặt an ninh phòng ngừa nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố trong dịp trước và trong dịp năm mới.
Và người ta không thể quên hình ảnh tòa nhà Address Downtown (khách sạn 5 sao, 63 tầng, ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất-UAE) bốc cháy dữ dội ngay trước thời khắc chuyển sang năm mới 2016, làm ít nhất 60 người bị thương. Lực lượng cứu hộ được triển khai ngay sau đó và kịp thời dập tắt trước đêm giao thừa. Tuy nhiên, đám cháy đã lan tới 40 tầng của tòa nhà. Tòa nhà Address Downtown ở vị trí đối diện tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, nơi tổ chức bắn pháo hoa trong đêm giao thừa hằng năm ở Dubai.
Vào dịp năm mới, mọi người trên thế giới đều mong ước về những điều tốt lành, cuộc sống yên bình, các điểm nóng hạ nhiệt, không xảy ra chiến tranh, xung đột hay bạo lực.
VĂN LONG
Theo_Báo Nhân Dân
Trò lừa cuối năm khiến hàng ngàn người dính "bẫy" phẫn nộ Hàng trăm người đã vô cùng phẫn nộ khi thấy mình bị mắc lừa chỉ vì một bức ảnh trong trò lừa cuối năm Hàng trăm người đã vô cùng phẫn nộ khi thấy mình bị mắc lừa chỉ vì một bức ảnh trong trò lừa cuối năm. Trò lừa cuối năm bắt đầu khi một tài khoản Facebook có tên Stephen Roseman...