Đức: CDU tổ chức tranh luận giữa các ứng cử viên vào vị trí chủ tịch đảng
Một tuần trước khi đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) tiến hành đại hội theo hình thức trực tuyến để bầu lãnh đạo mới của đảng, tối 8/1, ba ứng cử viên cho chức chủ tịch CDU gồm ông Armin Laschet (Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen), ông Friedrich Merz (cựu lãnh đạo nhóm nghị sĩ liên đảng bảo thủ CDU/CSU trong Quốc hội) và ông Norbert Rttgen (Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức) đã có cuộc tranh luận bàn tròn, trả lời câu hỏi của các đảng viên CDU liên quan đến một số chính sách quan trọng thời gian tới.
Đây là cuộc tranh luận thứ hai và là cuối cùng trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 15-16/1 tới.
Ba ứng cử viên tranh cử Chủ tịch CDU gồm ông Armin Laschet (phải) – Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen, ông Friedrich Merz (giữa) – cựu lãnh đạo nhóm nghị sĩ liên đảng bảo thủ CDU/CSU trong Quốc hội và ông Norbert Rottgen (trái) – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, 3 chủ đề tranh luận được các đảng viên CDU nêu câu hỏi gồm chính sách khí hậu và môi trường; an ninh nội địa và chính sách đối ngoại cũng như chính sách châu Âu. Cuộc tranh luận kéo dài gần 90 phút đã diễn ra trong không khí cởi mở và không căng thẳng như cuộc tranh luận lần thứ nhất. Hầu như không có bất kỳ sự khác biệt lớn nào trong các chủ đề tranh luận, tuy nhiên ba ứng cử viên đã đưa ra những quan điểm khá khác biệt về việc bảo vệ khí hậu.
Video đang HOT
Ông Laschet cảnh báo những biện pháp bảo vệ khí hậu quá mức có thể hủy hoại ngành công nghiệp của Đức. Theo ông, cần phải tạo điều kiện để các ngành công nghiệp có thể vận hành và hoạt động tốt ở Đức, thay vì phải chuyển ra nước ngoài do vấp phải những biện pháp bảo vệ môi trường quá ngặt nghèo. Duy trì các ngành công nghiệp, như thép và hóa chất, hoạt động ở Đức chính là góp phần bảo vệ khí hậu, bởi quy trình sản xuất được tổ chức trong điều kiện xã hội và sinh thái tốt hơn so với ở những nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn.
Trong khi đó, ứng cử viên Rttgen lại kêu gọi một cách tiếp cận tham vọng hơn, cảnh báo về những quan điểm mâu thuẫn khi coi vấn đề khí hậu và bảo vệ khí hậu là mối đe dọa đối với các ngành công nghiệp Đức. Theo ông, suy nghĩ như vậy sẽ vừa không giúp đạt được mục tiêu bảo vệ khí hậu và cũng sẽ dẫn tới hủy hoại tương lai của các ngành công nghiệp và nền kinh tế. Về phần mình, ứng cử viên Merz cho rằng Đức đang đi đúng hướng trong việc bảo vệ khí hậu, song cũng cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực kết hợp với kinh tế thị trường và các công cụ dựa trên thị trường.
Trong số ba ứng cử viên, ông Laschet và ông Rttgen (cựu Bộ trưởng Môi trường) là những chính trị gia đã trải qua kinh nghiệm thực tế về điều hành chính quyền, trong khi ông Merz chủ yếu làm việc tại Nghị viện châu Âu (từ 1989-1994) và Quốc hội Đức (1994-2009) và từ năm 2019 là Phó Chủ tịch Hội đồng kinh tế của đảng CDU.
Do đại dịch COVID-19, cuộc bầu cử chức chủ tịch CDU đã bị hoãn lại gần một năm qua. Ba ứng cử viên sẽ gửi video tự giới thiệu về bản thân tới 1001 đại biểu tham dự đại hội đảng trực tuyến của CDU và các đại biểu sẽ quyết định người kế nhiệm đương kim Chủ tịch Annegret Kramp-Karrenbauer. Một trong ba ứng cử viên nêu trên khi đắc cử chức chủ tịch CDU nhiều khả năng cũng sẽ là ứng cử viên thủ tướng của liên đảng bảo thủ CDU/CSU cho cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 9 tới. Hồi đầu năm, bà Kramp-Karrenbauer đã tuyên bố bà rút khỏi chức chủ tịch đảng, cũng như không ra tranh cử chức thủ tướng, trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó cũng tuyên bố không tái tranh cử sau nhiệm kỳ thủ tướng thứ 4 hiện nay.
Theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất đối với cử tri CDU do Viện Infratest-Dimap thực hiện cho kênh truyền hình ARD, tỷ lệ ủng hộ ông Merz trở thành chủ tịch CDU hiện là 29%, trong khi ông Laschet và ông Rttgen cùng nhận được 25%.
Các nước OPEC+ tiếp tục tranh luận về sản lượng dầu mỏ
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC ngày 5/1 đã tiếp tục tranh luận về sản lượng dầu mỏ trong tháng 2/2021 sau khi các cuộc đàm phán trực tuyến gặp trở ngại do những bất đồng về vấn đề này.
Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain, Kuwait. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc tranh luận được tiếp tục vào 14h30 GMT (21h30, giờ Việt Nam) sau khi OPEC không đạt được thỏa thuận về vấn đề trên trong ngày 4/1.
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin của OPEC cho biết Nga và Kazakhstan đã ủng hộ việc tăng sản lượng dầu mỏ thêm 0,5 triệu thùng/ngày trong khi Iraq, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề nghị duy trì sản lượng hiện tại.
Theo hãng tin trên, một tài liệu nội bộ của OPEC đã đề xuất cắt giảm 500.000 thùng dầu/ngày trong tháng tới như một phần của một số kịch bản được xem xét cho năm 2021. Tài liệu này cũng cho biết Ủy ban chung cấp bộ của OPEC đã nhấn mạnh những rủi ro của việc giảm giá dầu mỏ và cho rằng việc tái áp đặt các biện pháp phong tỏa trên các lục địa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có việc phong tỏa toàn bộ, đang cản trở sự phục hồi nhu cầu về dầu mỏ trong năm 2021.
Hội nghị bộ trưởng OPEC diễn ra trong bối cảnh tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2020 giảm mạnh do dịch COVID-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia với Nga.
Sau hội nghị gần đây nhất diễn ra hồi tháng 11/2020, các nước thành viên OPEC đã nhất trí tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày từ tháng 1/2021. Cũng tại hội nghị này, 13 thành viên của OPEC do Saudi Arabia đứng đầu cùng 6 nước đối tác do Nga dẫn dầu đã nhất trí mỗi tháng nhóm họp một lần vào đầu tháng để thảo luận bất cứ thay đổi nào về sản lượng cho tháng tiếp theo.
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ ủng hộ 'lật kèo' bầu cử Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ McCarthy ủng hộ việc thách thức kết quả kiểm phiếu của đại cử tri trong phiên họp quốc hội ngày 6/1. "Tôi nghĩ sẽ đúng đắn khi chúng ta có một cuộc tranh luận. Ý tôi là mọi người đang chứng kiến các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ xác nhận sẽ phản đối...