Đức cắt giảm kế hoạch tái vũ trang vì lạm phát
Báo Handelsblatt đưa tin Chính phủ Đức đang giảm mạnh mua sắm vũ khí do lạm phát cao kỷ lục.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP
Một số nhân vật trong giới chính trị và công nghiệp quốc phòng giấu tên nói với tờ Handelsblatt rằng Đức đang giảm mạnh các kế hoạch tái vũ trang. Bởi lẽ, tình trạng lạm phát cao và đồng USD mạnh đã khiến các thiết bị quân sự mới trở nên quá đắt đỏ đối với nguồn ngân sách của nước này.
Nhiều dự án, đặc biệt là các chương trình trang bị cho hải quân và không quân, có nguy cơ bị hủy bỏ.
Mặc dù được đặt hàng để thay thế những thiết bị quân sự mà Berlin đã gửi cho Kiev, số phận của lô tàu hộ tống K130 thứ ba hiện cũng đối mặt với khó khăn, cùng với các máy bay phản lực Eurofighter, tàu khu trục nhỏ và pháo tự hành.
Số lượng xe chiến đấu bộ binh Puma trong lô hàng thứ hai, ước tính giá trị khoảng 304 triệu euro vào đầu năm nay, cũng đang bị rút xuống dựa trên tình hình hàng tuần.
“Vì nhiều dự án kéo dài từ 5 đến 7 năm, nên lạm phát theo chiều hướng này sẽ tạo ra một vấn đề tài chính nghiêm trọng”, một trong những nguồn tin giải thích. Tình hình kinh tế ở châu Âu đã trở nên khó khăn sau khi gánh nặng tài chính từ đại dịch COVID-19 trở nên trầm trọng hơn do hậu quả từ các lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, các nhà sản xuất vũ khí tỏ ra không hài lòng về khoản quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro do Chính phủ Đức phân bổ cho mục đích tái vũ trang. “Để thực hiện mong muốn của Quân đội Đức (Bundeswehr), cần có 200 tỷ euro”, một giám đốc công ty quốc phòng nói với Handelsblatt.
Khi công bố khoản đầu tư tren vào tháng 6, Thủ tướng Olaf Scholz cam kết nó sẽ giúp Quân đội Đức trở thành đội quân lớn nhất trong số các quốc gia thành viên khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu. Ông nhấn mạnh rằng Bundeswehr sẽ có thể bảo vệ từng mét vuông lãnh thổ của khối quân sự do Mỹ dẫn đầu này.
Thủ tướng Đức đối mặt với bê bối tài chính nghiêm trọng
Thủ tướng Đức Olaf Scholz chiều 19/8 bị điều tra liên quan đến bê bối "Hồ sơ CumEx", một vụ gian lận thuế có nguy cơ làm lung lay vị trí thủ tướng của ông.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: EPA
Kết quả điều tra có thể ảnh hưởng đến tương lai của ông Scholz, người sẽ phải đối mặt với cuộc điều tra chính thức về quyết định năm 2017 khi ông còn là thị trưởng Hamburg để không truy thu 47 triệu euro tiền thuế từ một ngân hàng địa phương bị cáo buộc lừa đảo chính phủ.
Vụ bê bối, được gọi là "Vụ Cum Ex", liên quan đến một vụ lừa đảo của các ngân hàng, thương nhân và quỹ đầu cơ quốc tế nhằm lừa hàng tỷ USD của các chính phủ châu Âu bằng cách yêu cầu hoàn lại các khoản thuế mà họ chưa bao giờ trả.
Hàng chục người đã bị truy tố trong vụ án này ở Đức, bao gồm các chủ ngân hàng, thương nhân, luật sư và cố vấn tài chính. Tổng cộng có mười quốc gia liên quan.
Trong số các ngân hàng có dính líu là Warburg ở Hamburg, lẽ ra phải trả 47 triệu euro cho thành phố cảng của Đức, nhưng thành phố đã từ bỏ khoản này vào năm 2016. Ngân hàng trên cuối cùng đã phải trả lại hàng chục triệu euro dưới áp lực từ chính phủ của bà Angela Merkel.
Ông Scholz - người từng giữ chức Bộ trưởng tài chính Đức từ năm 2018 đến năm 2021 - đã phủ nhận mọi hành vi liên quan. Tuy nhiên, các nhà điều tra đang xem xét liệu các nhà lãnh đạo chính trị - trong số đó có ông Olaf Scholz khi còn là thị trưởng Hamburg - có gây áp lực lên cơ quan thuế thành phố để được miễn thuế hay không.
"Tôi không thể nói bất cứ điều gì về vấn đề này", phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết, đảm bảo rằng ông Scholz sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của Ủy ban.
Quyết định từ chối hoàn trả số tiền mà ngân hàng Warburg nợ dường như được đưa ra ngay sau cuộc nói chuyện giữa ông Olaf Scholz và Christian Olearius, khi đó là người đứng đầu ngân hàng.
Tuy nhiên, ông Scholz phủ nhận rằng ông đã gây áp lực lên các quan chức thuế của thành phố Hamburg, nơi ông là thị trưởng từ năm 2011 đến 2018.
Nhưng những thông tin mới được tiết lộ này có thể phủ nhận lại tuyến bố của người kế nhiệm bà Angela Merkel.
Trong những ngày gần đây, một số hãng truyền thông đã tiết lộ rằng các email từ một người thân cận với ông Scholz đã bị các nhà điều tra thu giữ và sẽ cung cấp bằng chứng "có khả năng kết luận" về ông Scholz, như nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung cho biết.
Ngay lập tức, phe đối lập đã chỉ trích nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
"Những tiết lộ mới nhất cho thấy Thủ tướng Olaf Scholz và những trợ lý của ông đã tìm cách chỉ cung cấp thông tin hạn chế về các cuộc họp hoặc cuộc điện thoại nhất định (...) hoặc cố tình che giấu chúng để bảo vệ thủ tướng đương nhiệm", Matthias Hauer, một đảng viên đảng Bảo thủ, thành viên của Ủy ban Tài chính của Hạ viện cho biết.
Theo quan điểm của ông Hauer, những tiết lộ này là "quả bom tấn về mặt chính trị".
Chưa đầy một năm sau khi được thành lập, Chính phủ liên minh cầm quyền ba bên của Thủ tướng Scholz (với đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do) đã gặp khó khăn bởi cuộc cạnh tranh nội bộ khi họ phải vật lộn để đối phó với một loạt các cuộc khủng hoảng do cuộc xung đột Nga - Ukraine, từ tình trạng thiếu khí đốt đến lạm phát gia tăng. Gần 2/3 người Đức nói rằng họ không hài lòng với chính phủ, theo một cuộc thăm dò trên truyền hình công khai hồi đầu tháng.
Biểu tình lan rộng ở châu Âu vì giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao Theo hãng tin Reuters ngày 20/10, các nước châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc đình công và biểu tình lan rộng do giá năng lượng cao và chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang. Biểu tình tại Paris, Pháp ngày 18/10/2022. Ảnh: Reuters Tại Pháp, công nhân tại tập đoàn năng lượng TotalEnergies hôm 20/10 vẫn biểu tình tại...