Đức cảnh báo việc gửi xe tăng cho Kiev, Nga khen lực lượng Wagner
Đức cảnh báo việc chuyển giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine mà chưa được phép của Berlin là ‘trái phép’, sau khi Ba Lan và Phần Lan công bố kế hoạch.
Phó phát ngôn viên của Chính phủ Đức Christiane Hoffmann cảnh báo, việc cung cấp xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất mà chưa có sự cho phép của Berlin là bất hợp pháp.
Bà Hoffmann đưa ra tuyên bố, sau khi Ba Lan thông báo kế hoạch chuyển giao cho Ukraine 12 chiếc xe tăng Leopard 2, và Phần Lan cũng đang cân nhắc viện trợ loại xe bọc thép này cho lực lượng quân sự Ukraine.
Xe tăng Leopard 2 của Ba Lan. (Ảnh: AP)
“Điều đó sẽ là bất hợp pháp. Cần sự chấp thuận của chính phủ liên bang. Đó là quy tắc”, RT dẫn lời bà Hoffmann trả lời câu hỏi liệu thiết bị quân sự có thể được chuyển cho Ukraine mà không cần có sự chấp thuận trước từ Đức hay không.
Tuy nhiên, bà Hoffmann cho hay Đức tin sẽ không có quốc gia nào chuyển giao xe tăng cho Ukraine mà chưa được phép của Berlin.
Video đang HOT
“Đó không phải là điều khiến chúng tôi lo lắng. Tôi nghĩ khả năng này sẽ không xảy ra”, bà Hoffmann nói.
Theo Chính phủ Đức, cho đến nay, cả Warsaw và Helsinki đều chưa tiếp cận Berlin để xin phê duyệt.
Hồi đầu tuần này, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã công bố kế hoạch gửi một đội xe tăng Leopard tới Ukraine. Trước đó vài ngày, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng cho biết Warsaw sẽ chỉ làm như vậy như một phần trong nỗ lực của “liên minh các quốc gia rộng lớn hơn”. Ông Morawiecki nói thêm các cuộc đàm phán với Đức “đang diễn ra”.
Còn theo người đứng đầu ủy ban quốc phòng của Quốc hội Phần Lan là ông Antti Hakkanen, Helsinki sẽ chỉ chuyển giao xe tăng Leopard cho Kiev, nếu như một quyết định như vậy được đưa ra ở cấp độ châu Âu. Và nếu viện trợ xe tăng cho Ukraine, sự đóng góp của Phần Lan sẽ là “nhỏ” vì nước này phải ưu tiên cho việc phòng thủ quốc gia.
Nga khen lực lượng Wagner
Chia sẻ trên Telegram hôm 13/1, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh các tay súng của tổ chức quân sự tư nhân Wagner đã đóng vai trò quan trọng trong việc giành quyền kiểm soát thị trấn Soledar chiến lược thuộc vùng Donbass ở Ukraine.
“Trong đợt tấn công vào các khu đô thị của Soledar nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine, nhiệm vụ chiến đấu đã hoàn thành nhờ hành động của các tình nguyện viên đến từ Wagner”, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
RT đưa tin vào đầu tuần này, Wagner đã lần đầu tiên tuyên bố giành được quyền kiểm soát Soledar. Tới ngày 13/1, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin này.
Trả lời câu hỏi về các thành phần tham gia giành quyền kiểm soát Soledar, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây là một “lực lượng hỗn hợp” gồm các đơn vị không quân và pháo binh.
G7 sẽ nhóm họp về tình hình Ukraine trong tuần tới
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mời lãnh đạo của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tới dự cuộc họp về Ukraine, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Christiane Hoffmann cho biết các cuộc đàm phán tại Brussels trong ngày 24/3 tới sẽ tập trung "đặc biệt vào tình hình ở Ukraine" và được "tích hợp" vào các cuộc họp thượng đỉnh đã được lên lịch trước đó.
Đức hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7 (gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ). Thủ tướng Scholz cũng đã chuẩn bị tham dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của NATO, nơi mà Berlin thông báo rằng chủ đề chính sẽ là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và những hệ lụy đối với liên minh này. Vấn đề củng cố khả năng phòng thủ của NATO cũng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị.
Trong khi đó, hội nghị thượng đỉnh EU sẽ là dịp để thông qua một kế hoạch "đại tu chiến lược" mới cho 27 nước thành viên, hướng tới quyền tự chủ quân sự cao hơn, đồng thời thảo luận về giá và nguồn cung năng lượng.
Theo bà Christiane Hoffmann, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ tham dự cả hai hội nghị quan trọng trên, với mục đích chứng minh "sự ủng hộ mạnh mẽ" của Washington dành cho các đồng minh.
Trong một diễn biến khác, ngày 18/3, Bộ Ngoại giao của 3 nước Baltic gồm Latvia, Estonia và Litva thông báo đã trục xuất tổng cộng 10 nhà ngoại giao Nga. Cụ thể, Litva đã trục xuất 4 người, trong khi Latvia và Estonia mỗi nước trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga.
Tương tự, Bulgaria cũng tuyên bố trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga.
Trước quyết định này, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Đại sứ Nga tại Bulgaria Eleonora Mitrofanova nhấn mạnh Moskva "coi đây là một hành động cực kỳ đối địch", nhằm hạ bậc quan hệ song phương xuống mức tối thiểu, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
Công ty quân sự Nga nói về thương vong của Ukraine ở điểm nóng Soledar Người sáng lập công ty quân sự tư nhân Nga Wagner cho biết thị trấn Soledar, Donbass hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Yevgeny Prigozhin, người sáng lập tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner, nói các binh sĩ Ukraine bị bao vây ở Soledar đã đầu hàng hoặc bị loại bỏ. Trong khi đó, các máy bay chiến...