Đức cảnh báo về việc sử dụng trở lại nhiên liệu hóa thạch
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 18/7 đã cảnh báo về “sự phục hưng trên toàn cầu của nhiên liệu hóa thạch và đặc biệt là than đá” do tình trạng thiếu khí đốt bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga -Ukraine.
Khai thác than đá cứng phục vụ nhà máy điện than ở Duisburg, miền Tây Đức ngày 5/4/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin do Đức và Ai Cập đồng chủ trì, ông Scholz nhấn mạnh: “Không ai có thể hài lòng với thực tế là hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đang gia tăng trở lại ở Đức”.
Để ngăn chặn tình trạng thiếu khí đốt trong mùa năm nay, Đức gần đây đã có các động thái mở đường đưa thêm các nhà máy nhiệt điện than vào hoạt động thay thế các nhà máy điện hoạt động bằng khí đốt. Theo ông Scholz, đây là một biện pháp khẩn cấp ngắn hạn không gây tổn hại các mục tiêu khí hậu của nước này. Ông nêu rõ: “Tất cả những gì chúng tôi làm ngày nay là để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt phù hợp với mục tiêu trung hòa khí carbon ở Đức và trên toàn thế giới trong tương lai”. Theo đó, người đứng đầu chính phủ Đức nhấn mạnh không được tạo ra sự phụ thuộc lâu dài nào vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Video đang HOT
Đầu tháng này, Thượng viện Đức đã phê chuẩn một loạt dự luật nhằm đẩy nhanh việc phát triển năng lượng tái tạo ở nước này. Theo chính quyền Đức, để tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo từ 50% lên 80% vào năm 2030, nước này sẽ phải dành 2% diện tích bề mặt cho hoạt động của các tuabin gió trên đất liền.
Đức kêu gọi người dân tiết kiệm khí đốt trước lo ngại Nga cắt nguồn cung
Lo ngại Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Đức đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới.
Trạm tiếp nhận khí đốt của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, hệ thống đường ống chạy dưới Biển Baltic từ Nga đến Đức. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, hôm 2/7, Giám đốc Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức Klaus Mueller đã kêu gọi các hộ gia đình kiểm tra và điều chỉnh các lò hơi, bộ tản nhiệt khí đốt để tối ưu hóa hiệu quả của những thiết bị này. Ông nói với tạp chí Funke Mediengruppe của Đức: "Việc bảo trì có thể giúp giảm lượng tiêu thụ khí đốt từ 10 đến 15%". Ông Mueller cũng khuyến khích các hộ gia đình nên bắt đầu bàn về việc tiết kiệm khí đốt ngay lúc này, trước khi mùa đông kéo đến.
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi Nga cắt giảm 60% nguồn cung khí đốt tự nhiên đến Đức thông qua Dòng chảy phương Bắc 1 vào đầu tháng này. Công ty năng lượng Gazprom của Nga giải thích rằng động thái này được đưa ra sau khi công ty Siemens Energy của Đức đã không trả thiết bị đúng hạn cho một trạm nén khí. Trước đó, Siemens Energy gửi các thiết bị đó đến Canada để sửa chữa.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Đức đã bác bỏ lời giải thích trên. Họ coi việc cắt giảm này là động thái chính trị nhằm phản ứng lại các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga, sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ông Robert Habeck - Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng kinh tế và Bảo vệ Khí hậu, người chịu trách nhiệm về các vấn đề năng lượng của Đức - cho biết Nga có thể dừng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc bắt đầu từ ngày 11/7 để tiến hành bảo trì thường kỳ. Trong những năm trước, hoạt động này đã khiến tuyến đường ống này phải đóng cửa trong khoảng 10 ngày.
Theo ông Mueller, trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt, các hộ gia đình, cũng như các bệnh viện hoặc viện dưỡng lão, sẽ được ưu tiên hàng đầu, song không loại trừ khả năng giới chức sẽ phải cắt điện để đảm bảo nguồn cung.
"Tôi cam kết rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để tránh xảy ra kịch bản các hộ gia đình không có khí đốt. Chúng tôi đã rút ra bài học sâu sắc từ cuộc khủng hoảng COVID-19 rằng không nên hứa điều gì, nếu không hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi có thể thực hiện điều đó", ông nói.
Cũng trong ngày 2/7, Công ty Hóa chất và Hàng tiêu dùng Đức Henkel cho biết họ đang cân nhắc khuyến khích nhân viên của mình làm việc tại nhà vào mùa đông để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra.
Thượng nghị sĩ về môi trường của chính quyền bang Hamburg cũng bày tỏ lo ngại tương tự. Chính trị gia này cho biết ông không thể loại trừ việc Hamburg sẽ cần hạn chế sử dụng nước nóng cho các hộ gia đình trong trường hợp thiếu khí đốt.
Ông Jens Kerstan nói với tờ Welt am Sonntag: "Trong trường hợp khẩn cấp về tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng, chúng tôi chỉ có thể cung cấp nước nóng vào một số thời điểm nhất định trong ngày".
Đầu tháng 6, Bộ trưởng Kinh tế Habeck đã kích hoạt giai đoạn 2 trong kế hoạch khẩn cấp gồm 3 giai đoạn của Đức về nguồn cung khí đốt tự nhiên. Ông cảnh báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu có nguy cơ phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng" và các mục tiêu dự trữ cho mùa đông đang gặp rủi ro.
Đà tăng của giá năng lượng gây ra hỗn loạn tại châu Á Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á, đồng thời làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải để trở lại với nhiên liệu hóa thạch. Người dân xếp hàng chờ mua khí gas tại Colombo, Sri...