Đức cân nhắc xét nghiệm bắt buộc đối với một số trường hợp nhập cảnh
Đức có thể yêu cầu xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 bắt buộc đối với những hành khách trở về từ các quốc gia có nguy cơ cao.
Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn đưa ra hôm 25/7 trong bối cảnh số ca bệnh mới ở nước này tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Duesseldorf, miền tây nước Đức, ngày 15/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên Đài phát thanh Đức, Bộ trưởng Spahn cho biết Chính phủ Đức muốn làm mọi cách có thể để chặn đà lây lan của đại dịch COVID-19, đồng thời đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của người dân. Ngoài ra, Berlin đang cân nhắc khả năng yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bắt buộc đối với một cá nhân cụ thể, bởi hành động này được cho là xâm phạm đến quyền tự do của mỗi người dân. Cũng theo ông Spahn, các tòa án ở Đức đang xem xét và kiểm tra tất cả những biện pháp phòng chống, dịch bệnh để đảm bảo rằng những biện pháp này không ảnh hưởng tới các quyền cơ bản của người dân.
Trước đó, ông Spahn và Bộ trưởng Y tế của 16 bang ở Đức hôm 24/7 đã nhất trí triển khai hoạt động xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 miễn phí tại các sân bay cho những hành khách nhập cảnh từ các quốc gia có nguy cơ cao trên tinh thần tự nguyện. Theo đó, những hành khách đến từ các quốc gia có nguy cơ cao – trong đó có Mỹ, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ – sẽ được xét nghiệm ngay tại các cơ sở xét nghiệm ở sân bay, trong khi những người đến từ các quốc gia không có nguy cơ thì chỉ cần xét nghiệm ở các cơ sở y tế địa phương trong vòng 3 ngày kể từ khi nhập cảnh.
Ngoài ra, nếu du khách đến từ một trong những quốc gia có nguy cơ cao có kết quả xét nghiệm âm tính thì họ sẽ không cần phải tuân thủ quy định cách ly 14 ngày. Cho đến nay, Đức đã thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới nhờ vào quy trình xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Tuyên bố trên của Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức được đưa ra trong bối cảnh số ca bệnh mới ở nước này trong ngày 24/7 đã tăng mạnh trở lại với 815 trường hợp, mức cao nhất kể từ giữa tháng 5. Trong khi đó, theo số liệu từ Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức, số ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận trong ngày 25/7 mặc dù đã giảm nhẹ so với một ngày trước đó, song vẫn ở mức cao với 781 trường hợp.
Quốc hội Đức thông qua dự luật lương hưu cơ bản
Quốc hội Đức ngày 2/7 đã thông qua dự luật về lương hưu cơ bản nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động nghỉ hưu với mức thu nhập thấp.
Quốc hội Đức ở Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Lao động liên bang Đức Hubertus Heil cho biết khoảng 1,3 triệu người nghỉ hưu với mức lương hưu thấp, trong đó 70% là phụ nữ, sẽ được hưởng lợi từ quyết định trên.
Các trường hợp được thụ hưởng là những người đã đóng bảo hiểm hưu trí ít nhất 33 năm và có mức thu nhập hưu trí không cao. Số tiền chi cho lương hưu cơ bản sẽ được trích từ ngân sách liên bang, ước tính khoảng từ 1,3-1,6 tỷ euro/năm.
Ông Heil nêu rõ đây là dự án cải cách chính sách xã hội trung tâm của chính phủ liên bang, trong bối cảnh nhiều người lao động đã chờ đợi quá lâu để được hưởng lương hưu cơ bản.
Tuy nhiên, các đảng đối lập tại Đức phản đối quyết định trên, cho rằng lương hưu cơ bản là không công bằng và cách tính toán quá phức tạp.
Dự luật trên cần được Hội đồng liên bang (Thượng viện) thông qua để có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Hệ số lây nhiễm tăng cao 3 lần, Đức đối mặt làn sóng dịch thứ 2 Hệ số lây nhiễm (Ro) của virus SARS-CoV-2 tại Đức hiện đã tăng mạnh trở lại ở mức 2,88. Các số liệu do cơ quan y tế Đức cung cấp trong ngày 21/06 cho thấy hệ số lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 tại Đức đã tăng rất mạnh trở lại, trong khi đợt bùng phát từ các lò mổ gia súc chưa có...