Đức cấm hoạt động nhóm cực đoan bài Do Thái Artgemeinschaft
Các nhà điều tra của Đức cho biết Nhóm cực hữu Artgemeinschaft sử dụng các phát ngôn từ thời Đức Quốc xã, tìm cách cải đạo cho thanh thiếu niên theo các học thuyết chủng tộc của nhóm này.
Ngày 27/9, các nhà điều tra của Đức đã thực hiện một chiến dịch trên cả nước, sau khi chính phủ ban bố lệnh cấm hoạt động đối với Nhóm cực hữu Artgemeinschaft, được mô tả như một “tổ chức bài Do Thái, phân biệt chủng tộc sâu sắc” đang tìm cách truyền bá tư tưởng Đức Quốc xã cho thanh thiếu niên.
Cảnh sát đã khám xét 26 căn hộ của 39 thành viên mạng lưới Artgemeinschaft tại 12 bang, trong đó có Bavaria, Baden-Wuerttemberg và Brandenburg.
Video đang HOT
Bộ Nội vụ cho biết tổ chức này có khoảng 150 thành viên và có liên hệ với một số nhóm cực hữu. Sử dụng các phát ngôn từ thời Đức Quốc xã, tổ chức này tìm cách cải đạo cho thanh thiếu niên theo các học thuyết chủng tộc của nhóm này. Tổ chức này cũng vận hành một cửa hàng sách trên mạng, nhằm tìm cách cực đoan hóa và thu hút thành viên.
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser nhận định: “Đây là một cú đánh nữa chống chủ nghĩa cực đoan cánh hữu và những phần tử kích động tư tưởng, vốn ngày nay vẫn lan truyền các tư tưởng thời Đức Quốc xã.”
Trong những tháng gần đây, Đức đã cấm một loạt nhóm cực đoan cánh hữu. Tuần trước, nước này đã cấm hoạt động đối với nhóm Quốc Xã kiểu mới Hammerskins, được biết đến với những buổi hòa nhạc rock mang tư tưởng da trắng thượng đẳng.
Theo một báo cáo của Cơ quan Tình báo Nội địa Liên bang (BfV) hồi tháng 6, có khoảng 38.800 người theo chủ nghĩa cực đoan cánh hữu tại Đức, tăng so với 33.900 người vào năm 2021. Số người được cho là tiềm ẩn nguy cơ gây bạo lực cũng đã tăng từ 13.500 lên 14.000 người.
Đức điều tra sai sót an ninh dẫn đến vụ tấn công tại Thế vận hội Munich 1972
Ngày 21/4, Đức thông báo nước này đã chỉ định một ủy ban quốc tế điều tra về những sai sót an ninh dẫn đến vụ tấn công các thành viên đoàn thể thao Israel tại Thế vận hội Munich 1972.
Quan tài của các nạn nhân trong vụ tấn công tại Thế vận hội 1972. Ảnh: AP
Uỷ ban gồm 8 thành viên, sẽ tiến hành điều tra độc lập và công khai những phát hiện điều tra liên quan. Dự kiến, cuộc họp họp đầu tiên của nhóm được lên kế hoạch gần với lễ tưởng niệm 51 năm xảy ra vụ tấn công.
Cuộc điều tra độc lập diễn ra như một phần của thỏa thuận với gia đình các nạn nhân đạt được vào năm ngoái, 5 thập kỷ sau vụ tấn công khiến 11 vận động viên và huấn luyện viên Israel thiệt mạng.
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser lấy làm tiếc sự việc không được làm rõ trong nhiều năm và từ nhận thức này, Đức quyết định tiến hành điều tra và thông báo tới các gia đình nạn nhân quyết định này.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hồi tháng 9 năm ngoái bày tỏ mong được gia đình các nạn nhân tha thứ sau một thời gian dài đấu tranh gay gắt để đòi bồi thường thích đáng và để Berlin nhận lỗi về những sai sót về an ninh dẫn đến việc các con tin thiệt mạng vụ tấn công này.
Trong vụ tấn công ngày 5/9/1972, 8 tay súng thuộc nhóm vũ trang mang tên "Tháng Chín đen" ở Palestine đã xông vào căn hộ của các vận động viên Israel tại Làng Olympic, bắn chết 2 người và bắt 9 người Israel làm con tin. Cảnh sát Đức khi đó đã triển khai chiến dịch giải cứu với nhiều sai sót khiến tất cả 9 con tin đều thiệt mạng.
Các sự kiện trong khuôn khổ Olympic năm 1972 đã bị dừng khi cuộc khủng hoảng đó diễn ra nhưng sau đó được tiếp tục. Vào ngày 6/9/1972, một cuộc tưởng niệm diễn ra tại sân vận động Olympic với sự tham dự của 3.000 vận động viên và 80.000 khán giả. Đoàn Israel rút tất cả vận động viên về nước.
Đức cân nhắc kế hoạch kiểm soát biên giới với Ba Lan và CH Séc Theo phóng viên TTXVN tại Đức, để hạn chế tình trạng di cư bất hợp pháp tìm cách vào Đức ngày một nhiều, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Nancy Faeser đang tính tới việc kiểm soát biên giới với Ba Lan và Cộng hoà Séc. Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại biên giới Đức - CH Séc ở Breitenau,...