Đức buộc tội sĩ quan liên tục chào mời bán tin cho Nga
Các công tố viên Đức cho biết nghi phạm này không dưới một lần tiếp cận Nga để gửi lời mời hợp tác.
Văn phòng công tố liên bang Đức hôm 19.3 (giờ địa phương) xác nhận các công tố viên nước này đã kết tội một sĩ quan làm gián điệp cho tình báo Nga, Reuters đưa tin.
Nghi phạm được xác định là Thomas H., đã bị giam giữ từ tháng 8.2023. Người này từng là quân nhân chuyên nghiệp tại Cơ quan quản lý vũ khí, trang bị và nâng cấp Liên bang Đức (BAAINBw). Đây là nơi chịu trách nhiệm phát triển và mua sắm vũ khí cho lực lượng vũ trang Đức.
Binh sĩ Đức kiểm tra xe tăng Leopard trước khi chuyển cho Slovakia, một phần của thỏa thuận viện trợ thiết giáp cho Ukraine. ẢNH REUTERS
Nghi phạm trước đó đã đến lãnh sự quán Nga ở TP.Bonn và đại sứ quán Nga ở thủ đô Berlin (Đức) và nhiều lần đề nghị hợp tác kể từ tháng 5.2023. Theo các công tố viên, hành động của Thomas H. được thực hiện “theo sáng kiến” của bản thân.
Các nhà chức trách đã cảnh báo rằng Đức, một trong những nhà cung cấp khí tài quân sự lớn nhất cho Ukraine, là mục tiêu chính trong các hoạt động gián điệp của Nga. Văn phòng công tố liên bang cho biết có một lần, Thomas H. đã giao thông tin thu được trong quá trình làm việc với ý định chuyển tiếp cho cơ quan tình báo Nga.
Người này bị bắt tại TP.Koblenz, nơi đặt trụ sở của BAAINBw ở miền Tây nước Đức, trong khi nhà và nơi làm việc bị khám xét. Tuy nhiên, bản chất của thông tin mà nghi phạm cố gắng chuyển đến Moscow không được nêu rõ.
Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ không đạt mục tiêu chi quân sự của NATO
Hiện chưa có quyết định cuối cùng về khả năng vụ án được đưa ra xét xử. Phía Nga chưa phản ứng về thông tin này.
Theo đài DW, đây không phải là trường hợp duy nhất bị nghi ngờ làm gián điệp cho Nga. Tại Berlin, một cựu nhân viên cơ quan tình báo của Đức phải đối mặt với cáo buộc phản quốc vì bị nghi chuyển thông tin bí mật cho Moscow.
Thủ tướng Ba Lan nói về việc Đức hỗ trợ quân sự cho Ukraine và tài sản Nga bị đóng băng
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng Đức nên gửi thêm vũ khí, gửi thêm đạn dược và cung cấp nhiều tiền hơn cho Ukraine, đồng thời đề nghị các nước nên đẩy nhanh nỗ lực tái sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết nền kinh tế lớn nhất EU phải "bước lên và dẫn đầu". Ảnh: EPA
Trong một cuộc phỏng vấn sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng Đức, nền kinh tế lớn nhất của EU, phải "đứng lên đi đầu" để sửa đổi các quy tắc chi tiêu của họ và giải phóng các khoản đầu tư quân sự lớn.
Ông Morawiecki đề xuất rằng các đồng minh NATO nên tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của họ lên 3% GDP, EU nên tìm cách tăng các khoản mới cho mục đích quốc phòng và các nước nên đẩy nhanh nỗ lực tái sử dụng "tài sản bị đóng băng của Nga".
Nhưng những bình luận gay gắt nhất của Thủ tướng Morawiecki nhắm vào Đức, quốc gia gần đây có mối quan hệ căng thẳng với Ba Lan.
Theo ông Morawiecki, Đức nên "gửi thêm vũ khí, gửi thêm đạn dược và cung cấp nhiều tiền hơn cho Ukraine, bởi vì họ là quốc gia giàu nhất và lớn nhất hiện nay". Thủ tướng Ba Lan nói: "Họ (Đức) đã không hào phóng như lẽ ra phải thế. Tôi vẫn khuyến khích họ làm như vậy. Tôi không lên án họ. Tôi chỉ nói rõ ràng".
Ba Lan, quốc gia đi đầu EU trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đã cùng với các nước khác ở Đông Âu liên tục hối thúc các nước phương Tây viện trợ riêng cho Kiev. Và trong khi các cường quốc châu Âu như Đức và Pháp lưu ý rằng họ đã cung cấp cho Ukraine vũ khí trong kho dự trữ của mình, phương tiện và tiền bạc đáng kể, thì những nỗ lực của họ vẫn khiến một số nước ở phía Đông châu Âu chỉ trích.
Ông Morawiecki cũng thừa nhận rằng Berlin đã có những thay đổi về chính sách, như các khoản đầu tư lớn để hiện đại hóa quân đội và đảo ngược lệnh cấm đưa vũ khí vào vùng chiến sự. Đặc biệt, ông Morawiecki nhấn mạnh quyết định của Đức về việc gửi xe tăng chiến đấu Leopard tới Ukraine.
"Ba tháng trước, Đức nói rằng điều đó là không thể - bây giờ, điều đó là có thể. Vì vậy, họ đang thay đổi cách tiếp cận của mình", nhà lãnh đạo Ba Lan nói.
Tuy nhiên, ông Morawiecki tiếp tục chỉ trích các chính sách năng lượng trong quá khứ của Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu khí đốt của Nga, cho rằng chính sách này đã "dẫn châu Âu vào con đường nguy hiểm".
Ông Morawiecki nói: "Thông qua chính sách khí đốt và dầu mỏ rất sai lầm của họ đối với Nga, họ phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra, về tình trạng lộn xộn này trên thị trường năng lượng. Đức đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi hoàn toàn phụ thuộc vào Nga bằng nhiên liệu hóa thạch".
Thủ tướng Ba Lan thông báo thêm ông đã nêu quan điểm của mình về sự hỗ trợ của Berlin đối với Ukraine với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Tuy nhiên, Ba Lan đang được hưởng lợi từ những đóng góp của Đức cho một quỹ chung của EU nhằm hoàn trả một phần cho các quốc gia đã chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Berlin cung cấp phần lớn số tiền cho quỹ đó, được gọi là Quỹ Hòa bình châu Âu, và Ba Lan đã ngay lập tức chuyển giao một loạt vũ khí, trang thiết bị cũ của mình cho Ukraine.
Nhưng Thủ tướng Morawiecki cho biết ông "không ấn tượng" với đóng góp của Đức cho quỹ, gọi nó chỉ là "tỷ lệ thuận" với quy mô kinh tế của Berlin, đồng thời cho biết thêm Ba Lan sẽ tiếp tục yêu cầu EU hoàn trả một phần tất cả các khoản đóng góp của các nước thành viên, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu - một câu hỏi chưa có lời giải vì quỹ hiện gần như hoàn toàn được dành để giúp trang trải đạn dược cho Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU mới đây, Ba Lan đã cùng với Slovakia đề xuất khoản bổ sung 3,5 tỷ euro vào năm 2023 cho quỹ này. Nhưng đề xuất đã không thút hút nhiều quốc gia khác tham gia, điều mà ông Morawiecki cho là do "căng thẳng xã hội" ở các quốc gia đó.
Lại xảy ra nổ súng ở Hamburg khiến 2 người thiệt mạng Ngày 26/3, cảnh sát địa phương xác nhận 2 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng ở thành phố Hamburg (Đức). Đây là vụ nổ súng gây thương vong thứ 2 xảy ra ở Hamburg chỉ riêng trong tháng này. Cảnh sát cho biết đã hoàn tất chiến dịch lập lại trật tự tại khu vực xảy ra vụ việc và...