Đức buộc tội gian lận đối với cựu CEO Wirecard
Ngày 14/3, các công tố viên Đức cho biết họ đã buộc tội gian lận đối với ông Markus Braun, cựu Giám đốc điều hành (CEO) công ty công nghệ tài chính Wirecard, và 2 nhà quản lý cấp cao khác liên quan đến vụ bê bối thương mại lớn dẫn đến sự sụp đổ của công ty này.
Biểu tượng Wirecard tại trụ sở công ty ở Aschheim, gần Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, 3 nhân vật này bị cáo buộc tội thao túng thị trường, tham ô và gian lận thương mại. Các công tố viên cho biết cả 3 người này đều liên quan đến 6 vụ bê bối tài chính của Wirecard.
Ông Braun đã bị bắt vì vô số sai phạm vào ngày 23/6/2020. Với vị trí CEO tại Wirecard, ông Braun đã sử dụng hàng triệu USD tiền riêng và vay mượn khoảng 150 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche để đầu tư vào Wirecard. Ông cũng đã thực hiện khai khống cho Wirecard 2,1 tỷ USD. Để thu hút thêm các nhà đầu tư và khách hàng, CEO Wirecard đã thổi phồng tài sản và doanh thu của công ty thông qua các giao dịch giả với bên “mua thứ ba” để tạo nên vỏ bọc một công ty vững mạnh về tài chính.
Wirecard từng là một trong những “ngôi sao đang lên” trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Đức. Tuy nhiên, năm 2020, công ty này đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do mất khả năng thanh khoản và nợ quá lớn sau khi thừa nhận khoản tiền 1,9 tỷ euro (2,3 tỷ USD) đã “bốc hơi” khỏi bảng cân đối kế toán của công ty. Wirecard cho biết số tiền này đã được gửi vào 2 ngân hàng của Philippines để trang trải các rủi ro giao dịch do các bên thứ ba thay mặt cho Wirecard thực hiện. Tuy nhiên, công ty kiểm toán lâu năm Ernst & Young sau đó xác nhận không thể chứng minh sự tồn tại của số tiền 1,9 tỷ euro trên, buộc Wirecard phải thừa nhận số tiền này trên thực tế không tồn tại.
Ngân hàng Trung ương Philippines trước đó cho biết số tiền trên chưa vào giờ được đưa vào hệ thống tài chính của nước này.
Đến nay, trong khi nhiều nhân vật chủ chốt của Wirecard, trong đó có CEO Braun, đã bị bắt, cựu Giám đốc vận hành (COO), thành viên Hội đồng quản trị của công ty, Jan Marsalek, vẫn lẩn trốn và đang bị truy nã.
Căng thẳng Nga-Ukraine khiến nhiều hãng hàng không điều chỉnh lịch bay
Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksander Kubrakov ngày 21/2 cho biết, khoảng 10 hãng hàng không đã điều chỉnh các chuyến bay theo lịch trình đến nước này trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Nga, song khẳng định các hành lang hàng không của Ukraine vẫn mở và các chuyến bay đến quốc gia Đông Âu vẫn an toàn.
Máy bay của hãng hàng không Lufthansa tại sân bay ở Munich, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Kubrakov nêu rõ: "Quyết định đình chỉ các chuyến bay của một số hãng hàng không nước ngoài chỉ xuất phát từ những thông tin làm nghiêm trọng thêm tình hình, thay vì những thay đổi thực sự về an toàn bay". Tuy vậy, ông Kubrakov không nêu rõ danh tính các hãng hàng không và nói rằng "nhà nước đang nỗ lực thay thế các chuyến bay bị hủy".
Hãng hàng không Lufthansa (Đức) thông báo tạm dừng các chuyến bay đến Ukraine từ ngày 21/2, sau khi hãng hàng không KLM (Hà Lan) thực hiện động thái tương tự. Hãng hàng không đa quốc gia Scandinavia SAS cũng đình chỉ các chuyến bay hàng tuần, trong khi Air France (Pháp) đã quyết định hủy các chuyến bay trong ngày 22/2 giữa Paris và Kiev như một "biện pháp phòng ngừa" do căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 17/2 cảnh báo cuộc khủng hoảng ở Ukraine là một mối nguy lớn đối với sự phục hồi hậu đại dịch COVID-19 của kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại cuộc họp các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ông Widodo thông báo G20 - quy tụ các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu - đang tiến hành các cuộc đàm phán theo hình thức hỗn hợp tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Ông Widodo, người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của G20, cảnh báo về những rủi ro đối với sự phục hồi mong manh của kinh tế thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine, nơi đang gia tăng quan ngại về nguy cơ xảy ra hành động quân sự của Nga.
Đức hủy nhiều chuyến bay do bão lớn Tối 16/2, Hãng hàng không Lufthansa của Đức thông báo huỷ nhiều chuyến bay như một biện pháp đề phòng do bão lớn quét ngang nước này, nhất là khu vực miền Bắc, từ tối cùng ngày. Máy bay của hãng hàng không Lufthansa tại sân bay ở Munich, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo...