Đức bỏ dần quy định đeo khẩu trang trong trường học
16 bang của Đức đã nhất trí với kế hoạch ngừng đeo khẩu trang và xét nghiệm định kỳ hàng loạt tại các trường tiểu học và trung học trong vài tháng tới.
Quyết định trên báo hiệu sự trở lại bình thường cho hàng triệu học sinh trong cả nước sau hơn hai năm áp đặt các biện pháp phòng chống dịch trong trường học.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường học ở Tây Berlin, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn kết quả cuộc họp giữa các bộ trưởng giáo dục bang diễn ra ở Lbeck, bang Schleswig-Holstein, cho biết học sinh sẽ không bị yêu cầu đeo khẩu trang trong lớp học sau ngày 2/4 và việc xét nghiệm định kỳ cho học sinh tại các trường học bất kể có triệu chứng mắc COVID-19 hay không cũng sẽ dần được bỏ kể từ tháng 5 tới. Hiện một số bang đang thúc đẩy kế hoạch nới lỏng các hạn chế trong trường học. Riêng bang Niedersachsen đã thông báo bỏ quy định đeo khẩu trang trong lớp học từ tháng 2/2022.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau thông báo trên, một số bang vẫn tỏ ra thận trọng, thậm chí có ý kiến cho rằng không nên chủ quan khi nguy cơ biến thể mới vẫn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Bộ trưởng Giáo dục bang Hesse, Alexander Lorz cho rằng đã đến lúc trẻ em phải được trở lại môi trường dạy, học bình thường, song cảnh báo rằng tình hình có thể tồi tệ hơn một lần nữa sau kỳ nghỉ Hè, thời điểm nước Đức bắt đầu một mùa lạnh giá mới. Ông khẳng định: “Không ai trong chúng ta có thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra vào mùa Thu”.
Chính quyền nhiều bang cũng cảm thấy bất ngờ trước thông báo của chính phủ liên bang. Nhiều tổ chức chuyên khoa và hiệp hội y tế bày tỏ quan ngại với quyết định bãi bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch của chính phủ kể từ ngày 20/3. Thủ hiến bang Niedersachsen – Stephan Weil, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình công NDR, cho biết việc tăng độ bao phủ vaccine là cần thiết để thực sự thoát khỏi tình trạng số ca mắc COVID-19 cao trong thời gian dài. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng tại Đức đã “giậm chân tại chỗ” từ lâu, với mức khoảng 75% dân số được tiêm chủng đầy đủ và có rất ít trường hợp tiêm mới.
Giới chức y tế cho rằng nếu một biến thể mới, nguy hiểm hơn Omicron xuất hiện, các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn lại có thể sẽ bị áp đặt trở lại vào mùa Thu.
Hiện Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach đang kêu gọi quốc hội xem xét luật tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên làm trong một số ngành nhất định. Bắt đầu từ tuần này, những người làm việc trong ngành y tế đều phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Những người làm việc trong các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện đều phải có chứng nhận tiêm chủng hoặc đã bình phục sau khi mắc COVID-19.
Đức là một trong số những nước áp đặt các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt nhất châu Âu. Ngoài ra, Đức cũng là nước chậm hơn nhiều nước khác trong việc nới lỏng các hạn chế. Trước Đức, nhiều nước châu Âu khác như Đan Mạch, Thuỵ Sĩ và Áo thông báo sẽ sớm dỡ bỏ hầu hết các hạn chế. Bộ trưởng Y tế Lauterbach khẳng định Đức không thể nới lỏng quá nhanh, bởi nước này có tỷ lệ tiêm phủ vaccine thấp hơn một số quốc gia láng giềng.
Trẻ em đối tượng bị tác động nặng nề nhất của làn sóng dịch thứ 4 tại Đức
Trong nhiều tuần qua, trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Đức.
Theo Viện Robert Koch (RKI), tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày cao nhất hiện nay là ở nhóm trẻ từ 10-14 tuổi, tiếp theo là nhóm từ 5-9 tuổi và cuối cùng là nhóm từ 15-19 tuổi.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường học ở Tây Berlin, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo tuần của cơ quan y tế công cộng RKI cho biết chỉ trong vòng 4 tuần, Đức đã ghi nhận 856 đợt dịch bùng phát tại các trường học, cao hơn nhiều so với tất cả các làn sóng dịch trước đây. Ngoài khả năng dễ lây lan hơn của biến thể Delta, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm virus cao trong các trường học là do nhiều trẻ em đi học chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ở Đức, tiêm chủng vaccine hiện vẫn chỉ được phép cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cao trong nhóm tuổi từ 5-19, song cho đến nay, giới chức Đức không muốn yêu cầu đóng cửa các trường học. Bởi nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng hậu quả tâm lý xã hội của việc đóng cửa trường học trên diện rộng đối với trẻ em. Quốc hội Đức vừa thông qua Luật sửa đổi về phòng chống dịch bệnh có điều khoản cấm việc đóng cửa trường học trên diện rộng.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng đến cuộc sống học đường hàng ngày. Không có số liệu toàn quốc về việc đóng cửa trường học hiện tại, nhưng theo số liệu cập nhật từ Hội nghị Bộ trưởng giáo dục của Đức, có 45.500 trẻ em trong độ tuổi đi học được ghi nhận mắc COVID-19 và 87.000 trong số 10 triệu trẻ em đang cách ly. Trong khi đó, con số này của tuần trước là 23.000 học sinh mắc COVID-19 và 54.000 trường hợp cách ly.
Bà Jana Schroeder, bác sĩ tại Viện Vệ sinh và Vi sinh vật thuộc Quỹ Mathias-Spital, tổ chức điều hành các bệnh viện, trung tâm y tế và cơ sở chăm sóc sức khỏe, cho biết mối quan tâm hàng đầu hiện nay là tác động của đại dịch đối với trẻ em. Bà Schroeder nói:"Học sinh chưa được tiêm chủng vẫn có quyền được đến trường an toàn. Điều quan trọng là phải giữ cho tỷ lệ học sinh nhiễm dịch tại các trường học luôn ở mức thấp". Theo bà, cách tốt nhất để ngăn chặn việc đóng cửa trường học là ngăn ngừa tỷ lệ mắc cao.
Tuy nhiên, phát biểu với tổ hợp truyền thông DW, phát ngôn viên thành phố Cottbus, ông Jan Glossmann nói: "Chúng tôi nhận thức được mong muốn của đại đa số phụ huynh và học sinh rằng việc học cùng nhau và tương tác xã hội cần được duy trì. Song vẫn không thể loại trừ điều gì sẽ xảy ra khi số ca mắc mới COVID-19 tại Đức đang phá kỷ lục mỗi ngày".
Theo giới chức y tế, số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng nhanh trong các trường học, trong đó có khoảng 1% trẻ em phải nhập viện. Hiện vẫn chưa rõ những tác động có thể gây ra đối với trẻ em sẽ nặng nề đến đâu nếu mắc COVID-19. Một nghiên cứu của Đại học Công nghệ Dresden đã chỉ ra rằng trẻ em cũng phải chịu hậu quả lâu dài của COVID-19 nhiều hơn so với những giả định trước đây.
Đức gỡ bỏ hầu hết quy định phòng dịch từ ngày 20/3 Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, từ ngày 20/3, Đức sẽ gỡ bỏ hầu hết quy định phòng chống dịch COVID-19 và chỉ duy trì một số biện pháp bảo vệ cơ bản như đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và xét nghiệm để bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong các viện dưỡng lão hoặc...