Đức bắt giữ kẻ tình nghi là gián điệp Mỹ
Một nhân viên cơ quan tình báo của Đức đã bị bắt vì tình nghi làm gián điệp cho Mỹ, theo báo cáo điều tra của cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Phương tiện truyền thông Đức cho biết người đàn ông bị bắt giữ trong tuần này là một nhân viên 31 tuổi của cơ quan tình báo liên bang Đức (BND). Người này đã cố gắng thu thập thông tin chi tiết về một ủy ban quốc hội Đức đang điều tra khiếu nại hoạt động gián điệp của Mỹ. Văn phòng công tố viên liên bang Đức khẳng định vụ bắt giữ nhưng không cho biết thêm chi tiết khác.
Gián điệp bị cáo buộc là một nhân viên của cơ quan tình báo liên bang Đức BND
Năm ngoái, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã bị cáo buộc nghe lén điện thoại của Thủ tướng Angela Merkel như một phần của chương trình giám sát lớn. Những tiết lộ gần đây của NSA đã gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa Đức và Mỹ. Các quan chức Mỹ tại đại sứ quán ở Berlin đã từ chối bình luận về vụ việc mới nhất này.
Video đang HOT
Một phát ngôn viên của bà Merkel cho biết bà đã được thông báo về việc bắt giữ, khi các thành viên của ủy ban quốc hội điều tra hoạt động của cơ quan tình báo nước ngoài tại Đức. “Vấn đề thực sự rất nghiêm trọng”, phát ngôn viên Steffen Seibert nói với tờ báo Frankfurter Allgemeine.
Tạp chí Der Spiegel cho biết, kẻ tình nghi đã trao đổi tài liệu mật cho một số cơ quan liên lạc của Mỹ lấy tiền. Tuy nhiên, một trong những chính trị gia giấu tên nói với hãng tin Reuters anh ta đã cung cấp thông tin đến Mỹ một cách tự nguyện.
Đức là một quốc gia đặc biệt nhạy cảm với các báo cáo về hoạt động gián điệp trên lãnh thổ của mình, bởi rất nhiều công dân Đức hoạt động trong Đảng cộng sản, ở khu vực phía đông đất nước trước đây, đã bị lực lượng gián điệp bí mật của Stasi theo dõi.
Trước đó, quy mô chương trình gián điệp toàn cầu của NSA đã được tiết lộ trong các tài liệu bị rò rỉ bởi điệp viên tình báo Edward Snowden.
Theo ANTD
Tình báo Trung Quốc "đọc trộm" thư điện tử của chính phủ Đức
Các cơ quan tình báo của Trung Quốc đã cố gắng xâm nhập vào các tài khoản thư điện tử của giới chức chính phủ cấp cao Đức ngay trước một hội nghị thượng đỉnh quốc tế ở Nga hồi năm ngoái, báo chí Đức đưa tin.
Một phiên họp tại G20 ở Nga tháng 9/2014.
Tạp chí Der Spiegel của Đức ngày 16/2 trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay các thành viên cấp cao của vài bộ và ngân hàng liên bang đã nhận được các e-mail nhiễm vi-rút trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Saint Petersburg, Nga hồi tháng 9 năm ngoái.
Một phát ngôn viên chính phủ xác nhận với Der Spiegel rằng các tin tặc đã cố gắng "phá hoại an ninh thông tin của Phủ thủ tướng", liên hệ tới văn phòng của người đứng đầu chính phủ Đức, Thủ tướng Angela Merkel.
Vi-rút được lập trình để gửi thông tin tới Trung Quốc, Der Spiegel cho biết, trích dẫn các kết luận của Văn phòng bảo vệ hiến pháp liên bang Đức, cơ quan chống tình báo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Nguồn tin trên không nói rõ những ngân hàng và bộ nào bị tấn công. Các e-mail được cho là giả mạo cuộc thảo luận giữa các quan chức cấp cao chuẩn bị G20.
Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa có phản ứng gì về thông tin trên. Trước đây, Bắc Kinh thường kịch liệt bác bỏ các thông tin tương tự.
Trong một báo cáo hồi tháng 12 năm ngoái, công ty an ninh mạng FireEye cho hay các bộ ngoại giao của 5 quốc gia châu Âu đã bị các tin tặc tấn công bằng e-mail nhiễm vi-rút hồi tháng 8/2013.
Công ty FireEye, có trụ sở tại California (Mỹ), đã tìm ra nhóm tin tặc là Ke3chang nhưng không tiết lộ các quốc gia châu Âu nào bị tấn công.
"Dựa vào bằng chứng có được, chúng tôi tin rằng các tin tặc Ke3chang đang hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa rõ danh tính chính xác và động cơ của nhóm này", báo cáo viết.
Theo Dantri
Tổng thống Barack Obama "phản pháo" cáo buộc lạm quyền Trước việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner tuyên bố sẽ phát đơn kiện Tổng thống Barack Obama về tội lạm dụng quyền lực, ngày 27/6, ông chủ Nhà Trắng đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các nghị sỹ đảng Cộng hòa, cho rằng họ là "những người phá rối vô trách nhiệm" tại Quốc hội khi luôn cản trở việc...