Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội
Ngày 29/4, chín người đàn ông đã bị đưa ra xét xử ở Đức với tội danh phản quốc, âm mưu giết người và âm mưu đảo chính bạo lực nhằm đưa một quý tộc lên làm lãnh đạo đất nước và áp đặt thiết quân luật.
Công tố viên Liên bang Đức, ông Michael Klemm phát biểu với báo giới hôm 29/4/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Theo hãng tin Reuters, phiên điều trần hôm 29/4 tại phòng xử án ở Stuttgart với các biện pháp an ninh tối đa đã đánh dấu sự khởi đầu của ba phiên tòa xét xử marathon với tổng số 27 người bị cáo buộc dính líu tới một âm mưu bị chính quyền ngăn chặn vào cuối năm 2022.
Phiên tòa hôm 29/4 tập trung vào 9 nghi phạm. Họ là thành viên của nhóm Reichsbuerger (Công dân của Đế chế), những người bị cáo buộc tìm cách thiết quân luật khắc nghiệt ở Đức sau khi tiến hành đảo chính.
Chín người này đã cất giữ 500.000 euro tiền mặt cùng với 380 khẩu súng, 350 vũ khí có lưỡi sắc và khoảng 148.000 viên đạn.
Một trong những người sắp bị xét xử hôm 29/4, được gọi trong cáo trạng với cái tên “Markus L.”, đã bắn và làm thương nặng một cảnh sát khi chống lại hành động bắt giữ.
Video đang HOT
Phát biểu với báo giới hôm 29/4, Công tố viên Liên bang Đức, ông Michael Klemm cho biết thêm nhóm Reichsbuerger đặt trọng tâm (vận động) vào các cựu binh và quân nhân tại ngũ của lực lượng vũ trang Đức cũng như các thành viên của các đơn vị cảnh sát và cơ quan an ninh vì họ đã được huấn luyện cách sử dụng vũ khí.
Cơ quan tình báo nội địa Verfassungsschutz của Đức đã đưa nhóm Reichsbuergers mà theo họ, bao gồm khoảng 21.000 người không công nhận nước Đức thời hiện đại là một quốc gia hợp pháp, vào diện theo dõi từ năm 2016.
Tại phiên toà hôm 29/4, Văn phòng Công tố Liên bang cáo buộc các thành viên của hiệp hội ủng hộ Hoàng tử Reuss và những người khác đã thành lập một tổ chức khủng bố nhằm mục đích xóa bỏ trật tự dân chủ cơ bản ở Đức bằng vũ lực.
Vì lý do này, Văn phòng Công tố Liên bang đã buộc tội các bị cáo tội “đang chuẩn bị một nỗ lực phản quốc” và cuộc đảo chính dự định này, theo Văn phòng Công tố Liên bang, sẽ được thực hiện không chỉ bằng cách tấn công Quốc hội Liên bang (Bundestag), mà đặc biệt là được thực hiện bởi nhiều đơn vị mang danh “bảo vệ quê hương”.
Sau phiên toà nêu trên, vào tháng 5, ban lãnh đạo chính trị của nhóm Reichsbuergers, dẫn đầu bởi nhà đầu tư bất động sản Heinrich XIII Prinz Reuss – con cháu của một triều đại hiện không có ngai vàng – sẽ xuất hiện tại tòa án ở Frankfurt trong khi một nhóm nghi phạm khác bao gồm một nhà chiêm tinh sẽ hầu tòa vào tháng 6 tại Munich.
Nghịch lý giá cacao đắt hơn giá đồng nhưng người nông dân vẫn phải nhận trái đắng
Chỉ trong vài tháng, giá cacao trên thị trường toàn cầu tăng 3 lần. Với diễn biến này, người nông dân kỳ vọng tăng thu nhập và giảm đói nghèo nhưng thực tế lại khác biệt.
Theo kênh DW (Đức), giá cacao trong những tháng gần đây đã xô đổ mọi kỷ lục. Ngày 26/3 vừa qua, giá cacao đạt mức 10.000 USD/tấn, khiến loại thực phẩm này còn đắt hơn cả đồng, vốn đang neo tại giá 8.700 USD/tấn.
Sự bùng nổ của thị trường cacao bộc lộ một số vấn đề bất cập. Cacao tăng giá chỉ mang lại lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh mặt hàng này còn người nông dân lại rơi vào bẫy nghèo trong nhiều năm.
Một vấn đề khác là mất cân đối về vùng sản xuất cacao khi Ghana và Bờ Biển Ngà chiếm đến gần 2/3 sản lượng cacao toàn cầu.
Chuyên gia Friedel Htz-Adams tại Viện Sdwind (Đức) nhận định giá cacao tăng bắt nguồn từ mùa màng thất bát tại một số khu vực sản xuất then chốt. Ông Htz-Adams nói: "Ở thời điểm này, ước tính sản lượng tại Bờ Biển Ngà và Ghana đã giảm tối thiểu 1/3".
Hiện tượng thời tiết bất thường El Nino cùng các yếu tố môi trường địa phương đã khiến sản lượng sụt giảm. Ông Htz-Adams còn lưu ý rằng ảnh hưởng từ phá rừng đã "thêm dầu vào lửa" cho các hiệu ứng của El Nino trong khu vực, kéo dài thời gian mưa hoặc hạn hán. Ông lấy ví dụ về Gana trong năm 2023, ban đầu không có nhiều mưa nhưng sau đó xuất hiện đợt mưa kéo dài khiến cây cacao mắc bệnh.
Thu hoạch cacao tại miền Nam Cameroon. Ảnh: Xinhua
Ràng buộc tài chính đối với nông dân trồng cacao khiến vấn đề trầm trọng hơn.
Thị trường Liên minh châu Âu (EU) tiêu thụ gần 50% sản lượng cacao toàn cầu, theo sau là Mỹ. Nhưng người nông dân cacao chỉ nhận về một phần nhỏ trong ngành công nghiệp này. Phần lớn lợi nhuận đổ về túi doanh nghiệp sản xuất và thương nhân tại châu Âu, Mỹ.
Theo Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển liên bang Đức (BMZ), với mỗi euro được chi cho thanh kẹo chocolate, chỉ có khoảng 7 xu về tay người nông dân, doanh nghiệp và thương nhân nhận 80 xu.
Sự bất công này bắt nguồn từ thực tế rằng, để giảm thiểu rủi ro từ giá cacao biến động, các nhà sản xuất chocolate thường dựa vào hợp đồng tương lai. Phương thức này đẩy người nông dân vào thế khó bởi họ bán cacao ở mức giá thấp trước khi có biến động tăng giá. Ví dụ như người nông dân Ghana và Bờ Biển Ngà đã bán 80% sản lượng của họ trong tháng 10/2023, trước cả khi mùa thu hoạch bắt đầu.
Ông Htz-Adams đánh giá: "Bi kịch là người nông dân Ghana và Bờ Biển Ngà không thu được nhiều lợi nhuận từ vụ mùa hiện tại do cacao được bán trước cả khi giá tăng". Hầu hết người nông dân bán cacao với giá 1.800 USD ở thời điểm đó, và nay họ phải vật lộn với mùa màng thất bát.
Nhưng ông Htz-Adams cũng nhấn mạnh rằng mức giá cao của hợp đồng tương lai hiện nay báo hiệu cho giai đoạn ổn định giá trong một đến hai năm tới, đem lại hy vọng cho người nông dân ở các quốc gia trồng cacao.
Ông cho biết giá giao dịch đã gấp đôi so với một năm trước, áp dụng với cả những lô hàng được giao vào cuối năm 2025. "Nếu chúng ta đảm bảo được phần lớn số tiền này đến tay người nông dân thì việc bùng nổ giá có thể trở thành cơ hội cho họ", ông Htz-Adams kết luận.
Tầm quan trọng chiến lược và lịch sử xung đột của Gaza Mặc dù có diện tích nhỏ bé, nhưng Dải Gaza luôn đóng một vai trò then chốt trong động lực chính trị của khu vực, cũng như các cuộc đấu tranh lâu đời về tôn giáo và quân sự. Kể từ thời kỳ ủy trị của Anh vào đầu thế kỷ 20, lãnh thổ này cũng là trung tâm chủ nghĩa dân tộc...