Đức báo động vì sợ xảy ra vụ MH370 thứ hai
Kiểm soát không lưu Đức đã mất liên lạc với chiếc máy bay suốt gần 30 phút.
Ngày 10/4, báo chí Ấn Độ tiết lộ một thông tin gây sốc về việc hai phi công của nước này đã khiến nhà chức trách Đức được một phen hoảng hốt và tưởng rằng một vụ MH370 thứ hai đang xảy ra trên không phận nước Đức. Vụ việc này xảy ra vào ngày 13/3, chỉ 5 ngày sau khi chuyến bay MH370 mất tích, tuy nhiên thông tin mới chỉ được tiết lộ gần đây.
Sự cố đáng sợ này xảy ra với chuyến bay 9W-117 của hãng hàng không Jet Airways của Ấn Độ. Hai phi công đang điều khiển chiếc Boeing 777-300 bay từ London (Anh) trở về Mumbai (Ấn Độ), nhưng khi bay qua không phận Đức, họ đã phạm phải một sai lầm khiến mọi người ở dưới mặt đất hốt hoảng.
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Jet Airways
Sau khi tiến vào vùng kiểm soát không lưu của Đức, hai phi công trên chiếc máy bay này đã bỏ tai nghe ra nhưng lại quên không tăng âm lượng để có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ tai nghe và trả lời kịp thời. Thế nên khi đài kiểm soát không lưu của sân bay Đức tìm cách liên lạc với 9W-117, họ không hề nghe thấy tín hiệu trả lời.
Sự gián đoạn liên lạc này kéo dài gần 30 phút trong khi máy bay đang bay trên bầu trời nước Đức. Sau nhiều lần tìm cách liên lạc không thành, đài kiểm soát không lưu Đức đã nghĩ tới một kịch bản xấu nhất về một vụ MH370 thứ hai, và họ đã phát tín hiệu báo động, đồng thời khẩn cấp liên lạc với hãng Jet Airways để thông báo tình hình.
Các nhân viên tại Jet Airways cũng hoảng sợ không kém, và họ ngay lập tức gửi một tin nhắn thông qua hệ thống liên lạc ACARS của máy bay tới buồng lái. Đây là hệ thống kết nối dữ liệu điện tử giữa mặt đất với máy bay, có thể truyền đi những thông điệp ngắn qua sóng radio hoặc vệ tinh.
Đến lúc nhận được tin nhắn qua hệ thống ACARS, các phi công mới nhận ra sai sót của mình và vội vàng trả lời đài kiểm soát không lưu Đức, đồng thời xin lỗi vì đã để liên lạc gián đoạn. Cho đến lúc này, đài kiểm soát không lưu Đức mới thở phào nhẹ nhõm.
Video đang HOT
Hai phi công bỏ tai nghe ra ngoài khiến liên lạc với mặt đất bị gián đoạn
Tuy nhiên sau khi trải qua gần nửa giờ đồng hồ căng thẳng và hoảng sợ như vậy, đài kiểm soát không lưu DFS Deutsche Flugsicherung GmbH của Đức đã quyết định khiếu nại lên Cơ quan Hàng không Dân dụng Ấn Độ.
Sau khi nhận được khiếu nại từ phía Đức, cơ quan này đã tiến hành một cuộc điều tra, trong đó hai phi công đã thú nhận rằng họ đã bỏ tai nghe ra ngoài nên không nghe được tín hiệu liên lạc của mặt đất. Hậu quả là hai phi công này đã bị cấm bay trong vòng 2 tuần.
Hãng Jet Airways cũng thực hiện một cuộc điều tra nội bộ đối với sự cố này và đã gửi báo cáo chi tiết tới nhà chức trách Đức.
Thông báo của hãng Jet Airways nhấn mạnh: “Dựa trên kết quả điều tra, Jet Airways đã thực hiện những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với các phi công có liên quan và báo cáo kết quả với nhà chức trách Đức. Hãng luôn phấn đấu duy trì những tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho hành khách vào bất cứ lúc nào.”
Sau khi nhận được phản hồi từ phía nhà chức trách Đức, Cơ quan Hàng không Dân dụng Ấn Độ cũng quyết định khép lại cuộc điều tra này.
Theo Khampha
Những 'biệt đội' tìm kiếm, cứu nạn thần tốc của Việt Nam - Kỳ 2: 'Đi mây về gió' tìm kiếm máy bay MH370
Có tham gia vào quá trình tìm kiếm máy bay MH 370 mất tích của Malaysia Airlines mới thấy rõ những nỗ lực lớn lao của các đội bay.
Chiếc AN 26 số hiệu 261 chuẩn bị xuất phát sau khi có lệnh 30 phút - Ảnh: Trung Hiếu chụp ở sân bay Tân Sơn Nhất hôm 8.3
Nhận thông tin máy bay MH370 mất tích hôm 8.3, thành viên đội bay ở Lữ đoàn không quân 918 dự cảm sẽ phải bay những chuyến bay kéo dài để tìm kiếm nhưng không ai nghĩ các chuyến bay đầu tiên lại được thực hiện thần tốc như vậy.
Nhận lệnh là bay ngay
Qua giờ trưa, sở chỉ huy Lữ đoàn không quân 918 nhận được lệnh của Quân chủng Phòng không - Không quân là trong buổi chiều phải điều máy bay ra biển tìm kiếm máy bay mất tích ở tọa độ tìm kiếm mà Bộ Quốc phòng thống nhất với cơ quan tìm kiếm Malaysia trước đó.
Sau 30 phút nhận lệnh, chiếc máy bay tìm kiếm đầu tiên AN 26 mang số hiệu 261 của Lữ đoàn không quân 918 (Sư đoàn 370) do thượng tá Vũ Đức Long làm cơ trưởng từ Tân Sơn Nhất đã bay hỏa tốc ra vịnh Thái Lan tìm kiếm máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích.
Hai chuyến bay trong buổi tìm kiếm đầu tiên do thượng tá Long và thượng tá Hoàng Văn Phong làm cơ trưởng. Đây cũng là hai trong số những cơ trưởng dày dạn kinh nghiệm và có số giờ bay tìm kiếm cứu nạn nhiều nhất của Lữ đoàn không quân 918.
Thượng tá Long cho hay từ khi nhận lệnh đến khi máy bay rời khỏi căn cứ Tân Sơn Nhất, đội bay chỉ có khoảng 30 phút chuẩn bị. Lúc này, các máy bay trực chiến đã chuẩn bị sẵn sàng cất cánh. Nhiệm vụ đội bay lúc này là chuẩn bị vấn đề kỹ thuật, tính toán đường bay...
Thượng tá Vũ Đức Long trên chuyến bay tìm kiếm đầu tiên vào chiều 8.3 - Ảnh: Trung Hiếu
"Chuyến bay đầu tiên trong chiều 8.3, chúng tôi mất khoảng 30 phút triển khai, còn các chuyến bay ở những ngày sau từ khi có lệnh khoảng 20 phút đã nằm ở vị trí sẵn sàng xuất phát", ông Long nói.
Thường xuyên bay đột xuất để cứu nạn
Có mặt trên chuyến bay đầu tiên, đại úy Nguyễn Thanh Bình, thuộc Lữ đoàn không quân 918, cho biết anh em đang ăn cơm trưa thì được lệnh của sở chỉ huy điều đi tìm kiếm máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích.
Sau khi có lệnh, tất cả anh em được điều đi về phòng thay quân trang và lên sở chỉ huy để triển khai phương án tìm kiếm. "Không ai bất ngờ cả. Cứ có lệnh là đi thôi", đại úy Bình nói.
Với trực thăng tìm kiếm, đại tá Trần Văn Quang - Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 917 (Sư đoàn 370), cơ trưởng trực thăng Mi 171 số hiệu 02 - cho biết sau khi nhận lệnh 20 phút, chiếc trực thăng Mi số hiệu 02 đã xuất phát từ Cần Thơ bay đi cứu hộ cứu nạn.
"Khi có tọa độ tìm kiếm, trong vòng 10 phút chúng tôi đã chuẩn bị xong phương án bay. Lúc này các máy bay chuyển tiếp của quân đội sẽ phối hợp với cơ quan không lưu của Cục Hàng không để dẫn đường. Từ trước đến giờ rất nhiều lần trung đoàn thực hiện những chuyến bay đột xuất để cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm máy bay rơi", đại tá Quang nói.
Quan sát tìm kiếm trên máy bay - Ảnh: Trung Hiếu
Phương án bay được lên kế hoạch nhanh chóng - Ảnh: Trung Hiếu
Thượng tá Vũ Đức Long cho hay với chuyến bay tìm kiếm đầu tiên trong chiều 8.3, đội bay chỉ bị động về nhiệm vụ. Còn về phương án bay hoàn toàn không có gì bị động vì trước đó đội bay thường xuyên tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đột xuất trên biển khi có lệnh.
"Trực chiến cấp độ 3, cấp độ 2, máy bay xuất phát sau khi có lệnh 30 phút. Còn trực cấp độ 1, sau khi có lệnh 5 phút, máy bay sẽ lên đường. Như vụ tàu thăm dò dầu khí Viking bị cắt cáp, máy bay chúng tôi đã trực chiến ở sân bay Phan Rang và khởi hành chỉ sau khi có lệnh 4-5 phút", thượng tá Long nói.
(Còn tiếp)
Theo TNO
Thông tin mới về MH370: Bắt được thêm tín hiệu từ lòng Ấn Độ Dương Một máy bay quân sự Úc vào ngày 10.4 đã nhận được tín hiệu điện tử, tình nghi là của hộp đen MH370 mất tích, phát ra từ dưới mặt biển tại khu vực gần nơi bắt được các tín hiệu trước. Bóng của chiếc máy bay P-3K2 Orion thuộc Không lực Hoàng gia New Zealand in trên mặt biển khi nó đang...