Đức bác bỏ thông tin thiếu vaccine phòng cúm
Ngày 26/10, Bộ Y tế Đức đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này không có đủ nguồn vaccine phòng cúm trong năm nay.
Tiêm phòng cúm cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn lời người phát ngôn Bộ Y tế trên tờ Neue Osnabrcker Zeitung cho biết 7,4 triệu liều vaccine sẽ được phân phối trong những tuần tới. Dự kiến, số vaccine dự trữ tiếp theo sẽ được lưu trữ tại các nhà thuốc và cơ sở y tế. Bộ Y tế Đức khẳng định đủ lượng vaccine để đáp ứng nhu cầu tiêm phòng cúm rất lớn trong nước.
Trong những tuần qua, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn đã nhiều lần kêu gọi người dân tiêm vaccine phòng bệnh cúm nhằm ngăn chặn nguy cơ “dịch chồng dịch” khi mùa Đông đến, dịch cúm gia tăng giữa lúc cơ quan chức năng chưa thể khống chế được dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, hiệp hội chuyên môn của các bác sỹ nhi khoa và thanh thiếu niên bày tỏ lo ngại rằng các cơ sở y tế trong nước không đủ vaccine tiêm phòng cho những người thuộc diện nguy cơ cao, gồm những người trên 60 tuổi và có các bệnh lý nền.
Trong năm nay, Bộ Y tế Đức đã đặt lượng lớn vaccine phòng cúm – khoảng 26 triệu liều. Trong mùa cúm vừa qua, 14 triệu liều đã được sử dụng.
Hai công ty Mỹ - Đức tuyên bố sắp có vaccine Covid-19
Hai công ty Pfizer và BioNTech tự tin tuyên bố sẽ có loại vaccine ngừa Covid-19 được phê duyệt vào giữa tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới.
Video đang HOT
"Nó có hồ sơ xuất sắc và tôi xem loại vaccine này gần như hoàn hảo", Ugur Sahin, giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức hôm nay nói về BNT162, loại vaccine ngừa Covid-19 đang hợp tác phát triển cùng công ty dược phẩm Mỹ Pfizer.
Hai công ty này cho biết họ dự định cung cấp 100 triệu liều BNT162 cho tới cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều vào năm sau.
Hồi tháng 7, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với Pfizer để sản xuất 100 triệu liều vaccine Covid-19. Thỏa thuận này cũng cho phép chính phủ Mỹ mua thêm 500 triệu liều.
Sahin chi sẻ ông tin rằng việc cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với ứng viên vaccine này sẽ nhanh chóng được cơ quan chức năng thông qua, thêm rằng "sự hiểu biết về phương thức hoạt động cùng với dữ liệu an toàn từ quá trình thử nghiệm" khiến họ có rất nhiều niềm tin với BNT162.
"Chúng tôi tin rằng mình sẽ có sản phẩm an toàn và cũng tin rằng có thể chứng minh nó hiệu quả", ông nói.
Một mẫu thử của loại vaccine BNT162 do Pfizer và BioNTech phát triển. Ảnh: BioNTech SE.
CEO của BioNTech cho biết thử nghiệm lâm sàng trên người già và người trưởng thành còn trẻ cho thấy phản ứng của kháng thể rất mạnh mẽ, với rất tác dụng phụ tối thiểu.
"Chỉ có một bộ phận nhỏ tham gia thử nghiệm bị sốt", Sahin nói. "Chúng tôi cũng thấy rất ít xuất hiện triệu chứng đau đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng này xuất hiện ở người tiêm vaccine chỉ là tạm thời và thường biến mất sau một, hai ngày".
Dù BioNTech và Pfizer tin rằng loại vaccine của họ sẽ có thể được phê duyệt vào giữa tháng 10, nhiều quan chức liên bang lại cho rằng đây là mốc thời gian "quá lạc quan".
"Tôi chưa thấy bất kỳ nhà khoa học nào liên quan tới nỗ lực phát triển vaccine cho rằng chúng ta sẽ có các mũi tiêm trước ngày bầu cử 3/11", một quan chức nắm rõ dự án phát triển vaccine thần tốc của chính phủ Mỹ Operation Warp Speed, nói.
Song Moncef Slaoui, cố vấn trưởng của Operation Warp Speed, tuần trước nói với NPR rằng "cực kỳ khó xảy ra nhưng không phải là không thể" để một loại vaccine Covid-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp trước cuối tháng 10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần nói rằng ông "lạc quan" về một loại vaccine được phê duyệt sử dụng trước ngày 3/11. "Chúng ta sẽ sớm có vaccine, có thể là trước ngày đặc biệt. Các bạn biết tôi muốn nói đến ngày nào rồi đó", Trump nói tại họp báo hôm 7/9.
BioNTech và Pfizer là hai trong số 9 công ty dược phẩm đã ký cam kết duy trì "tiêu chuẩn đạo đức cao", trong đó nêu rõ họ không được xin chính phủ cấp phép sớm cho vaccine.
Tuy nhiên, Sahin nói rằng hai công ty sẽ nhanh chóng nộp đơn xin cấp phép cho ứng viên BNT162 bởi tin rằng đã hoàn thiện quy trình đầy đủ.
"Tôi tin rằng với việc chúng tôi đã hoàn tất quy trình đầy đủ theo yêu cầu phát triển vaccine gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tiền lâm sàng, thử nghiệm khả năng tiếp nhận an toàn và thử nghiệm tính hiệu quả, không cần thêm quá nhiều thời gian giữa việc cấp phép sử dụng khẩn cấp và cấp phép hoàn toàn nữa", Sahin nói.
BNT162 của BioNTech và Pfizer là một trong số 34 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Đức có thể tiêm vaccine COVID-19 từ đầu năm 2021 Người đứng đầu cơ quan quản lý vaccine của Đức cho biết, vaccine ngừa virus corona chủng mới sẽ được tiêm ở Đức vào đầu năm 2021. Chủ tịch Viện Paul Ehrlich (PEI) - đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép vaccine ở Đức, ông Klaus Cichutek cho biết dữ liệu từ các loại vaccine ngừa COVID-19 tại Đức trong các giai đoạn...