Đức An kể lần đầu đưa Phan Như Thảo sang Mỹ ra mắt
Mẹ của đại gia Đức An đón con dâu và cháu nội với ánh mắt trìu mến. Các anh chị em của anh tỏ thái độ lịch sự, tránh nhắc chuyện cũ.
- Anh nhớ gì về ngày đầu đưa Phan Như Thảo sang Mỹ để giới thiệu với gia đình?
- Dù tôi đã lớn tuổi, trong mắt mẹ vẫn là người con nhỏ. Khi thấy tôi về, mẹ rất mừng và nói: “Con về”. Sau đó, tôi giới thiệu Thảo và Bồ Câu, mẹ tôi gật đầu, bảo: “Chào con!” rồi mỉm cười sung sướng. Tôi biết mẹ không nói nhiều lời, nhưng nụ cười của mẹ đã thể hiện tất cả. Bà bế Bồ Câu, khi ấy mới một tuổi, vào lòng sau đó quay qua con dâu hỏi thăm có mệt không. Thời gian ở Mỹ, chúng tôi cố gắng qua chơi với mẹ nhiều. Cả nhà cùng ăn uống, trò chuyện để bà được gần con cháu. Mẹ tôi chỉ hỏi tôi có vui không. Biết tôi hạnh phúc, con dâu và cháu nội dễ thương, bà rất mừng.
Gia đình Đức An – Phan Như Thảo đón Tết lần đầu bên nhau.
- Trước đó, anh kể cho mẹ nghe những gì về vợ mới cưới qua các cuộc điện thoại?
- Khi quen và quyết định gắn bó với Thảo, tôi không bàn với mẹ. Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn tự quyết định mọi chuyện của mình. Gia đình đều hiểu tôi rất rõ, rằng tôi thích tự lập và không mấy khi bàn chuyện riêng tư. Tôi chỉ báo và mời anh chị, các cháu nếu ai có thể thì về Việt Nam dự đám hỏi của tôi và Thảo. Tôi biết khoảng cách xa xôi, công việc và sức khỏe là hạn chế khiến việc đi lại không dễ. Tôi là người con thứ sáu trong gia đình có bảy anh em mà ai cũng đã lớn tuổi.
Sau khi Thảo sinh, tôi và Thảo đưa Bồ Câu qua Mỹ thăm gia đình. Mọi người đều quý mến Thảo và rất yêu Bồ Câu. Mẹ tôi khi đó 88 tuổi nhưng rất minh mẫn. Hiện bà đã 91 tuổi mà vẫn như xưa.
- Đã là lần thứ tư anh đưa một người vợ về nhà ra mắt. Cảm xúc của anh thế nào?
- Cha mẹ nào cũng muốn con hạnh phúc. Thấy tôi đổ vỡ, mẹ rất xót xa. Ít nhiều mẹ cũng hiểu mỗi lần đổ vỡ tôi đã chịu tổn thương rất lớn. Mẹ chỉ hỏi: “Con có sao không?”, ngoài ra các anh chị em không ai đề cập và tránh nhắc chuyện cũ.
Hôn nhân đổ vỡ không do một người, một chuyện hay một hiểu lầm. Đó là quá trình tích lũy của những xung đột, mâu thuẫn không thể hóa giải nên chuyện nhỏ trở thành giọt nước tràn ly. Tôi bắt đầu cuộc tình nào cũng như lần đầu tiên, đều yêu hết mình. Tôi không để chuyện cũ ảnh hưởng đến chuyện mới. Sai lầm thì rút kinh nghiệm, không để mối quan hệ mới chịu thiệt thòi. Tôi không thích đề cập, bàn tán chuyện ngày xưa với người mới.
Cuộc tình nào mà chẳng bắt đầu đẹp đẽ. Tôi giữ những gì tốt nhất và cho qua mấy điều không hay. Ai chẳng có tính xấu, tôi nào ngoại lệ. Trong công việc, tôi quyết đoán và khắt khe. Nếu nhân viên sai một lần, tôi sẽ mời ra khỏi công ty, cho cơ hội từ chức hoặc sa thải. Trong hôn nhân, tôi biết không thể áp dụng quy tắc đó, nhưng tính tôi tự làm khổ mình. Nếu tôi biết tha thứ thì không có ngày hôm nay. Có lẽ tôi chưa đủ tốt, chưa hết lòng hoặc chưa biết yêu chăng? Từ những cuộc hôn nhân trước kia, tôi học được gì? Đó là sự nhẫn nhịn và tha thứ. Tôi có hối tiếc hay không những cuộc hôn nhân đã qua ư? Có chứ. Nhưng tôi không suy nghĩ về nó mà tập trung vào cuộc sống mới của mình.
Đức An dành cho Phan Như Thảo tình yêu như lần đầu.
- Trong chuyến thăm Mỹ đó, anh cho Phan Như Thảo những trải nghiệm nào khác?
- Đó cũng không phải lần đầu Thảo đến Mỹ, nên không thấy lạ lẫm. Trước đó Thảo đi Mỹ hai lần để dự các chương trình thời trang và thi hoa hậu. Ngoài Mỹ, Thảo đã đi nhiều nơi, hiểu nhiều về cuộc sống bên ngoài. Lần đó chúng tôi đi với Bồ Câu nên việc di chuyển nhiều nơi rất khó khăn do bé không chịu ngồi ghế an toàn, cứ đòi bồng trên tay.
Khi qua đó, Thảo còn tranh thủ học về thẩm mỹ với chế độ cấp tốc. Vì vậy, nhiều kế hoạch đi chơi phải hủy. Chúng tôi hẹn nhau bằng một kỳ nghỉ vòng quanh thế giới khi Bồ Câu đủ lớn và hết dịch Covid-19. Tôi đã kể cho Thảo nghe về những chuyến đi rong ruổi của mình như dành vài ba tháng lang thang khám phá ẩm thực, thăm các viện bảo tàng nổi tiếng, đi đến những nơi đã đi vào lịch sử bởi sự sai lầm của con người… Nhưng những nơi tôi đến chắn chắn sẽ không thú vị bằng những chỗ sau này tôi sẽ đi cùng Thảo và Bồ Câu.
- Anh thích kiểu trải nghiệm ngủ trong rừng giữa bầy thú hoang, còn Thảo thì sao?
Video đang HOT
- Thảo rất dễ tính. Chỉ tôi là khó tính mỗi khi nói đến chỗ ngủ. Ngày xưa, tôi theo Thảo đi quay phim. Chúng tôi chọn một khách sạn rất bình thường. Khi ấy, tôi đã tự đi mua đồ vệ sinh về lau chùi, khử trùng trước khi nằm xuống giường. Tôi cũng từ chối nhờ phục vụ phòng dọn dẹp mà tự tay làm mỗi ngày. Hơn một tháng chúng tôi ở đó, phòng không có một hạt bụi. Tôi nhớ khi cả hai trở về Sài Gòn, chiếc xe chở đầy chăn, gối, khăn tay… không thiếu thứ gì. Tôi tự làm khổ mình do mắc một căn bệnh có tên “perfectionist” (hội chứng cầu toàn) hoặc “obsessive compulsive disorder” (chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người mắc trở nên quá sạch sẽ, cầu kỳ và khó tính).
Đức An – Phan Như Thảo đưa con gái đi biển dịp Tết Tân Sửu.
- Anh có mấy người vợ Việt Nam?
- Tất cả những người vợ của tôi đều là Việt Nam.
- Từng đi khắp thế giới, tại sao anh chỉ chọn phụ nữ Việt Nam để gắn bó?
- Mấy lần tôi đã định cưới người phương Tây nhưng nghĩ lại thấy tiếng Anh nghe không tình cảm bằng tiếng Việt. Cũng có thể tôi không dành tình yêu cho những cô gái phương Tây bằng những cô gái Việt Nam. Người phương Tây thẳng thắn, mà thẳng quá thành tan nát. Phụ nữ Việt vẫn khéo léo hơn.
Tất nhiên, tiếng Anh cũng có một số câu nghe rất hay như “honey”, “I love you”. Tôi vẫn thích cách Thảo gọi tôi: “Honey, I love you”.
Phan Như Thảo không thích làm vợ đảm
Nấu ăn ngon, thạo may vá nhưng cựu người mẫu Phan Như Thảo chọn ra ngoài kiếm tiền thay vì cả ngày quanh quẩn trong căn bếp đợi chồng về.
Chồng nấu món Việt dở nhưng siêng vào bếp
- Từ khi nào chồng chị - đại gia Đức An - vào bếp nấu ăn cho vợ?
- Lúc mới về chung sống anh An không thích ăn cơm nhà, cũng không thích nấu nướng vì sợ làm... hôi bếp. Khu bếp trong mỗi căn nhà chúng tôi sống đều được trang bị đồ dùng hoành tráng nhưng chỉ để cho đẹp. Tôi rất dễ tính, không nấu nướng thì đi ăn tiệm, vừa được liên tục đổi món, vừa nhàn nhã. Nhưng lâu lâu tôi vẫn thèm những món dân dã đã in đậm vào tâm trí từ lúc nhỏ nên gọi điện về nhờ ba nấu rồi gửi lên. Ở nhà, ba tôi cũng phụ trách nội trợ chứ không phải mẹ.
Đại gia Đức An tập nấu món Việt để chiều lòng vợ.
Ba tôi không thấy phiền khi đứa con gái đã đi lấy chồng vẫn thỉnh thoảng "xin ăn", nhưng ba nấu rất mặn. Anh An lần nào nếm thử cũng la lên: "Em sẽ chết trước anh vì em ăn mặn quá!". Bữa đó, tôi dặn chồng: "Em thèm canh củ cải muối chua nấu sườn, mai anh nhắc em gọi điện để nhờ ba nấu nhé!", anh ấy đáp: "Anh sẽ nấu cho em".
- Món anh ấy nấu có hương vị thế nào?
- Về hình thức cũng giống món ba tôi nấu chừng 60% nhưng nhạt thếch và chẳng ngon gì cả. Sau đó anh ấy dần hứng thú với đồ ăn Việt và bắt đầu chế biến thử mấy món khác. Tôi thèm gì anh ấy cũng tìm cách làm nhưng kho cá mà như nấu canh vì quá nhạt. Chính sở thích thử gia vị và tự nghĩ cách món mới của anh ấy mà mỗi bữa ăn của tôi giống như trò đố vui. Tôi toàn vừa ăn, vừa phải đoán xem đó là món gì. Ôi, ghê ơi là ghê!
- Sau đó, chị điều chỉnh khẩu vị để thấy vừa miệng với các món chồng nấu hay anh ấy học cách nêm nếm đậm đà hơn?
- Chúng tôi đều phải điều chỉnh. Giờ tôi ăn nhạt quen rồi nên thấy các món ba nấu bị mặn. Còn anh An cũng bớt khó chịu khi thấy bếp núc có mùi hoặc dầu mỡ bắn tung tóe. Anh ấy nhận ra rằng bếp hôi thì cọ rửa, mỡ văng ra thì lau chùi, lau không sạch thì sơn lại tường, đâu có sao. Kiểu vậy đó, từ đấy anh ấy vào bếp nấu ăn mỗi ngày mà không bận tâm nhà cửa có sáng bóng hay không.
Phan Như Thảo hay khoe các món chồng làm.
- Chồng chị thích món Việt hay món Tây?
- Anh ấy thích và nấu món Tây rất ngon nhưng vì lấy vợ quê Cà Mau nên đành nhăn nhó mỗi khi bữa cơm có cá khô và nước mắm. Tôi thích hai món ấy, ăn hàng ngày cũng không chán. Anh ấy chê hôi nên tôi không mời mà ngồi ăn một mình. Khổ nhất là anh ấy không ăn nhưng vẫn phải nhìn tôi ăn.
- Chồng mê món Tây, vợ hợp đồ Việt, vậy thực đơn của gia đình chị được thiết kế thế nào?
- Vợ chồng tôi ăn theo khẩu phần của con gái Bồ Câu. Mỗi tuần, chúng tôi có khoảng 5 ngày ăn món Tây và hai ngày ăn món Việt. Bữa cơm Việt cũng không phong phú mà chủ yếu là cá khô hoặc cá kho vì Bồ Câu chỉ ăn được hai món ấy.
Mỗi ngày đúng 15h, anh An sẽ nhắn tin hỏi tôi "hôm nay ăn gì?". Tôi phụ trách lên thực đơn rồi người giúp việc đi chợ còn anh ấy nấu. Bữa nào tôi không nghĩ ra món muốn ăn thì anh ấy cho ăn gì, tôi ăn đó. Nếu không thích món đó, tôi nhịn đói hoặc kiếm cái khác để ăn chứ tuyệt đối không cố gắng ăn món mình không ưa.
- Tại sao chị không nấu ăn hàng ngày mà lại là anh An?
- Nếu tôi giành cả việc nấu nướng thì anh ấy sẽ khóc mất. Anh ấy sợ nhất là không làm được gì cho vợ mà tôi lại là cô vợ "cái gì cũng làm được". Trước đây anh ấy luôn thắc mắc tại sao tôi không nhờ vả ai bao giờ. Tôi thường tự làm mọi thứ, nếu không làm được thì thuê chứ không thích phiền người khác.
Vợ chồng Phan Như Thảo tình tứ khi chia sẻ việc nhà.
- Nếu không bận kinh doanh, chị sẽ làm gì khi mà việc nấu cơm, chăm con đã có chồng lo hết?
- Trong trường hợp không đi làm, tôi sẽ nấu ăn nhưng thực lòng tôi không thuộc tuýp phụ nữ thích quanh quẩn bếp núc. Tôi hợp lao ra đường kiếm tiền hơn.
Một trường hợp khác là cả tôi và anh An đều "về hưu", khi ấy chúng tôi sẽ cùng nấu ăn. Anh An nói lúc đó nhìn hai đứa như tình nhân, vừa làm, vừa tranh thủ hôn nhau nhưng giấc mơ này chỉ có khi gửi Bồ Câu về ngoại. Có con ở nhà, tôi sẽ trông bé trong lúc anh An nấu nướng. Con cái đánh tan mọi sự lãng mạn vì hễ thấy bố mẹ hôn nhau là bé nhào tới tách cả hai ra, thậm chí "la làng" để phản đối. Có lần vợ chồng tôi giả vờ lờ bé đi để tiếp tục ôm thì bé khóc lóc vật vã trông khổ thân vô cùng.
Vợ 'gì cũng làm được' lại hiếm khi lo nội trợ
- Những người xung quanh nói gì khi thấy đại gia Đức An thay vợ làm những công việc vốn được cho là của phụ nữ?
- Điều này có gì lạ đâu mà người ta phải bàn tán nhỉ? Hơn 30 năm trước khi cả ba và mẹ tôi còn đi làm, ba vẫn nấu ăn, dọn nhà và giặt đồ. Mẹ tôi không biết làm và không làm gì cả. Ba tôi nói đàn ông khỏe mạnh là để gánh vác nhiều việc hơn phụ nữ. Tôi nhìn vào đó để thấy chuyện của mình không khác thường.
- Chị còn chịu ảnh hưởng những gì từ quan điểm hôn nhân của ba mẹ?
- Từ lúc 20 tuổi tôi đã được mẹ dạy: hôn nhân là một trải nghiệm. Mẹ nói nếu thích thì thử lấy chồng cho biết còn không hợp thì chia tay, ôm con về ở với ba mẹ. Theo mẹ, không có chồng cũng vui, người đàn bà độc thân chẳng có gì thiệt thòi. Em gái tôi hiện tại tôn sùng cuộc sống độc thân vì được mẹ hứa cho cả gia sản để sau này sống đời tự do.
Phan Như Thảo say mê với lĩnh vực mới mà cô theo đuổi thay vì ở nhà làm 'mẹ bỉm sữa'.
- Khả năng nấu ăn của chị giống ba hay giống mẹ?
- Giống ba. Tôi không nấu vì muốn chồng được làm điều anh ấy thích là chăm vợ chứ không phải tôi vụng về. Tôi nấu được các món đồng quê Việt Nam, đặc biệt pha nước chấm rất ngon và biết làm hầu hết các món bánh nhưng chỉ ra tay khi chồng đã "bó tay". Chẳng hạn các món nem, sủi cảo, xíu mại hoặc đồ cần gói, cuốn phức tạp... anh ấy không làm được thì tôi sẽ làm.
- Đại gia Đức An lần đầu biết đến tài bếp núc của vợ trong dịp nào?
- Lúc mới quen, anh An chẳng thấy tôi nấu nướng bao giờ vì bận đóng phim. Vài lần, người bạn thân của tôi nói "lâu quá không được ăn cơm Ù (biệt danh của Phan Như Thảo) nấu" hoặc "Ù làm bánh này, bánh kia ăn đi" nên anh nghe và biết vậy thôi. Cho tới dịp Noel, anh ấy kêu thèm loại bánh trái cây mà tình cờ được ăn khi đi nhà thờ bên Mỹ. Loại đó ngon lắm, nổi tiếng mấy chục năm nên ở Việt Nam kiếm không ra, phải nhờ người xách tay từ Mỹ về. Tôi tò mò nên đòi anh cho xem ảnh chiếc bánh và tìm cách làm. Trời ơi, đúng là khó làm thật, hỏng của tôi ba mẻ bánh mới thành công.
- Anh ấy chấm mấy điểm cho món bánh của chị?
- Anh ấy khen ngon và sau đó chủ động "order" các món khác như. Hầu hết các loại bánh anh ấy muốn ăn đều không có công thức cụ thể mà được làm theo trí nhớ và mô tả của anh ấy. Mùa Trung thu năm ngoái, anh ấy không thích bánh nướng, chỉ thích bánh dẻo nhân hạt sen. Để ra được chiếc bánh vừa miệng chồng, tôi phải làm thử 20 chiếc bánh trong 20 ngày để tìm ra công thức chuẩn nhất. Gần một tháng, sáng nào tôi cũng nếm thử một cái bánh của ngày hôm trước.
Tôi làm kỳ công vậy nhưng anh ấy ít khi khen mà chê cho tôi làm lại tới khi vừa ý mới thôi. Nhưng tôi không thấy buồn. Chính tôi cũng muốn làm mọi thứ chỉn chu chứ không chấp nhận một kết quả tạm được.
- Chị học nữ công gia chánh từ ai?
- Tôi tự học, dễ thôi mà, chỉ cần mua đồ về làm là dần thành thạo. Tôi học đan khi mang bầu Bồ Câu vì thích làm mấy món đồ len xinh xinh cho con. Trước đó, lúc 23 tuổi thì tập làm bánh còn nấu ăn được rèn luyện trong thời gian học đại học. Thời đó, mấy đứa sinh viên ở chung một nhà trọ và phân công mỗi đứa đi chợ, nấu cơm một bữa. Sau đó, cả nhóm thấy tôi nấu ngon nhất nên để tôi nấu cả tuần và nhờ vậy mới có cơ hội "múa chảo". Còn thêu, tôi nghĩ biết vẽ thì sẽ biết thêu thôi. Tôi mê vẽ từ nhỏ nên đi học toàn vẽ vào sách vở.
Cựu người mẫu đan áo cho con gái.
- Những kỹ năng này giúp ích gì trong cuộc sống hiện tại của chị?
- Hàng ngày, tôi làm bánh, thêu thùa, vẽ tranh chỉ để thư giãn đầu óc. Bạn bè hỏi tôi "không biết mệt hay sao mà đi làm về còn ngồi thêu" nhưng đó chính là cách tôi giảm áp lực sau những căng thẳng của công việc. Giống như trẻ con đi học về thì chơi đồ hàng vậy đó. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, với tôi, quá ít ỏi. May có anh An làm hết mọi việc nên tôi mới có thì giờ ngồi làm những điều mình thích.
Sau một ngày, tôi thường ngồi đan, thêu, thử công thức nướng bánh mới hoặc làm bất cứ thứ gì khiến tôi vui, còn anh An sẽ chuẩn bị bữa tối, cho Bồ Câu ăn, đưa con đi nhà sách, dọn dẹp đồ chơi của con, rửa bát đĩa... Bởi vậy tôi luôn nói với chồng: "Em sẽ chẳng làm được cái gì nếu không có anh".
Đại gia Đức An: 'Tôi trao hết tài sản cho Phan Như Thảo' Người chồng giàu có của Phan Như Thảo chọn ủy quyền mọi tài sản cho cô để hưởng cuộc sống an nhàn, còn cô có cơ hội bứt phá từ nền tảng đó. Chẳng muốn giữ tiền cho đau đầu - Sở hữu khối tài sản mà Phan Như Thảo từng miêu tả 'bằng ba đời người khác', anh thích tiêu tiền vào...