Dubai công bố dự án xây dựng phá 5 kỷ lục thế giới
Một tổ hợp khách sạn, nhà ở, mua sắm và vui chơi sang trọng mới với số vốn đầu tư 8,6 tỷ USD đã được công bố tại Dubai. Dự án này được kỳ vọng phá không chỉ 1 mà 5 kỷ lục thế giới vào thời điểm khánh thành năm 2020.
Đồ họa mô phỏng dự án (Ảnh: Meydan Group)
Dự án đầy tham vọng mang tên Meydan One của tập đoàn Meydan Group đã được công bố hồi đầu tuần này, với các kế hoạch phá 5 kỷ lục thế giới.
Khi hoàn thành, tổ hợp dự kiến sẽ bao gồm tòa chung cư cao nhất thế giới và khu vực quan sát 360 độ cao nhất thế giới (711 m), nhà hàng cao nhất thế giới (675 m), đài phun nước lớn nhất (420 m) và đường trượt tuyết trong nhà dài nhất thế giới (dài 1,2 km và cao 180 m).
Tổ hợp sẽ bao gồm tòa chung cư cao nhất thế giới (711 m)
Video đang HOT
Những người đâm mê trượt tuyết tại Dubai chắn hẳn sẽ mừng với thông tin trên, vì hiện tượng tuyết rơi rất hiếm tại tiểu vương quốc Vùng Vịnh, nơi nhiệt độ trong mùa hè lên tới 45 độ C.
Du khách và dân cư cũng có thể giải nhiệt tại công viên nước Crystal Lagoon, bến cảng có thể đủ chỗ cho 100 du thuyền và một bãi biển dài 300 m.
Tổ hợp sẽ bao gồm đài phun nước lớn nhất thế giới
Khi hoàn thành, tổ hợp sẽ đủ chỗ cho khoảng 78.300 cư dân. Dự án cũng bao gồm khu thể thao trong nhà rộng 25.000m2 và một quảng trường đủ chỗ cho 8.000 người. Khu mua sắm Meydan One Mall dự kiến có 652 cửa hàng.
Với số vốn lên tới 8,6 tỷ USD, Meydan One dự kiến sẽ kịp hoàn thành vào thời điểm Dubai đăng cai Triển lãm quốc tế World EXPO 2020.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc khởi công xây đập cao nhất thế giới
Với chiều cao 314 m, đập Shuangjiankou trên sông Trường Giang sẽ cao hơn con đập cao nhất thế giới hiện tại (cũng của Trung Quốc) khoảng 10m. Dự kiến đập sẽ được hoàn thành vào năm 2020, với chi phí lên đến 5,8 tỷ USD.
Đập Tam Hiệp là đập lớn nhất thế giới. (Ảnh: China News)
AFP ngày 15/7 dẫn thông tin trên website của Bộ Môi trường Trung Quốc và cho biết thêm rằng đập Shuangjiankou cao 314m, cao hơn người đồng hương đang nắm kỷ lục thế giới là đập Jinping-1 khoảng 10m.
Xây dựng đập Shuangjiankou là một phần trong kế hoạch nhằm đạt mục tiêu: Đến năm 2030, 20% sản lượng điện của Trung Quốc sẽ được sản xuất từ nguyên liệu không hóa thạch (thông qua các nhà máy thủy điện).
Trung Quốc cho rằng tăng cường thủy năng sẽ giúp giảm lượng khí nhà kính mà nước này đang thải ra môi trường, vốn đang ở mức cao nhất trên thế giới.
Bên cạnh sở hữu đập cao nhất thế giới, Trung Quốc còn là quê hương của con đập lớn nhất thế giới - đập Tam Hiệp - và khoảng 85.000 nhà máy thủy điện khác.
Bởi xây dựng các con đập này, hàng triệu người dân Trung Quốc phải rời bỏ quê hương của mình và chỉ được nhận một phần bồi thường nhỏ. Trong khi đó, các nhà môi trường học cho biết các con đập này đang làm giảm mạnh lượng cá và các sinh vật khác sống trên các đoạn sông bị ngăn lại.
"Cái giá cho việc xây các đập thủy điện ở Trung Quốc thường bị đánh giá thấp hay bị lờ đi, trong đó có chi phí về mặt xã hội và môi trường, AFP dẫn phân tích của Tổ chức phi chính phủ International Rivers của Mỹ.
Bạch Trúc
Theo Dantri/ AFP
Tàu hàng bốc cháy dữ dội ở Dubai Vào khoảng 15 giờ ngày 13.7 (giờ địa phương) đã xảy ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng trên 3 tàu chở hàng neo đậu dọc lạch Dubai, tuyến đường thủy chạy qua trung tâm của Dubai (UAE). Khói bốc khói đen cuồn cuộn trên các con tàu - Ảnh: Chụp từ clip Đoạn phim được đăng tải lên YouTube cho thấy lửa cháy...