Dừa xiêm, chôm chôm giá cao kỷ lục, nông dân thu bộn tiền
Tại các tỉnh phía Nam, giá nhiều loại trái cây đang tăng mạnh, điều này giúp người nông dân có lãi lớn và yên tâm sản xuất. Trong khi đó, giá rau củ tại Lâm Đồng đang có xu hướng từ ổn định bởi nguồn cung tương đối dồi dào.
Theo Bộ NNPTNT, từ đầu tháng 4/2017 đến nay, giá dừa xiêm xanh tươi tại Bến Tre liên tục tăng cao. Hiện, dừa xiêm xanh được thương lái thu mua với giá từ 140.000 – 160.000 đ/chục (12 trái). Đây là mức giá cao nhất của loại dừa này từ trước đến nay. Tuy giá tăng cao nhưng nhiều nhà vườn không có dừa để bán do ảnh hưởng thời tiết, sâu hại khiến cho năng suất giảm hơn 60-70%.
Cũng trong tháng 4/2017, giá chôm chôm liên tục leo thang. Hiện giá chôm chôm Java đóng thùng xuất khẩu tại các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long… có giá 55.000 – 60.000 đ/kg, tăng khoảng 20.000 đ/kg so cùng kỳ năm trước.
Một cơ sở thu mua chôm chôm tại khu vực Đông Nam Bộ. Ảnh: Bùi Viết Đồng
Các loại chôm chôm đường và chôm chôm Thái cũng đang có giá khá cao là 70.000 – 80.000 đ/kg, tăng 10.000 – 15.000 đ/kg so với 2 tháng trước. Mặc dù Trung Quốc là thị trường có sức tiêu thụ mạnh nhưng do nguồn cung quá ít, gần như không đủ đóng thùng xuất đi nên các thương lái tạm ngưng xuất khẩu.
Cũng theo Bộ NNPTNT, những ngày qua, giá dứa tại vùng chuyên canh tại tỉnh Tiền Giang đã tăng lại sau thời gian liên tục mất giá. Hiện thương lái thu mua dứa giá khoảng 4.500 đ/kg, tùy chất lượng. Giá này đã tăng hơn thời điểm giá xuống thấp nhất vừa qua gần 2.000 đ/kg. Với giá này, nông dân lãi khoảng 500 đ/kg. Giá dứa hồi phục sau một thời gian xuống mức quá thấp giúp nông dân yên tâm sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Khác với tháng trước, trong tháng 4/2017, giá rau củ tại Lâm Đồng có xu hướng từ ổn định cho đến giảm bởi nguồn cung tương đối dồi dào với sự ủng hộ của thời tiết. Các mặt hàng có giá giảm bao gồm bắp cải trắng, bắp cải tím, hành tây, khoai tây… với mức giảm 1.000-2.000đ/kg so với tháng trước, còn lại đa phần các mặt hàng đều duy trì ở mức ổn định của mức giá đầu tháng.
Video đang HOT
Theo Hoà Lộc (doanhnghiep.vn)
Giá nông sản hôm nay 2.5: Nhà buôn châu Âu chật vật tìm cà phê sạch
Các doanh nghiệp chế biến cà phê lớn ở châu Âu đang chật vật tìm kiếm nguồn cung cà phê chất lượng trong bối cảnh sản lượng tại các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới giảm mạnh vì thời tiết bất lợi trong năm ngoái.
Chật vật tìm kiếm nguồn cung cà phê chất lượng
Các doanh nghiệp rang xay cà phê lớn ở châu Âu đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung robusta đảm bảo chất lượng để chế biến.
Thu hoạch cà phê khi tỷ lệ chín đạt 90% sẽ giúp nông dân có lợi khi bán. Ảnh: Báo Đăk Lăk
Nestle, tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới, là một trong những doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu hụt nguồn cung robusta chất lượng cao.
"Nhìn chung, họ có những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn so với các nước khác," một thương lái ở châu Âu cho biết. Trong đó, Nestle từng cam kết tuân thủ Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (gọi tắt là Bộ tiêu chuẩn 4C) do Hiệp hội 4C ban hành.
Giới thương lái cho biết, Nestle đầu năm nay đã bán đấu giá hợp đồng nhập gần 3 triệu 60kg robusta từ Việt Nam với thời hạn giao là tháng 3/2017 và tháng 3/2018. Nestle thường nhập 5 - 6 triệu bao robusta Việt Nam mỗi năm, tương đương gần 1/4 sản lượng cà phê niên vụ 2016 - 2017 của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo sẽ giảm gần 20% trong niên vụ này và vụ cà phê tới đây của Brazil cũng không mấy khả quan, Nestle có thể sẽ thử tìm kiếm các nguồn thay hàng thay thế. Dù vậy, rất ít quốc gia có thể trồng robusta với quy mô lớn, giới thương lái cho biết.
Các doanh nghiệp rang xay cà phê ở châu Âu đã từ chối nhập robusta từ Việt Nam vì nhận thấy các lô hàng gần đây có hiện tượng bị mốc và đắng. (Ảnh: Reuters)
Ngày càng khó tìm được cà phê đạt chuẩn 4C
Chất lượng cà phê vốn là vấn đề rất quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn tới các công ty chế biến, bởi họ chú trọng về vị hơn là hình dạng bên ngoài của hạt cà phê.
Đặc biệt trong năm 2017, để tìm được nguồn cung robusta chất lượng lại càng khó khăn hơn.
Hiệp hội 4C cho biết, trong năm 2015, chỉ có khoảng 29%, tương đương 2,6 triệu tấn cà phê của thế giới, đạt tiêu chuẩn 4C cũng như đạt yêu cầu của Nestle. Phần lớn robusta đạt chuẩn 4C đều xuất phát từ Việt Nam; trong khi cà phê arabica đạt chuẩn 4C được trồng chủ yếu tại Brazil và Colombia.
Indonesia, nước sản xuất robusta lớn thứ 3 thế giới, cũng sản xuất cà phê đạt chuẩn 4C nhưng thường không đạt được yêu cầu về vị của Nestle, giới thương lái cho biết.
Trong khi đó, cà phê có chất lượng cao hơn từ Ấn Độ và Uganda mặc dù phù hợp với yêu cầu của Nestle, nhưng những quốc gia này chỉ có thể sản xuất cà phê đạt chuẩn 4C với quy mô nhỏ. Mặt khác, giá cà phê của hai quốc gia này cao hơn tới 160 - 200 USD/tấn so với cà phê robusta của Việt Nam.
Thị trường đang rất lo ngại về nguồn cung cà phê của Việt Nam trong thời gian tới. Bởi, các doanh nghiệp sản xuất đã bán hết số cà phê chất lượng tốt nhất hồi đầu năm nay khi giá robusta thế giới chạm đỉnh 5 năm rưỡi ở 2.282 USD/tấn.
Vấn đề nằm ở số cà phê chất lượng thấp đang tồn lại trong kho của các hộ dân và người mua trung gian. Giới thương lái ước tính, tồn kho cà phê tại Việt Nam hiện chỉ còn 20 - 30%, so với mức 45 - 50% của những năm trước vào cùng thời điểm này.
Ngoài chất lượng, các doanh nghiệp mua cà phê cũng đặc biệt chú trọng đến màu sắc của hạt. Ảnh minh hoạ
Một số thương lái cho biết, số hạt cà phê bị đổi màu có thể chiếm tới 8 - 10% tổng sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ này, và 20% có thể là hạt đen có thể dùng để trộn với cà phê của vụ tới.
Ở Việt Nam, chênh lệch giá giữa các loại cà phê không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, việc cà phê chất lượng thấp bị hạ giá chứng tỏ thị trường đang dư thừa nguồn cung quá lớn. Chênh lệch giá giữa cà phê robusta loại 3 và loại 2 của Việt Nam đã nới rộng ra 150 - 200 USD/tấn, từ mức 100 USD/tấn trước đó.
"Càng lâu chúng ta sẽ càng nhận ra rằng, thị trường đang dần cạn kiệt cà phê chất lượng. Và đến một lúc nào đó, đây sẽ là vấn đề lớn của thị trường," một thương lái nhận định.
Theo Thanh Tùng (Kinh tế & tiêu dùng)
Bộ NNPTNT gửi công văn hỏa tốc đề nghị các tỉnh cứu lợn Trươc tinh trang gia lơn hơi giam tơi mưc khung hoang, toan nganh chăn nuôi đang trong trang thai "căng thăng", ngay 27.4, Bô trương Bô NNPTNT Nguyên Xuân Cương đa ky công văn hoa tôc tơi cac đia phương đê nghi khân trương vao cuôc ôn đinh tinh hinh chăn nuôi. Cu thê, Bô trương Bô NNPTNT Nguyên Xuân Cương đê nghi...