Đưa xe ô tô lên xe kéo, cần lưu ý những gì?
Dưới đây là 7 lưu ý quan trọng giúp bạn đưa xe ô tô lên xe kéo an toàn và tránh gặp những rủi ro không đáng có.
Trên thực tế, việc đưa một chiếc xe ô tô lên xe kéo hay xe cứu hộ là điều không hề đơn giản, đặc biệt là với những xế hộp có giá trị lớn. Trong quá trình thực hiện sẽ chứa rất nhiều rủi ro, vì vậy hãy theo dõi lưu ý dưới đây và áp dụng thật chuẩn.
Nên có nhiều hơn một người chỉ dẫn
Đây là lưu ý khá quan trọng, bởi một người không thể quan sát và chỉ dẫn bao quát hết mọi góc cạnh, đặc biệt là các điểm khuất – “điểm mù” của chiếc xe. Vì vậy, hãy tìm kiếm nhiều hơn một người để đảm bảo việc di chuyển xe ô tô lên xe kéo an toàn.
Thống nhất các kí hiệu chỉ dẫn bằng tay
Hãy đảm bảo rằng bạn và tất cả người chỉ dẫn hiểu nhau, bằng việc thống nhất sử dụng các kí hiệu chỉ dẫn bằng tay đơn giản. Nếu không sẽ rất khó hoàn thành di chuyển xe nhanh chóng và an toàn.
Đảm bảo xe moóc và xe được kéo đều an toàn
Video đang HOT
Trước khi thực hiện di chuyển xe ô tô lên xe kéo, hãy chắc chắn bạn đã cố định chiếc xe moóc và nhấn giữ phanh đỗ xe ô tô. Hãy đảm bảo các tác động về lực sẽ không làm cho chiếc moóc rời khỏi vị trí ban đầu, dù chỉ một chút; vì điều này sẽ gây ra tai nạn không đáng có.
Đảm bảo an toàn khi đưa xe ô tô lên xe kéo (Ảnh: Motor)
Cầu dẫn được giữ ổn định
Một số phương tiện cần thêm cầu dẫn bằng gỗ hay vật liệu sắt thép khác để tạo đủ độ nghiêng cho xe tô tô đi lên. Tuy nhiên, hãy để mắt tới sự ổn định của chúng, mọi sự xô lệch vị trí hay gẫy gập đều có thể khiến bạn phải gặp tai nạn.
Chú ý tới chân phanh và chân ga
Dù thực hiện di chuyển xe số sàn hay số tự động, bạn cũng nên thoải mái với cần số và chân ga trước khi bắt đầu đưa xe ô tô lên. Sự cố trượt số hay nhầm ga sẽ khiến cho các phương tiện va đập vào nhau và gây ra hư hại.
Đo lường và kiểm soát lại tất cả mọi thứ
Hãy thực hiện so sánh chiều rộng của chiếc xe mooc với chiều rộng của chiếc xe sắp chuyên chở, đồng thời tính toán về độ nghiêng của tấm ván… Hãy đảm bảo an toàn bằng cách kiểm soát và cân nhắc kỹ mọi thứ liên quan, tránh xảy ra các rủi ro không đáng có.
Đóng cửa và giữ bản thân an toàn trong khoang lái
Khi bắt đầu di chuyển, hãy khóa cửa xe và thắt dây an toàn trong khoang lái. Đừng đặt tay lên cửa hoặc đưa bất cứ bộ phận nào khỏi xe. Dù bạn từng làm việc này hàng nghìn lần, xác suất tai nạn vẫn có thể cao hơn 0.
Những thời điểm cần tắt điều hoà ô tô để đảm bảo an toàn?
Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
Khi xe sắp hết nhiên liệu, nên tắt điều hoà nhưng vẫn phải để một chút quạt gió
Xe sắp hết nhiên liệu
Khi chưa tìm thấy nơi đổ nhiên liệu mà mức nhiên liệu đã gần hết thì nên tiết kiệm nhất có thể, nhất là điều hoà. Khi tắt điều hoà, nên để quạt gió hoạt động để đảm bảo không khí bên trong xe không bị quá ngột ngạt.
Nên tắt điều hoà trước khi đi vào đoạn đường bị ngập nước để tránh bị chết máy
Chuẩn bị đi vào đoạn đường ngập nước
Nên tắt điều hòa và hạ kính xuống, bởi điều hòa luôn có quạt thông gió để lấy không khí từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, nếu đoạn ngập quá cao thì quạt thông gió sẽ biến thành bơm hút nước vào động cơ, thậm chí có thể hút cả rác vào khiến động cơ ngưng hoạt động, gây chết máy.
Bên cạnh đó, việc tắt điều hòa cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho chiếc xe đang phải vất vả chống lại sức nước của đoạn ngập. Lái xe cần biết rằng xe đi qua chỗ ngập có lực kéo và cần phải chạy công suất cao.
Đối với xe động cơ nhỏ, việc lên dốc của xe tốn rất nhiều năng lượng
Khi leo dốc với xe cũ
Nếu như xe đã cũ, hoặc động cơ nhỏ thì nên tắt bớt điều hòa trước khi leo dốc cao. Nguyên nhân là để giảm tải cho chiếc xe, bởi chạy dốc ngắn của chiếc xe rất nhiều năng lượng, nhưng lái xe cũng chú ý là không nên mở cửa kính khi chạy lên dốc, bởi nhiều khu vực dốc cao có sương mù sẽ rất dễ gây đọng nước kính khi mở cửa, dẫn đến giảm tầm nhìn người lái.
Quy trình tắt điều hòa chạy dốc như sau: để số D khi lên dốc, trong trường hợp dốc cao 10% thì chuyển số 2 hoặc L, tắt điều hòa. Nếu xuống dốc thì chạy số L hoặc 2, bật điều hòa có AC. Khi phanh cũng không nên đệm phanh vì có thể gây nóng và mòn phanh nhanh, gây nguy hiểm.
Thời điểm nào cần thay lốp ô tô? Sau nhiều năm sử dụng, dù lốp còn mới nhưng vẫn phải thay mới để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành. Sau khoảng 5 năm sử dụng thì lốp phải được kiểm tra kỹ thuật hằng năm tiếp theo - Ảnh minh hoạ. Lốp xe, bộ phận chịu tác động lớn từ bên ngoài và bị ăn mòn tự nhiên...