Đua xe F1 tại Hà Nội: Tổ chức và xây dựng một chặng đua xe F1 cần bao nhiêu tiền?
Thông tin về việc Hà Nội sẽ đăng cai chặng đua xe giải F1 trong vòng 10 năm bắt đầu từ được rất nhiều sự chú ý của những người yêu tốc độ.
Theo thông tin mới được công bố, chặng đua tại Hà Nội sẽ kéo dài trong 4 giờ cùng tổng quãng đường đua 5,565 km tại khu vực Mỹ Đình. Được biết, chặng đua tại Hà Nội sẽ sử dụng một phần đường nằm trên đường giao thông công cộng hiện có và một phần được nằm trong khu vực xây mới. Vậy bạn có thắc mắc chi phí tổ chức một chặng đua F1 tốn kém tới mức nào không?
Là một sự kiện có thể góp phần quảng bá hình ảnh, du lịch của một quốc gia, chi phí tổ chức một chặng đua F1 không nhỏ.
Việc sử dụng hệ thống giao thông hiện có làm đường đua có thể giúp tiết kiệm thời gian, tuy nhiên chi phí vận hành hàng năm của nó cũng không hề nhỏ. Điều này phần lớn đến từ chi phí chuyển đổi đường công cộng thành một đường đua. Các công trình, cơ sở vật chất tạm thời, ví dụ như chỗ ngồi khán giả, cũng được được thuê hoặc mua, trong khi đó mặt đường cũng được nâng cấp để đạt tiêu chuẩn gắt gao được đặt ra bởi Fédération Internationale de l’Automobile (FIA).
Với khoảng 16 triệu USD, nhân sự là khoản chi phí lớn nhất để vận hành một đường đua F1, tỏng đó khoangt 6,5 triệu USD đã được dành cho đội ngũ tổ chức và marketing. Tiếp đến là chi phí thuê chỗ ngồi khán giải cũng có thể lên tới 14 triệu USD cho 80.000 chỗ ngồi. Chi phí thuê rào chắn đồng thời là các dụng cụ đảm bảo an toàn cho một chặng đua dài 3,2 dặm cũng có thể lên tới 6 triệu USD. 1 triệu USD và 4,5 triệu USD còn lại được dành cho chi phí bảo hiểm và các chi phí khác.
Chi phí thường niên vận hành một chặng đua F1 dưới dạng chuyển đổi từ đường công cộng thành đường đua.
Như vậy, trong trường hợp chuyển đổi từ đường công cộng thành đường đua, chi phí vận hành một đường đua F1 hàng năm có thể lên tới 57,5 triệu USD. Tiếp đến là chi phí tổ chức. Theo hồ sơ của Liberty vào năm 2015, thời điểm gần nhất có dữ liệu khả dụng, phí tổ chức được thanh toán bởi 19 đường đua là 599,1 triệu USD, tương đương mức trung bình 31,5 triệu USD mỗi đường đua.
Thế nhưng, mọi thứ không đơn giản như vậy, hồ sơ của Liberty nêu rõ hợp đồng “có thể cho phép một tỷ lệ phí cố định xuyên suốt thời hạn, tuy nhiên thường thì chúng bao gồm một tỷ lệ phí tăng theo năm trong vòng đời hợp đồng. Con số này có thể dựa trên các biến độ hàng năm của một chỉ số giá tiêu dùng nào đó hoặc được cố định ở mức 5% mỗi năm.” Như vậy, với một hợp đồng kéo dài 10 năm thì chi phí tổ chức có thể lên tới 48,9 triệu USD/ năm.
Phí tổ chức tăng đều trong một hợp đồng 10 năm.
Điều này có nghĩa là trong suốt 10 năm của hợp đồng tổ chức, tổng phí tổ chức có thể lên tới 396,2 triệu USD trong khi đó chi phí vận hành cũng lên tới 575 triệu USD. Tổng chi phí gần 10 năm lên tới gần 1 tỷ USD.
Một trong những cách để không phải chịu khoản phí vận hành thường niên cao là xây dựng một cơ thể vật chất phục vụ chặng đua cố định. Tuy nhiên, cách này lại yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu khá lớn.
Chi phí xây dựng cơ sở vật chất cố định cho một chặng đua.
Theo Forbes, chi phí xây dựng tiêu biểu cho một chặng đua F1 lên tới 270 triệu USD. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện thì chi phí vận hành thường niên sẽ chỉ dừng lại ở 18,5 triệu USD. Trong 10 năm hợp đồng, tổng chi phí tổ chức và vận hành, xây dựng có thể lên tới 851,2 triệu USD, vẫn thấp hơn so với cách dùng đường công cộng chuyển đổi thành đường đua.
Lê Nam Khánh
Theo sao star
Tất tần tật những điều cần biết về đường đua Công thức 1 của VinGroup ở Hà Nội
Lần đầu tiên Việt Nam sẽ có một đường đua Công thức 1, vậy đường đua ở nước ta có gì đặc biệt và đáng chú ý?
Kể từ năm 2020, một địa điểm thi đấu mới hấp dẫn sẽ được ghi dấu trên lịch đua Công thức 1 khi Việt Nam tổ chức một đường đua đường phố hoàn toàn mới ngay ở thủ đô Hà Nội.
Việt Nam sẽ trở thành đường đua đường phố thứ 4 của F1, cùng với Monaco, Singapore và Azerbaijan với 22 khúc cua độc nhất, trên đường đua dài 5,565 km. Việt Nam cũng sẽ là quốc gia thứ 4 tổ chức giải đua F1 ở châu Á, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Video mọi điều bạn cần biêt về đường đua Công thức 1 ở Việt Nam
Đội ngũ chuyên gia của F1 đã làm việc với công ty thiết kế đường đua nổi tiếng Tilke để tạo nên một đường đua hỗn hợp, sử dụng cả đường phố công cộng và đường đua được xây dựng chuyên nghiệp.
Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua những gì cần biết về đường đua Công thức 1 Việt Nam 2020:
Niềm cảm hứng từ khắp nơi trên thế giới
F1 nổi tiếng bởi vô số những khúc cua tuyệt vời rải rác trên khắp các đường đua tuyệt vời trên thế giới, vậy nên để tạo nên một đường đua mới, lấy nguồn cảm hứng từ những đường đua khác là một chuyện hợp lý.
Đó là những gì các kiến trúc sư của trường đua The Americas nơi tổ chức chặng đua tại Mỹ đã làm. Họ đã lấy cảm hứng sáng tạo từ những khúc cua Maggots-Becketts-Chapel ở trường đua Silverstone, Anh Quốc, và khúc cua số 8 của trường đua Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhiều nơi khác.
Khúc cua 1-2 lấy cảm hứng từ "Địa Ngục Xanh" Nurburgring
Chiến lược tương tự đã được triển khai cho đường đua mới của Việt Nam, nằm ở phía tây của thành phố Hà Nội lân cận với Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Và điều đó có nghĩa rằng đây không phải là một đường đua đường phố thông thường.
Mục tiêu ở đây là tạo nên một bố cục đường đua hỗn hợp độc nhất, kết hợp các đặc tính của đường đua đường phố với một bố cục đường quê cố định trong giới hạn của địa thế thành phố.
Khúc cua 12-15 lấy cảm hứng từ đường đua Monaco
Khúc cua 1 và 2 của đường đua Công thức 1 Việt Nam được dựa trên khúc cua mở màn ở đường đua "Địa Ngục Xanh" Nurburgring của Đức. Trong khi đó Khúc cua 12 tới 15 cũng rất quen thuộc. Chúng đã được truyền cảm hứng bởi một quãng của đường đua đường phố Monaco nổi tiếng.
Khúc cua từ 16-19 gồm những khúc cua nhanh lấy cảm hứng từ đường đua Suzuka ở Nhật Bản, trong khi ba khúc cua cuối cùng lấy nguồn cảm hứng từ đường đua Sepang của Malaysia.
Khúc cuối tỏ ra đầy thử thách và khó khăn, có thể mang tới tiềm năng mắc sai lần và mở ra cánh cửa cho một tay đua bám đuổi phía sau bất ngờ vượt lên.
Quá trình thiết kế
Hanoi Feasibility Group đã cung cấp những địa điểm tiềm năng, bố cục đường đua và dữ liệu thiết kế hỗ trợ máy tinh tới đội ngũ chuyên gia của F1, những người sau đó đã tạo ra một mô mình mô phỏng của đường đua nhằm thực hiện phân tích vòng đua mô phỏng.
Tổng quan đường đua Công thức 1 dài 5,565 km ở Hà Nội, Việt Nam
Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ tính toán đủ những thông số kỹ thuật quan trọng như tốc độ xe, lực G, nhịp độ tổng thể và đặc tính của đường đua.
Thiết kế cuối cùng sẽ là thành quả hợp tác giữa đội ngũ chuyên gia của F1, công ty thiết kế đường đua Tilke (những người đã chịu trách nhiệm thiết kế rất nhiều đường đua tốt nhất của F1), chính quyền Thành phố Hà Nội và nhà tổ chức cuộc đua, lẫn cả đại diện của FIA cũng tham gia vào quá trình.
Tay đua và người hâm mộ có thể mong đợi gì
Điều chắc chắn là những người hâm mộ tham dự sự kiện sẽ được chứng kiến nhiều màn hành động tốc độ. Trong khi đó, các tay đua sẽ có cơ hội thể hiện hết sức kỹ năng của mình trên đường đua.
Đường đua Hà Nội bao gồm nhiều dạng khúc cua từ tốc độ chậm - trung bình kết hợp cho tới khúc cua tốc độ cao và cả những quãng đường thẳng kéo dài - có đoạn dài tới 1,5 km, với tốc độ mong đợi là 335 km/h qua khu vực bẫy tốc độ (điểm nhanh nhất của một đường đua).
Những quãng đường thẳng kéo dài và bẫy tốc độ 335 km/h
Hai đoạn mở đầu chủ yếu là những khúc cua tốc độ chậm và đường thẳng kéo dài trong khi chặng cuối sẽ tập trung vào các khúc cua tốc độ cao.
Các đoạn đường thằng dài sẽ tạo nên thử thách cho những đội đua, khi họ sẽ phải tính toán việc điều chỉnh cánh gió để đạt tốc độ trên đường thẳng, đồng thời tạo đủ lực ép xe xuống mặt đường để vượt lên và bảo vệ vị trí của mình qua những đoạn cua.
Khúc cua 16-19 lấy cảm hứng từ đường đua Suzuka
Thú vị hơn, đường pit cũng bỏ qua khúc cua đầu tiên và cuối cùng, qua đó làm giảm thời gian cần để hoàn thành một lần vào pit-stop và vì thế khiến chiến thuật dừng nhiều lần trở nên hấp dẫn và khả thi hơn.
Duy Thành
Theo tinxe
Đường đua F1 tại Việt Nam sẽ có chiều dài 5,5km Đường đua F1 tại Việt Nam có chiều dài 5,5km, được thiết kế với 22 góc cua và được lấy cảm hứng từ những đường đua danh tiếng trên thế giới như Nurburgring (Đức), Monaco hay Suzuka (Nhật Bản). Đường đua F1 tại Việt Nam sẽ có chiều dài 5,5km. Theo nguồn tin riêng của VietnamFianace, Formula 1 Vietnam Grand Prix 2020 -...