Đua xe F1, Australian GP: Cột mốc 25 năm mở màn mùa giải 70
F1 không chỉ chuẩn bị bước vào một thập niên mới với điều thú vị mới mà còn sẽ kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển của giải đua xe Thể thức 1 vào năm nay. Không chỉ có vậy, chặng đua mở màn sắp tới tại Australia cũng là chặng đua thứ 25 liên tiếp trong lịch sử diễn ra trên trường đua Albert Park. Vì thế tất cả đều đang chờ đợi một màn khai cuộc ấn tượng nơi đây.
Australian GP là một chặng đua xe có bề dày lịch sử kéo dài trên 80 năm và là chặng đua có tuổi đời lớn thứ 2 tại “xứ sở chuột túi” chỉ sau chặng rally Alpine có khởi nguồn từ năm 1921. Australian GP bắt đầu từ năm 1928 tại đường đua Phillip Island và được tổ chức hàng năm (ngoại trừ năm 1936 và giai đoạn 1940-1946), và tính tới này đã trải qua hơn 80 cuộc đua. Albert Park có vinh dự lần đầu tổ chức chặng đua vào năm 1953 và lần thứ 2 sau đó 3 năm, nhưng cả 2 đều không thuộc hệ thống đua chính thức của F1.
Damon Hill về nhất chặng đua đầu tiên tại Albert Park
Phải mãi tới năm 1985, Australian GP mới chính thức trở thành 1 phần của giải đua xe 4 bánh hàng đầu thế giới và đường đua phố Adelaide được lựa chọn là địa điểm tổ chức cuộc đua. Chặng đua này đảm nhận vị trí “chốt hạ” mùa giải, vì thế nơi đây đã chứng kiến không ít những cuộc cạnh tranh hấp dẫn cho chức vô địch chung cuộc của năm.
Tuy nhiên sau 11 năm, chặng đua chuyển sang thi đấu tại thành phố Melbourne (cách Adelaide 800km) với trường đua phố nằm trong công viên Albert. Cùng với đó, thời gian diễn ra chặng đua cũng chuyển từ cuối lên đầu mùa giải kể từ năm 1996.
Với vị trí là cuộc đua đầu tiên của 1 năm, tầm quan trọng của Albert Park cũng không thua kém gì với Adelaide khi các tay đua và đội đua đều muốn có một khởi đầu tốt để hướng tới một năm thi đấu thành công. Từ đó, rất nhiều cuộc đua đáng nhớ đã được tạo nên trong suốt 25 năm qua.
Đầu tiên là kỷ lục 401 nghìn người tới theo dõi chặng đua trong năm đầu tiên được tổ chức, vẫn là một con số chưa bị xô đổ, và Australian GP nhận giải thưởng Chặng đua được tổ chức xuất sắc nhất năm 1996 và 1997 do Hiệp hội các đội đua F1 bình chọn.
Vụ tai nạn giữa Barrichello và R.Schumacher năm 2002
Chỉ mất… ba góc cua để Australian GP tại Albert Park nhận được sự chú ý trên toàn thế giới khi ở vòng đua đầu tiên chiếc Jordan của Martin Brundle đã bay lên trời từ một va chạm mạnh và thiệt hại nặng nề. Nhưng sau đó, ông nhanh chóng trở lại pit và chạy chiếc xe dự trữ để tiếp tục cuộc đua. Chặng đua trở nên nổi tiếng với người chiến thắng cuối cùng là Damon Hill của Williams (cũng là nhà vô địch F1 năm 1996).
Video đang HOT
Thập niên 2000 mang lại những chặng đua không thể nào quên trong lịch sử F1. Đầu tiên phải kể tới với cú xuất phát năm 2002 khi tay lái giành pole Rubens Barrichello và Ralf Schumacher (Williams) đã có pha va chạm khiến chiếc xe Willams bay qua đầu chiếc Ferrari.
Từ đó dẫn đến chuỗi tai nạn liên hoàn khi các tay lái khác cố gắng tránh vụ tai nạn, hậu quả là có tới 8 chiếc xe phải bỏ cuộc ngay từ khúc cua đầu tiên. Cuộc đua kết thúc với chỉ 8/22 tay đua được tính là hoàn thành với Michael Schumacher là người về nhất.
2006 chứng kiến chiến thắng đầu tiên tại Australia của Fernando Alonso ở đội đua Renault sau cuộc đua với 4 lần xe an toàn phải vào cuộc. 1 năm sau, Kimi Raikkonen cũng có chiến thắng đầu tiên trong chặng ra mắt Ferrari và tân binh Lewis Hamilton khi đó trở thành tay lái đầu tiên sau 11 năm dành podium trong chặng đua ra mắt F1.
Hamilton cũng là người vô địch cuộc đua năm 2008 với chỉ 6 người cán đích thành công và 3 lượt xe an toàn xuất hiện. Cuối cùng, Jenson Button và Brawn GP khởi đầu ‘câu chuyện cổ tích’ năm 2009 của mình bằng chiến công tại Albert Park 2009.
Button tiếp tục đăng quang vào năm 2010 sau cuộc đua với điều kiện khó lường (nằm trong top 10 cuộc đua hay nhất thập kỷ 2010) và anh tiếp tục về nhất trong năm 2012. “Người tuyết” Raikkonen có chiến thắng bất ngờ cho Lotus năm 2013 trước khi kỷ nguyên V6 bắt đầu với sự thống trị của Mercedes.
Dù vậy vẫn có những thành tích đáng nhớ có thể kể tới như Kevin Magnussen về thứ 2 trong chặng ra mắt F1 cùng McLaren năm 2014, Daniel Ricciardo cũng góp mặt trên podium nhưng sau đó đã bị tước kết quả do vi phạm quy chuẩn kỹ thuật và Sebastian Vettel có podium trong chặng đầu tiên cho Ferrari năm 2015.
Cấu trúc đường đua Albert Park
Một số thống kê khác về chặng đua Australian GP:
Alain Prost là tay lái duy nhất vô địch ở cả 2 chặng đua nội địa Australia (chặng đua không thuộc F1) năm 1982 và chặng F1 chính thức năm 1986 và 1988.
Damon Hill là tay lái duy nhất từng đăng quang ở cả 2 đường đua Adelaide và Albert Park (1995, 1996)
Tay đua Australia cuối cùng về nhất chặng đua sân nhà là Alan Jones trong cuộc đua không thuộc F1 năm 1980
Tay lái Australia cuối cùng chính thức giành podium là John Smith năm 1983, vì thế chưa từng có 1 tay lái chủ nhà nào đứng trên bục podium ở chặng đua F1 tại đây
Kể từ năm 1985, Alan Jones (1985,’86), David Brabham (‘90, ‘94), Mark Webber (2002-2013) và Daniel Ricciardo (2012-nay) là những tay lái Australia đã từng tham dự F1 Australian GP
Trải qua 25 năm, đã có tổng cộng 13 tay đua đã “nếm trái ngọt” tại Albert Park, trong đó có 8 người đã có nhiều hơn 1 lần đăng quang. M.Schumacher là người thành công nhất với 4 chiến thắng trong 5 năm (2000-02, 2004), Button và Vettel đều có 3 lần về nhất còn Damon Hill, David Coulthard, Kimi Raikkonen, Lewis Hamilton và Nico Rosberg có 2 lần chiến thắng. Valtteri Bottas (Mercedes) là người chiến thắng cuộc đua năm ngoái sau màn trình diễn thuyết phục.
Lựa chọn lốp tại Australian GP 2020
Trường đua Albert Park dài 5,303km với 16 khúc cua, và có 3 vùng cho phép sử dụng DRS: điểm xác định DRS Zone 1 ở cuối sector 2 trước cua 11, phục vụ cho DRS zone giữa cua 12-13; điểm xác định DRS zone 2 ở trước cua 14, phục vụ cho DRS zone qua đoạn thẳng vạch xuất phát/đích và đoạn đường giữa cua 2-3.
Kỷ lục 1 vòng đua trong race vẫn đang được M.Schumacher nắm giữ từ năm 2004, thành tích 1 phút 24,125s, còn kỷ lục nhanh nhất thuộc về Lewis Hamilton với vòng pole 2019 – 1 phút 20,486s.
Pirelli cung cấp ba loại lốp C2 Hard viền trắng, C3 Medium viền vàng và C4 Soft viền đỏ cho chặng đua đầu tiên này. Hầu hết các đội đua lựa chọn 9-10 bộ Soft, ngoại trừ Racing Point với 8 bộ. Medium được lựa chọn 2-3 bộ cho mỗi tay đua ngoại trừ Esteban Ocon (Renault) và Antonio Giovinazzi (Alfa Romeo) chỉ có 1 bộ bắt buộc.
Chặng đua Australian GP 2020 sẽ diễn ra vào cuối tuần này, từ 12-15/03, với lượt chạy phân hạng lúc 13h ngày thứ 7 14/03 và cuộc đua chính lúc 12h10 ngày Chủ nhật 15/03 (giờ VN) trực tiếp trên kênh VTV6 và hệ thống FOX Sports Asia.
Theo Roger Bui (Khám Phá)
Tay đua, khách từ vùng có dịch đến giải F1 có thể phải cách ly trước 14 ngày
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vướng mắc hiện nay ở giải đua F1 là du khách, các đội đua đến từ các quốc gia có dịch. "Những người này khi đến Việt Nam cũng phải thực hiện các biện pháp, nếu cần thiết thì phải đến trước 14 ngày cách ly nghiêm túc, sau đó mới tổ chức đua và xem", ông Chung nói.
Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều 6/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin, sáng 6/3, Hà Nội đã họp triển khai giải đua công thức 1 (F1) diễn ra từ 3 - 5/4 tại Mỹ Đình.
Theo ông Chung, đã có gần 100.000 khách đăng ký đến xem đua xe F1 tại Hà Nội và họ chưa có thay đổi gì. "Lịch đua chúng tôi cũng chưa thay đổi. Một mặt thành phố vẫn chuẩn bị tốt nhất để phục vụ giải đua nếu đủ điều kiện. Thứ 2 trong trường hợp có diễn biến xấu của tình hình dịch bệnh cũng sẽ phản ứng với tinh thần sẵn sàng dừng để đảm bảo sự an toàn", ông Chung nói.
Chủ tịch UBND thành phố cũng cho biết, sẽ thông tin công khai trên phương tiện truyền thông để người dân, du khách nắm được, đảm bảo khi tổ chức sẽ yên tâm, đồng thời cũng sẵn sàng đối phó với các tình huống bất thường, trên tinh thần đảm bảo an toàn mới tổ chức.
"Ban Tổ chức F1 thông báo Việt Nam vẫn là địa điểm tổ chức chặng đua. 15-16/3 Úc vẫn tổ chức bình thường, 24-25/3 Bahrain vẫn tổ chức, sau đó các đội đua sẽ bay đến Việt Nam" ,ông Chung thông tin.
Theo ông Chung, vướng mắc chính là những khách du lịch đến xem, các đội đua đến từ các quốc gia có dịch mà chúng ta đang hạn chế visa, sẽ phải báo cáo Chính phủ.
"Những người này khi đến Việt Nam cũng phải thực hiện các biện pháp. Nếu cần thiết thì đến trước 14 ngày, cách ly nghiêm túc, sau đó mới tổ chức đua và xem. Tất cả chi phí cách ly họ phải chịu trách nhiệm", ông Chung nói.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, giải này công bố từ tháng 9/2019, cho nên nhiều khách quốc tế đăng ký, như công dân Anh đăng kí trên 40.000 người.
"Phải thực hiện nghiêm túc khâu kiểm soát sân bay Nội Bài. Sở Y tế và CDC phối hợp với Bộ Y tế kiểm soát tất cả công dân các nước đến và chủ động khai báo y tế. Những khách không vào từ sân bay Nội Bài thì phải tuyên truyền từ cơ sở, để họ khai báo", ông Chung nói thêm.
Theo Trường Phong (Tiền Phong)
Đua xe F1: Top 3 "giấu bài", nhóm giữa chờ đợi vào kỳ tích Khi đợt test trước mùa giải 2020 chính thức được khởi tranh tại Barcelona, Valtteri Bottas và Mercedes đã không ngần ngại bắt tay ngay vào công việc chính, để rồi thực hiện những vòng chạy nhanh ngay từ phút đầu tiên. Trường đua Catalunya những ngày cuối tháng 2 được chứng kiến sức mạnh 'đáng sợ' của nhà ĐKVĐ đã thống trị...