Đưa xe buýt thường vào chạy làn BRT có phù hợp?
Ông Nguyễn Ngọc Long: “Chúng ta phải chấp nhận, phải nhìn vào sự thật, khi điều chỉnh cho các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh…”
Lãnh đạo thành phố Hà Nội nêu ý kiến cho thí điểm xe buýt thường đi vào làn đường của xe buýt nhanh BRT để tránh lãng phí hạ tầng. Vấn đề này đang đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của dự án giao thông công cộng hơn 1 nghìn tỷ đồng trên địa bàn Thủ đô.
PV VOV phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Long – Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam về nội dung này.
Ảnh minh họa
PV: Thưa ông, sau hơn 4 tháng vận hành thí điểm, tuyến xe buýt BRT bị đánh giá là không đạt hiệu quả như mong muốn, vậy theo ông vấn đề ở đây là gì?
Ông Nguyễn Ngọc Long: Xe buýt nhanh BRT không đáp ứng kỳ vọng và mục tiêu khi đặt ra. Dự án đã thế gây phiền hà do thu hẹp mặt đường, làm cản trở người đi lại trên những làn còn lại, hơn thế còn khiến các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng phải thực hiện việc giám sát kiểm tra không để xe nào chạy vào làn xe buýt nhanh, gây ra bức xúc xã hội. Tôi cho rằng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và đặc biệt là đồng chí Chủ tịch thành phố đã nhìn thấy vấn đề này và đưa ra ý định điều chỉnh là hoàn toàn phù hợp.
PV: Trước những bất hợp lý trong vận hành hệ thống giao thông công cộng như ông vừa nói, để khai thác tối đa tuyến buýt nhanh, có ý kiến đề xuất cho xe buýt thường chạy vào làn xe buýt nhanh rất đáng để thử nghiệm. Ý kiến của ông về đề xuất này như thế nào?
Ông Nguyễn Ngọc Long: Khi đưa ra ý tưởng điều chỉnh trước mắt và có thể trong vài năm tới đây là cho phương tiện khác đi vào làn xe buýt nhanh, điều này phản ánh thực trạng xe buýt nhanh không đạt yêu cầu là xe buýt nhanh thuần túy. Chúng ta phải chấp nhận, phải nhìn vào sự thật, khi điều chỉnh cho các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh không nên chỉ có một phương án.
Video đang HOT
Ví dụ cho xe buýt và xe ưu tiên đi vào đấy là một phương án, ngoài ra chúng ta có phương án khác. Xe buýt của chúng ta hiện nay cửa là mở bên phải các trạm dừng đỗ sát lề đường bên tay phải thế nên đưa vào làn xe buýt nhanh là làn ngoài cùng bên trái. Như vậy mỗi lần xe buýt di chuyển là từ phải sang trái rồi lại từ trái sang phải cắt các luồng xe gây ra trở ngại nhất định. Bởi vậy chỉ nên coi là một phương án. Còn những phương án khác thì hãy suy nghĩ có thể cho các phương tiện khác đi vào làn xe buýt nhanh, trong đó có ô tô con tôi cho là hợp lý nhất, khi đó phải coi xe buýt nhanh là một loại xe ưu tiên.
Ông Nguyễn Ngọc Long – Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam (Ảnh: Tuổi trẻ)
PV: Theo ông, việc làm thêm tuyến buýt nhanh cần phải tính lại ra sao nhìn từ tuyến buýt nhanh đầu tiên này?
Ông Nguyễn Ngọc Long: Tuyến BRT đầu tiên là một tuyến thí điểm, trong lúc làm dự án đã nghiên cứu rồi nhưng trong thực tế giao thông Hà Nội là hết sức phức tạp và các thành phố lớn cũng vậy cho nên cần phải có điều chỉnh. Chúng ta hãy tìm ra phương án điều chỉnh tốt nhất, sau khi điều chỉnh xong thấy khả thi thì sau đó mới triển khai tuyến thứ 2. Tôi nghĩ rằng phải có một cách làm thế mới thực tiễn, khả thi và là cách nhìn biện chứng.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!.
(Theo VOV)
Buýt thường lấn làn buýt nhanh
Tưởng chừng lâu nay chỉ có xe ô tô cá nhân, xe máy, xe ba gác,... lấn làn xe buýt nhanh, nhưng vào giờ cao điểm, hàng loạt xe buýt thường cũng đua nhau đi vào đường dành cho xe buýt nhanh.
Mặc dù đội CSGT Hà Nội đã ra quân xử phạt nhiều trường hợp xe ô tô, xe máy, xe ba gác lấn làn đường BRT, tuy nhiên trên đường Tố Hữu, Láng Hạ, Giảng Võ,... tình trạng này vẫn tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Đặc biệt, nhiều xe buýt thường cũng "vô tư" đi vào làn đường BRT.
Buýt thường "vô tư" lấn làn buýt nhanh
Buýt thường "biến" thành buýt nhanh.
Chiếc xe buýt thường bon bon trên đường dành riêng buýt nhanh
Đường thông hè thoáng như buýt thường cũng không chịu thua thiệt buýt nhanh
Buýt thường và ô tô 7 chỗ nối đuôi BRT chạy cho nhanh.
Trên đường từ Lê Văn Lương, Láng Hạ, Giảng Võ... hình ảnh này không khó bắt gặp.
Buýt nhanh không thể nhanh vì bị chiếm làn.
Minh Thanh
Theo Dantri
Đà Nẵng chi hơn 70 triệu USD phát triển xe buýt nhanh BRT Đà Nẵng sẽ triển khai theo ba tuyến. Trong đó, hai tuyến có cùng điểm xuất phát từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi Hội An và đi Bà Nà Ngày 20/1, ông Mai Đình Khánh, Phó trưởng Ban quản lý các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng, cho biết thành phố đã triển khai dự...