Đưa XCode vào iOS/iPad OS, Apple có thể vừa tìm thấy vũ khí để giáng cho Android một đòn chí tử
Chắc chắn các coder đang sử dụng MacBook Pro cho công việc hàng ngày sẽ không chuyển sang dùng tablet để code.
Nhưng sự xuất hiện của XCode trên các thiết bị di động mác Táo sẽ làm bật lên một lợi thế vô cùng to lớn của iPhone/iPad trước các đối thủ Android.
Dựa theo tin tức rò rỉ của giới leaker, iOS/iPadOS 14 sẽ chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của XCode, ứng dụng phát triển phần mềm (IDE). Là phần mềm bắt buộc phải sử dụng nếu muốn phát hành ứng dụng cho iOS và macOS, XCode cũng là một lựa chọn quen thuộc với giới lập trình viên.
Theo nhận định của chúng tôi, trước hết có lẽ Apple sẽ đưa XCode lên dòng máy tính bảng “chuyên nghiệp” của hãng này là iPad Pro. Phần đông coder sẽ không từ bỏ chiếc MacBook Pro để chuyển sang code trên máy tính bảng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng sự kiện này không giúp gì cho cuộc chiến di động của nhà Táo: trái lại, XCode trên iPad OS có thể là cơ sở để Apple tạo ra đòn đánh chí tử tới hệ sinh thái Android trong tương lai.
Điểm yếu của Android
Trước hết, hãy bắt đầu từ lĩnh vực máy tính bảng. Trên thị trường này, Apple vẫn đang nắm vị trí số 1, chưa để cho bất kỳ đối thủ Android nào khác vượt mặt. Dựa theo số liệu mới nhất được IDC công bố, Apple chiếm tới 35% lượng tablet bán ra trên toàn cầu. Ở vị trí số 2, thị phần của Samsung còn không bằng 1/2 Apple; các đối thủ khác như Huawei hay Amazon không chiếm nổi 10% thị phần.
Sự thống trị của iPad là minh chứng rõ rệt cho chất lượng phần mềm dở tệ trên tablet Android.
Sự thống trị của iPad là minh chứng rõ rệt nhất cho điểm yếu cố hữu của Android: chất lượng ứng dụng. Cũng như trên smartphone, tablet Android có đủ các kích cỡ, độ phân giải và phần cứng khác nhau. Đặc điểm này buộc các nhà phát triển ứng dụng phải dành thời gian trau chuốt cho các phiên bản app trên tablet, đẩy cao chi phí phát triển. Android trớ trêu thay lại là chợ ứng dụng… kém màu mỡ hơn App Store, khiến cho phần ít nhà phát triển chịu bỏ công sức ra hoàn thiện ứng dụng tablet.
Trải nghiệm phần mềm trên tablet Android vì thế luôn ở mức dở tệ. Thậm chí, chính Google cũng nhận phần thua khi ngừng phát triển tablet Android từ 2016. Năm 2019, Google tuyên bố khai tử chiếc Pixel Slate (chạy ChromeOS) khi sản phẩm chưa đầy 1 năm tuổi đời, ngấm ngầm thừa nhận đã rút lui hoàn toàn khỏi lĩnh vực tablet.
Đưa văn phòng vào trong iPhone?
Sự xuất hiện của XCode trên iPad sẽ càng khiến cho cán cân cuộc chiến tablet nghiêng về phía iPad hơn nữa. Là công cụ của coder, XCode sẽ là minh chứng cho thấy iPad có thể trở thành những cỗ máy làm việc thực thụ.
Nếu iPad trở thành công cụ làm việc, iPhone cũng có thể trở thành “trái tim” cho một trải nghiệm chuyên nghiệp.
Nếu iPad Pro có thể chạy được XCode, viễn cảnh iPad “thường” hay iPhone đủ sức mạnh để chạy các ứng dụng công việc là không hề xa xôi. iPad OS mới chỉ được tách ra từ iOS từ năm ngoái, chẳng có lý do gì để Apple không thể “gói’ iPad OS trở lại vào sức mạnh phần cứng của iPhone 12 hay iPad Air 2020. Các iFan có quyền mơ về một môi trường desktop đầy đủ, chạy bên trong chiếc iPhone, cho phép họ thực hiện các công việc như code, thiết kế hay ứng dụng văn phòng.
Tầm nhìn này chưa phải là chưa từng xuất hiện: Continuum trên Lumia 950 của Microsoft hay DeX trên Galaxy S8/Note8 của Samsung là những ví dụ điển hình. Để tránh thất bại như các đối thủ/đối tác đi trước, Apple đang nắm trong tay 3 vũ khí quan trọng: iOS, iPadOS và macOS. Cả 3 hệ điều hành đều có đông đảo người sử dụng, thậm chí lại chung nguồn gốc (iPhone OS 2007 được phát triển từ lõi Mac OS X rút gọn). Apple có thể là ông lớn đầu tiên tạo ra được trải nghiệm điện toán “đồng nhất” mà các gã khổng lồ khác đã từng theo đuổi và thất bại.
Lợi thế của Apple
Dĩ nhiên, trải nghiệm iPadOS hay macOS bên trong iPhone hiện tại vẫn đang là một ý tưởng xa vời. Nhưng sự thật không thể phủ nhận vào ngay lúc này là, nếu đưa các thiết bị di động tiến sâu hơn nữa vào nhóm người dùng chuyên nghiệp, Apple sẽ tạo ra một thế mạnh cạnh tranh mà Android không thể nào vượt qua nổi.
Các nhà phát triển ứng dụng chuyên nghiệp như Microsoft sẽ luôn ưu ái iOS hơn Android.
Bởi khác với game hay mạng xã hội, trải nghiệm ứng dụng văn phòng có ảnh hưởng đến thu nhập của người sử dụng. Chúng chiếm phần lớn thời gian trong cuộc sống số của người dùng. Vì thế, các ứng dụng này đòi hỏi độ trau chuốt rất cao. Nếu các nhà phát triển Android còn không giải quyết nổi bài toán bố cục trên tablet, khả năng họ tạo ra các ứng dụng làm việc chất lượng trên Android cũng là rất thấp.
Không mấy ngạc nhiên, các nhà phát triển ứng dụng mà đặc biệt là nhóm ứng dụng chuyên nghiệp đã luôn ưu ái Apple hơn. Năm 2014, Microsoft tổ chức riêng một sự kiện để vén màn Office cho iPad – đây cũng là sự kiện được CEO Satya Nadella chọn để ra mắt trước báo giới. Gã khổng lồ phần mềm sau đó còn nhiều lần cử nhân viên tới các sự kiện của Apple để quảng bá cho Office, nhưng lại chưa một lần nào có mặt tại các sự kiện BUILD (Android) hay Pixel của Google.
Hoặc, Adobe đến nay mới chỉ phát triển Photoshop bản “đầy đủ” cho iPad. Ngay cả bản rút gọn Photoshop Mix cũng cung cấp cho người dùng iPad nhiều tính năng hơn là người dùng Android. Khi XCode được vén màn trên iOS/iPadOS, chắc chắn sự chênh lệch giữa 2 nền tảng này sẽ càng gia tăng.
Đòn chí tử cho Android
Một điều không tưởng sẽ xảy ra khi iPad (và iPhone) biến thành những cỗ máy làm việc thực thụ: chúng trở thành những thiết bị… tiết kiệm tiền cho người mua. Chi phí mua iPad và bàn phím vẫn sẽ thấp hơn chi phí mua máy tính bảng và laptop. Do các sản phẩm Táo có độ gắn kết cao, khoản tiền tiết kiệm được có thể được dành cho iPhone – nhất là khi sự chênh lệch về giá giữa iPhone và smartphone Android đã thấp hơn bao giờ hết.
Các thương hiệu Android sẽ không thể giành được vị trí của Apple trong giới ứng dụng công việc.
Trong tình huống Apple tìm cách đưa iPad OS vào iPhone, mức độ tiết kiệm sẽ càng cao hơn nữa. Người dùng khi mua smartphone có khả năng biến hình thành một cỗ máy làm việc sẽ không cần phải mua thêm tablet hay laptop đầy đủ nữa, thay vào đó chuyển sang các phụ kiện “biến hình” có giá rẻ hơn rất nhiều. Bằng cách xóa bỏ đi lợi thế lớn nhất – giá cả, iPhone hoàn toàn có khả năng phục hận trước smartphone Android.
Câu hỏi duy nhất còn lại là, khi nào thì Apple sẽ nổ phát súng đầu tiên – bằng cách chính thức vén màn XCode trên iOS/iPadOS? Nếu lịch trình của Apple không bị Covid-19 gây ảnh hưởng quá lớn, rất có thể bước đi này sẽ được thực hiện vào sự kiện WWDC diễn ra trong tháng 6 sắp tới. Tại sự kiện thường niên dành cho các nhà phát triển, Apple sẽ ra mắt XCode trên thiết bị di động để hướng sự chú ý của toàn bộ thế giới công nghệ vào một thế mạnh mà Android không thể nào bắt kịp: ứng dụng/công cụ dành cho người làm việc.
Nhìn lại Palm Pre: Tốt và đi trước thời đại chưa chắc đã là chìa khoá dẫn đến thành công
Palm được biết đến với việc phổ biến các thiết bị Trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA), "tổ tiên" của điện thoại thông minh hiện đại.
Palm từng là một thế lực có tiếng trong lĩnh vực điện thoại di động, nhưng cuối cùng bị HP mua lại và sụp đổ. Palm được biết đến với việc phổ biến các thiết bị Trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA), "tổ tiên" của điện thoại thông minh hiện đại. Và trước khi webOS là phần mềm trên TV LG, nó từng là hệ điều hành cảm ứng tốt nhất cho điện thoại thông minh.
Palm Pre và webOS ra mắt vào tháng 6 năm 2009 khi iOS và Android vẫn còn là hai hệ điều hành non trẻ. Chiếc điện thoại và hệ điều hành của nó đã giới thiệu các tính năng mà đến ngày nay vẫn còn được sử dụng, dù cho mọi người hiếm khi nhớ đến những người tiên phong.
Chiếc điện thoại hình viên sỏi khá nhỏ gọn và tiện dụng. Thay vì thiết kế chỉ thuần cảm ứng, Palm đã trang bị thêm một bàn phím QWERTY trượt ra đã có từ dòng Treo trước đó. Không có bàn phím ảo, việc gõ được thực hiện ngay trên bàn phím cứng.
Kết hợp với đó là màn hình cảm ứng 3.1 inch độ phân giải 320 x 480 pixel, được thiết kế để phục vụ đa nhiệm. Thậm chí vùng cảm ứng còn được trang bị tràn ra cả màn hình, đến phần viền bên dưới, đây là nơi hỗ trợ các cảm ứng điều hướng cử chỉ.
Hệ điều hành webOS hiển thị các ứng dụng đang chạy dưới dạng thẻ và cho phép bạn thao tác chúng. Vuốt sang trái hoặc phải để bắn chọn thẻ, vuốt lên để xoá. Nếu bạn kéo lên một khoảng ngắn, bạn sẽ có thể xem tổng quan các ứng dụng đang chạy.
Những cử chỉ này sẽ quen thuộc với người dùng iOS và Android hiện đại - phần dưới màn hình dưới dạng một khu vực cử chỉ. Vuốt lên để đóng một ứng dụng, sang một bên để chuyển sang một ứng dụng khác.
Khi sử dụng điện thoại theo chiều ngang, khu vực cử chỉ có thể được sử dụng để cuộn trang web hoặc tài liệu.
Về cơ bản, nếu bạn chạm vào khu vực cử chỉ bằng một ngón tay, bạn có thể sử dụng một ngón tay khác để truy cập các phím tắt: nhấn C để Sao chép, V để Dán, X để Cắt, A để chọn Tất cả. Vùng cử chỉ hoạt động giống như một loại phím Ctrl. Trên iOS và Android, cách duy nhất để sao copy và paste là nhấn giữ và chọn từ menu.
Thẻ ứng dụng còn có thiết kế bo tròn 4 góc, đây không phải là một sự trùng hợp vì màn hình của Palm có thiết kế góc cong, rất lâu trước khi điều này trở nên phổ biến.
Palm Pre có cửa hàng ứng dụng App Catalog, với chỉ khoảng 800 ứng dụng, tính đến những năm đầu máy ra mắt. Các ứng dụng này dựa trên công nghệ Web (do đó hệ điều hành mới có tên webOS). Chúng có thể được thay đổi kích thước dễ dàng hoặc tạm thời thu nhỏ để hiển thị thông báo đến. Có thể nói đây là điều rất tốt vào thời điểm đó, thậm chí đến hiện tại cũng không nhiều ứng dụng được như vậy.
Chính sự linh hoạt này đã cho phép webOS xuất hiện trên nhiều thiết bị có kích thước màn hình cực kỳ khác nhau - từ smartwatch đến TV (và thậm chí một số máy in HP).
Phần cứng của Pre trước không có gì nổi bật trong năm 2009 - CPU Cortex-A8 lõi đơn với 256 MB RAM không phải là nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá của trang GSMArena, như vậy đã đủ để điện thoại chạy từ 12-28 ứng dụng cùng một lúc, một con số khó tưởng với 256 MB RAM.
Cử chỉ điều hướng trên Palm Pre Plus - phiên bản nâng cấp RAM và dung lượng lưu trữ của Palm Pre.
Lưu ý rằng mặc dù ý tưởng giống nhau, nhưng trình chuyển đổi ứng dụng Android và iOS hiển thị các ứng dụng gần đây, trong khi đó webOS cho thấy các ứng dụng đang chạy. Điều này có nghĩa là Android và iOS có thể tạm dừng các ứng dụng nếu chúng cần giải phóng RAM (thực tế, đó là tất cả những gì iOS đã làm trước khi nó được đa nhiệm đúng cách) trong khi webOS hoạt động giống như PC của bạn.
Điện thoại này cũng đi tiên phong trong việc sạc không dây - công ty đã bán bộ sạc Touchstone tùy chọn với giá 70 USD, cho phép bạn sống cuộc sống không dây nhiều năm trước bất kỳ ai khác. Bộ sạc này thậm chí đã khắc phục một sự cố vẫn còn là vấn đề đối với các điện thoại khác hiện nay: căn chỉnh vị trí.
Touchstone có các nam châm mạnh giữ điện thoại tại chỗ (bộ sạc có thiết kế dốc, nghiêng màn hình về phía bạn, thay vì để điện thoại nằm thẳng). Những nam châm này cũng giúp hướng dẫn điện thoại đến đúng vị trí để sạc không dây hoạt động.
Thật không may, mặc dù các tính năng phần cứng và phần mềm đã có trước thời đại, Palm Pre đã thất bại trong việc thu hút người tiêu dùng. Và những người đã mua điện thoại đã sớm phải đối mặt với một số vấn đề. Từ thẩm mỹ (vỏ nhựa khá dễ nứt) đến nghiêm trọng hơn.
Cơ chế trượt luôn có tiếng là không bền và Palm Pre cũng không ngoại lệ. Nhiều người đã nói rằng cơ chế trên Pre trở nên lỏng lẻo và hai nửa thân máy sẽ rất lỏng khi điện thoại được mở.
Dù Palm Pre đã trở thành điện thoại bán chạy nhất của nhà mạng Sprint - đối tác độc quyền của Palm tại Mỹ - nhưng điều đó phản ánh sự phổ biến của nhà mạng hơn là khả năng thực sự của điện thoại.
Một thiết bị thương hiệu Palm mới ra mắt gần đây, nhưng nó không liên quan nhiều đến Pre ngoài thương hiệu. Nó được tạo ra bởi một startup được hỗ trợ bởi TCL, Palm Pre mà chúng ta từng biết coi như đã chết.
ryankog
Lý do iPhone SE 2020 có màn hình bé 2019 là một năm thất vọng với những ai yêu thích điện thoại màn hình nhỏ khi các nhà sản xuất liên tục gia tăng kích thước trung bình trên smartphone. Cuối cùng, ý tưởng về một chiếc điện thoại nhỏ gọn mà người dùng có thể dễ dàng cầm nắm và sử dụng đã chính thức quay lại với mẫu iPhone SE...