Đưa vũ khí bí ẩn trấn giữ Syria khi Nga rút quân
Theo Militaryinformant ngày 14/3, ngay trước thời điểm Tổng thống Putin tuyên bố rút bớt lực lượng, Nga đã đưa hệ thống vũ khí bí ẩn đến Syria.
Con bài tẩy Iskander-M
Nguồn tin cho biết, vào đêm 14/3, hai máy bay vận tải quân sự đã âm thầm hạ cánh xuống căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Lập tức, thiết bị quân sự bao gồm các bộ phận tháo rời của tên lửa và các xe tải chuyên dụng loại MZKT được bốc dỡ từ 2 chiếc máy bay này.
Nga đã che chắn rất cẩn thận cho hai xe chiến đấu 6 bánh chủ động được phủ bạt kín cùng 3 xe tải chuyên dụng nhanh chóng rời khu vực sân bay. Hộ tống đoàn xe này là những chiếc xe bọc thép chiến đấu.
Theo phỏng đoán của Military-informant, nhiều khả năng đây chính là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật mới nhất của Nga là Iskander-M, bởi hệ thống tên lửa này thường được Nga bố trí trên xe tải MZKT-7930.
Tuy nhiên, Military-informant cũng nói thêm rằng, những vũ khí này cũng có thể là những thiết bị của tổ hợp tên lửa phòng thủ S-400 và của hệ thống phòng thủ tầm gần Pantsir-S1 hiện đang được Nga triển khai ở căn cứ không quân Hmeymim.
Nói về loại vũ khí bí mật này, phóng viên điều tra Mỹ Robert Parry của tạp chí National Interest cho biết, căn cứ từ nguồn tin thân cận với tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 2/2016 cảnh cáo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan rằng Moscow sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để bảo vệ lực lượng viễn chinh Nga trước cuộc tấn công của Thổ.
“Một nguồn tin thận cận với tổng thống Vladimir Putin đã nói với tôi rằng Nga đã cảnh báo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng Moscow sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu cần thiết để giữ an toàn cho binh sĩ Nga trước một cuộc thảm sát của Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO, bất kỳ một cuộc xung đột nào như vậy đều có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột hạt nhân toàn diện”.
Tổ hợp tên lửa Iskander-M được nga ngụy trang rất cẩn thận.
Trước thông tin này, Robert Parry khẳng định rằng vũ khí Nga chuyển đến Syria tối 14/3 không thể là S-400 hay Pantsir-S1 vì chúng là vũ khí phòng không. Và gần như chắc chắn rằng vũ khí bí mật này chính là những tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Được biết, việc triển khai tên lửa bí mật đến Syria diễn ra ngay trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rút bớt quân khỏi Syria vì đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng tại đây và chỉ để lại một phần nhỏ lực lượng giám sát ngừng bắn và bảo vệ hai căn cứ của Nga ở Syria (cảng Tartus, căn cứ không quân Hmeymim) cả trên không, trên biển và trên đất liền.
Video đang HOT
Dù tuyên bố rút lực lượng nhưng Nga khẳng định những hệ thống tên lửa S-400 và Pantsir-S1 vẫn ở lại duy trì sự bảo vệ cho lực lượng Nga. Vì vậy, khi tăng cường Iskander-M đến Syria, Nga đang chứng tỏ thế áp đảo dù rút bớt quân.
Đòn chiến lược quen thuộc
Kể từ khi quan hệ Nga và phương Tây trở nên căng thẳng do những cáo buộc Moscow liên quan trực tiếp đến tình hình bất ổn tại Đông Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014, tên lửa Iskander-M luôn là con bài chiến lược để mặc cả của Moscow.
Theo trang Uatoday hồi cuối năm 2015, Nga đã triển khai tên lửa Iskander-M đến bán đảo Crimea. Việc vũ khí hạt nhân của Nga hiện diện tại Crimea không khiến phương Tây bất ngờ bởi ngay sau khi sáp nhập bán đảo này Moscow đã công khai kế hoạch triển khai loại vũ khí hạt nhân và quyền triển khai chúng.
Thông tin này được Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Ulyanovsk tuyên bố: “Rõ ràng, Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, ở bất kỳ khu vực nào của Nga nếu Nga thấy điều đó là cần thiết. Về nguyên tắc chúng tôi có quyền đó, rõ ràng là như vậy”.
Cũng lý do này, phương Tây đã phát hiện Nga bắt đầu triển khai những tổ hợp Iskander-M đến tỉnh Kaliningrad – vùng lãnh thổ hải ngoại duy nhất của Nga từ năm 2013. Ngoài ra, hồi cuối năm 2015, Nga tuyên bố có kế hoạch tăng thêm số lượng vũ khí chiến thuật này đến Kaliningrad.
Phản ứng trước kế hoạch của Nga, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận, việc Moscow triển khai tổ hợp tên lửa Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sát biên giới Ba Lan, sẽ làm “thay đổi căn bản cán cân an ninh ở châu Âu”.
Ông Stoltenberg còn cho rằng, những hành động này của Moscow “gây bất ổn và nguy hiểm”. Bên cạnh đó, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, rằng NATO không muốn gia tăng các cuộc đối đầu với Nga.
Iskander-M có thể tấn công mục tiêu với CEP chỉ 2 m và mang được cả đầu đạn thường và hạt nhân, tầm bắn lên tới gần 500km. Do vậy, Iskander-M được coi là vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Đồng Rúp tăng giá ngày Nga rút chân trái khỏi Syria
Quyết định rút quân khỏi Syria là một quyết định hiệu quả của Putin ở thời điểm các vấn đề trong nước cấp bách và đối ngoại với nước ngoài rất cấp thiết.
Hết bất ngờ với các quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/3, đứng trên góc độ của vị Tổng thống, có thể thấy sự hiệu quả của quyết định này như thế nào trong tình hình đối nội và đối ngoại của Nga.
Sự hiệu quả của chiến thuật này đáp ứng trước hết được tình hình đối ngoại của Nga trên các mặt trận với Mỹ và EU cũng như các đối tác của nước này ở Trung Đông, thậm chí hiệu quả ngay với đồng minh Syria.
Thứ nhất, đối với Syria, Moscow sau khi chứng kiến những cuộc đàm phán với đối lập Syria xác nhận rằng họ chính là những nguyên nhân đầu tiên được phe đối lập viện dẫn trong quá trình đàm phán, đã cảm nhận rõ ràng hơn về vai trò của mình.
Việc rút khỏi Syria sẽ làm cho phe đối lập cảm thấy an tâm về một con bài trong bàn đàm phán đã bị loại bỏ. Từ đó, việc tìm hiểu sự đồng thuận đôi bên giữa phe chính phủ và đối lập sẽ dễ dàng hơn khi Nga chống tay đứng giữa chứng kiến.
Bên cạnh đó, thông điệp rõ ràng từ Nga gửi tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng sự hỗ trợ của Nga không phải là vô hạn và ông cần phải tìm thấy điểm chung với đối thủ của mình hoặc chiến đấu một mình.
Thực chất, việc hỗ trợ chính quyền Syria đối mặt với khủng bố là nguyên nhân được Nga đưa ra khi kéo quân đến Damacus.
Một thực tế cho thấy, Điện Kremlin đã giúp đỡ quân đội chính phủ Syria rất nhiều trong việc giành lại các cứ điểm, hay thành công trong việc đào tạo, huấn luyện binh lính ở đây.
Damascus xuất hiện những nguồn tin cho rằng những chiến thắng gần đây của quân chính phủ đã cổ vũ Tổng thống Syria và những người ủng hộ ông tiếp tục chiến tranh cho đến khi chiến thắng.
Đặc biệt là trong các cuộc đàm phán gần đây ở Geneva, phái đoàn chính phủ Syria dường như đã rất tự tin.Nga đang cảnh báo tới Syria, họ ủng hộ nhà nước này chứ không riêng Tổng thống Assad.
Thứ hai, đối phương Tây, việc Nga rút quân khỏi Syria là một đòn đánh lớn ảnh hưởng tới cả các vấn đề ngoại giao và kinh tế đang tồn đọng giữa 2 bên mà chưa có phương hướng nào giải quyết.
Hành động này của Nga có thể được coi như động thái thể hiện sự quan tâm tới việc cải thiện mối quan hệ với phương Tây, những nước là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Nga sau quá nhiều biến cố ở Ukraine cùng các đòn trừng phạt kinh tế, cuộc khủng hoảng di cư tới miền đất hứa đã gây không ít xáo trộn.
Ngoài ra, nó cũng thể hiện tinh thần nghĩa hiệp của người Nga khi không hề muốn biến Syria thành căn cứ để khôi phục ảnh hưởng ở Trung Đông.
Thứ ba, đối với các đối tác Trung Đông, bước lùi ở Syria làm giảm các rủi ro của các sự cố nguy hiểm có thể dẫn tới các cuộc mâu thuẫn chính trị như việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga hồi năm ngoái.
Với việc giảm sự hiện diện quân sự tại Syria, Nga đã giảm thiểu mâu thuẫn với Israel. Quân đội Israel được cho là đã cảnh báo Nga về cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu Syria.
Còn đối với Mỹ, ắt hẳn điều này sẽ làm nước này hài lòng khi nhất quyết từng muốn một mình ngự trị ở Trung Đông và gây ảnh hưởng. Không còn gì khó chịu hơn khi phải tỏ ra thân thiện và dùng tư cách nước lớn đối với kẻ chia đôi bầu trời quyền lực ở Trung Đông chính là cảm xúc của Mỹ khi chứng kiến máy bay Nga lượn lờ trên không phận Syria.
Nga ra đi khi đã "hoàn thành nhiệm vụ" ở Syria.
Không chỉ làm hài lòng nước ngoài, việc rút quân về nước cũng hợp với thời điểm nội lực Nga đang yếu dần, còn chi hoạt động quân sự thật sự tốn kém.
Giữa bối cảnh giá dầu thấp, đồng nội tệ mất giá, các chi tiêu quân sự sẽ là một gánh nặng nghiêm trọng cho ngân sách của Nga.
Mặc dù chi phí hoạt động ở Syria không được công bố, nhưng giảm bớt gánh nặng ngân sách là rất phù hợp với doanh nghiệp.
Bởi gần đây phe đối lập chính trị bắt đầu chỉ trích điện Kremlin với sự chặt chẽ và kiên trì để lãng phí nguồn ngân sách cho các dự án chính sách ngoại giao khác nhau.
Một minh chứng rõ ràng nhất cho thấy quyết định của Tổng thống Putin hiệu quả đó là giá đồng rúp đã tăng trở lại ngay khi quyết định điều quân được đưa ra.
Chỉ rút chân trái, Nga vẫn còn "tình nghĩa" ở Syria
Song rút quân khỏi Syria theo định nghĩa của Tổng thống Putin không có nghĩa là Nga sẽ mất hết các vai trò quân sự ở đây. Một điều mà chắc chắn mọi phe trong mối quan hệ phức tạp ở vùng Vịnh nhận thấy sau quyết định rút quân này là Nga không hề khẳng định sẽ từ bỏ hoàn toàn Syria.
Theo_Báo Đất Việt
Nga khẳng định Moscow không rút quân khỏi Syria vì ghét Assad Ông Peskov cũng bác bỏ quan điểm cho rằng quyết định này của Nga là nhằm gây áp lực lên chính phủ Assad. Quyết định của Tổng thống Vladimir Putin rút lực lượng chính của Liên bang Nga ra khỏi lãnh thổ Syria không đồng nghĩa với việc Moscow không hài lòng với người đứng đầu chính quyền Damascus Bashar al-Assad, hãng Tass...