Đưa vụ án chấn động dư luận thành phim, “When They See Us” của Netflix đáng xem nhất thời điểm hiện tại
Bốn tập phim mà When They See Us đem lại những giá trị không chỉ dừng ở mức “hay” đơn thuần mà còn có thể truyền cảm hứng cho người xem.
Từ đầu 2019, chúng ta được thưởng thức khá nhiều sản phẩm với chất lượng ổn từ Netflix như Love, Death & Robots, The Haunting of Hill House, You, Sex Education, hay gần nhất là The Perfection với nhiều cú plot twist khiến khán giả bùng nổ. Nhưng với When They See Us được trình chiếu vào ngày 31/5 gồm 4 tập phim, nó đã đem lại không chỉ ở mức “hay”, đây là tác phẩm truyền cảm hứng, tạo được chiều sâu đến mức ám ảnh người xem.
When They See Us tóm tắt lại diễn biến vụ án gây chấn động New York ngày 19/4/1989
Vào tối ngày 19/4/1989 ở Harlem, New York xảy ra một vụ cưỡng hiếp hành hung một phụ nữ dã man@ khiến cho mọi con mắt của công chúng đổ dồn sự chú ý vào sự kiện này, đặc biệt là khi xung quanh thời điểm đó vấn nạn cưỡng hiếp đang khá nhức nhối trong xã hội. Khi một chuỗi những hành vi bị lên án gay gắt bởi công chúng thì sức ép lên cánh báo chí, các cơ quan chức năng cũng ngày một nặng nề hơn. Điều đó dẫn đến những kết cục không mấy tốt đẹp sau này cho các nhân vật chính trong câu chuyện.
Nạn nhân là Trisha Meili – một phụ nữ da trắng vừa rời chỗ làm, đi chạy bộ ban đêm như thói quen bình thường, không may khi đi vào con đường tối đã bị thủ phạm hành hung, lôi vào bên vệ đường, cưỡng hiếp, lại tiếp tục tấn công cho tới khi ngất lịm đi. Cuối cùng bị bỏ lại cho tới chết. Nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng mạng sống thoi thóp, máu me khắp nơi. Hiện trường là một cảnh tượng cực kỳ ám ảnh.
Cùng vào tối hôm đó, một nhóm gồm 20 – 30 nam thanh niên da màu độ tuổi thiếu niên tụ tập ở công viên Central (Central Park) la lối, trêu chọc những người da trắng đạp xe trong công viên, quấy phá, thậm chí là có hành vi bạo lực, đánh đập một người đàn ông da trắng trung niên. Người dân xung quanh hoảng hốt lập tức gọi cảnh sát tới, bắt giữ vài người đưa về đồn trong khi số còn lại chạy trốn thoát.
Sau đó, cảnh sát và các thám tử đã đưa ra những lập luận vô cùng sơ sài, chẳng có tí bằng chứng cụ thể xác đáng nào, đưa bốn thiếu niên (ba da màu, một latinh): Antron McCray, Kevin Richardson, Yusef Salaam, Raymond Santana vào diện tình nghi ngay lập tức. Tiếp theo đó bắt đầu tiến hành tra khảo, lấy lời khai mặc kệ sự thật là những đứa trẻ chỉ ở trong độ tuổi 14 cho đến 16, không có người giám hộ pháp lý (bố mẹ) ở bên.
Trong tập đầu tiên, bộ phim đã thể hiện lại những khung cảnh các thành viên của “Central Park Five” bị tra khảo một cách bạo lực, đáng lên án trong khi không có người giám hộ kề bên, không được nói lên tiếng nói thật sự của mình, không được cung cấp bất cứ quyền công dân nào bao gồm việc có luật sư. Quá trình đó khiến người xem không thể kiềm được lòng, bởi nó gây ra cảm xúc phẫn nộ khi những đứa trẻ chưa đủ tuổi trưởng thành bị gán ghép vào một tội danh mà chúng còn chẳng biết tí gì về nạn nhân, hay thời điểm, địa điểm vụ án xảy ra. Những tên thanh tra, viên chức cảnh sát liên tục hét vào, đưa ra những câu hỏi như quá trình hiếp dâm như thế nào, lý do vì sao.
Phải nói bộ phim đã làm khá tốt ở những cảnh này, lấy được sự đồng cảm của khán giả dành cho những nhân vật chính bởi chính sự tàn nhẫn, dã man của các viên chức kia khi ép cung, dụ dỗ và gượng ép bắt những đứa trẻ phải nhận tội, đổ tội lẫn nhau dù chúng thậm chí còn chưa bao giờ gặp mặt hay biết tới sự tồn tại của nhau. Hãy thử tưởng tượng những người quen của mình ở độ tuổi đó hay thậm chí chính bản thân bạn trong tình huống đó, bị gán ghép tội danh cưỡng hiếp và hành hung một người phụ nữ rồi bỏ mặc cho tới chết, hoang mang tột độ, không tìm thấy tiếng nói của mình, liên tục bị nhồi nhét vào đầu những lời dối trá và đặc biệt là không có bất kỳ một người thân nào ở bên.
Ray bị còng tay ngồi tra khảo suốt 10 mấy tiếng đồng hồ liền không thức uống, đồ ăn
Vấn nạn phân biệt chủng tộc và những cái nhìn không đúng đắn đối với cả một nền văn hóa dân tộc
Người phụ nữ tóc vàng kia nhanh chóng liên kết hai sự kiện nhóm thanh niên da màu phá rối ở công viên Central lại với vụ án cưỡng hiếp mà không hề đắn đo hay suy luận logic và xem xét nhiều khía cạnh hơn. Chưa có bất kỳ chứng cứ nào mà chỉ chăm chăm vào làm sao lấy được lời khai thú tội của những đứa nhỏ, đưa ra hàng loạt lời nói ác mồm độc miệng rằng bọn trẻ da màu xứng đáng nhận hình phạt cho cái thể loại quái vật như chúng.
“Nếu như không phải là những đứa trẻ da màu, liệu mọi chuyện có đi theo chiều hướng khác?” là câu hỏi mà có lẽ ai khi xem phim cũng sẽ nghĩ tới. Với ví dụ khác gần đây – “See You Yesterday” được trình chiếu trên Netflix, việc đem vấn nạn phân biệt chủng tộc gây tranh cãi lên tác phẩm phim ảnh không còn xa lạ, là một cách để lên án, lan truyền thông điệp tới mọi người. 5 đứa trẻ trong vụ án này chỉ vì có tham gia vào cuộc “diễu hành, ẩu đả” ở công viên mà bị gán ghép vào tội danh nghiêm trọng như vậy, vì màu da, xuất thân mà bị đóng khung trong cái mác những kẻ không ra gì, tội phạm nguy hiểm đáng bị trừng phạt.
Kevin khi ấy mới chỉ 14 tuổi
Gây ức chế nhất là trường hợp của Korey Wise (đã đủ 16 tuổi) – thành viên cuối cùng của Central Park Five, là bạn thân của Yusef Salaam. Vào đêm 19/4 vì lời rủ rê của Yusef mà cũng tham gia vào nhóm thanh niên đi vào công viên. Sau đó khi Yusef bị cảnh sát đưa về đồn lấy lời khai, Korey cũng đang có mặt ở kế bên. Vì không muốn bạn gặp bất cứ chuyện trắc trở nào nên đã đi theo, ngồi bên ngoài đồn đợi suốt hàng giờ đồng hồ.
Yusef và Korey
Có phân cảnh những đứa trẻ lần lượt đi đến phiên tòa ra phán quyết cuối cùng, ở đó hàng dài cộng đồng người da màu đã đứng giơ biển cổ vũ, hô to khẩu hiệu. Họ quyết tâm cùng nhau bảo vệ, đứng lên chống lại cái nhìn không đúng đắn của xã hội khiến người xem phải nể phục và rùng mình bởi chính sự mạnh mẽ trong ý chí của họ.
Khi tương lai ở trước mặt bỗng chốc tan biến sau một đêm
Bộ phim gắn mác 16 vì thế độ tuổi thiếu niên sẽ không có nhiều điều kiện thưởng thức bộ phim. Nhưng nếu là một khán giả độ tuổi trưởng thành rút ra được nhiều điều sau những gì bộ phim mang lại, bạn sẽ cảm thấy ám ảnh, cảm xúc rất dữ dội khi đặt mình vào các nhân vật. Xã hội từ lâu đã quen với nhận định rằng những đứa trẻ da màu hư hỏng, tụ tập, chơi thuốc, quen với hành vi bạo lực thì mong chờ gì nhiều ở tương lai. Nhưng thực chất ai cũng sẽ có nhu cầu thể hiện bản thân mình để dành được sự tôn trọng từ xã hội. Họ cũng như vậy, sẽ có những ước mơ, cố gắng để trở thành một con người tốt đẹp dù hiện thực xã hội chèn ép, gây khó khăn.
Kevin, Antron, Ray, Yusef, Korey đã mất cả thanh xuân của mình dành thời gian để trả giá cho tội lỗi của một ai đó khác, nhận lại biết bao sự chì chiết, lời xấu, sự ghét bỏ của xã hội đối với mình.
Dòng cảm xúc mà phim đem lại chính là yếu tố đắt giá nhất
Câu chuyện của các nhân vật chính sẽ khiến cảm xúc dâng trào tới mức độ khi đã đạt đỉnh điểm thì ở những tập tiếp theo cũng sẽ khiến bạn phải rơi lệ. Không chỉ là một cảnh phim nhất định mà cả một quá trình bộ phim đều mang màu sắc bi thương. Kể cả những phân cảnh rất bình thường, chỉ là những cuộc đối thoại không nhằm mục đích đẩy cao trào cảm xúc khán giả, nhưng vẫn có thể khiến người ta cảm thấy đau nhói vô cùng, thương xót các nhân vật và thấu hiểu được chính câu chuyện của họ.
Những đôi mắt vô hồn không còn tí hy vọng vào tương lai bất lực chịu đựng xã hội vô lý. Chúng phải chịu đựng, đánh mất phần lớn tuổi trẻ để rồi khi quay trở lại với xã hội sau thời gian dài nhận lại được những ánh mắt kỳ thị xa lánh, bị đánh giá thấp, khinh rẻ. Xã hội không tiếp nhận và tạo một con đường cho họ được quay trở lại hòa nhập với cộng đồng.
Ray sau khoảng thời gian dài và quay trở lại với xã hội
Không một nơi nào chấp nhận anh vào làm việc với tiền án hình sự như vậy
Chịu sự khinh bỉ của người mẹ kế
Tập cuối về khoảng thời gian mà Korey Wise – thành viên duy nhất trong Central Park Five đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý như người trưởng thành, bị đưa đến những nhà tù giam khắc nghiệt, lấy đi nhiều nước mắt của khán giả nhất. Một đứa trẻ da màu bị thả vào môi trường bạo lực, mang tội danh cưỡng hiếp hành hung phụ nữ sẽ bị đánh đập tới mức độ nào. Korey nhiều lần khốn đốn, sợ hãi tột độ, trải qua bao nhiêu nhà tù khác nhau, “tồn tại” trong sự đơn độc, đánh mất đi quá nhiều thứ.
Korey khoảng thời gian kinh khủng trong nhà giam
Tạm kết
When They See Us là phim mà ai trong chúng ta cũng nên dành thời gian để thưởng thức. Sự khắc nghiệt và vùi dập của xã hội có thể to lớn, phá hủy đi tinh thần của một con người. Ví dụ như The Pursuit of Happyness (do Will Smith đóng chính), không có kịch bản liên quan tới When They See Us nhưng đều nói lên hoàn cảnh của con người sống trong xã hội. Họ không có bất cứ “đặc quyền”, sống cuộc đời khốn khổ nhưng vẫn vượt qua định kiến nơi đáy xã hội.
Trailer “When They See Us”
When They See Us hiện đang lên sóng trên Netflix.
Theo Trí Thức Trẻ
"Sex Education": Bộ phim giáo dục giới tính gây sốc với đầy rẫy cảnh ân ái và những câu thoại bị cho là "dơ bẩn" - Đằng sau thực sự là gì?
"Sex Education" có lẽ sẽ là một cú sốc văn hóa dành cho những bậc phụ huynh bấy lâu nay vẫn nghĩ giáo dục giới tính là "vẽ đường cho hươu chạy", trò chuyện công khai về quan hệ là dơ bẩn, xấu xa.
Đề tài giáo dục giới tính vẫn luôn là một điểm nóng nhạy cảm khi xuất hiện trên phim ảnh. Làm thế nào để những bộ phim khai thác chủ đề này đủ hấp dẫn, đầy đủ thông tin nhưng lại không bị phản cảm, thô tục vẫn luôn là điều khiến các nhà làm phim đau đầu. Đầu năm 2019 này, có một tác phẩm thực sự đã thổi một làn gió mới cho dòng phim giáo dục giới tính, tạo nên cơn sốt tìm kiếm cho lứa tuổi trưởng thành, đấy chính là Sex Education do Netflix sản xuất.
Giáo dục giới tính hay vẽ đường cho hươu chạy?
Vấn đề giáo dục giới tính hay vẽ đường cho hươu chạy vẫn luôn là chủ đề được đem ra tranh cãi, mổ xẻ từ nhiều năm nay. Chính vì lo sợ chuyện "vẽ đường" ấy mà chủ đề giáo dục giới tính vẫn thường được nói đến một cách dè dặt, thận trọng. Và Sex Education đã phá tan lối suy nghĩ bảo thủ đó.
Phim là câu chuyện về chàng trai 16 tuổi Otis (Asa Butterfield), một cậu học sinh cấp 3 nhút nhát. Otis sống với bà mẹ đơn thân vốn là một bác sĩ tâm lý chuyên trị liệu cho các bệnh nhân. Thế nên Otis được tiếp xúc với những kiến thức về vọng dục khi còn khá sớm. Dường như được thừa hưởng "gene" mẹ, cậu bé Otis cũng có khả năng tư vấn cực "đỉnh" những vấn đề liên quan đến giới tính, tình yêu...
Thế nên bất chấp việc bản thân cũng đang phải đối mặt với những "khủng hoảng" của lứa tuổi, Otis đã kết hợp cùng cô bạn xinh đẹp, nổi loạn Meave (Emma Mackey) mở một "phòng khám" để tư vấn cho bạn bè đồng trang lứa, những cô cậu bé tuổi teen với hàng tá thắc mắc xoay quanh vấn đề giới tính, tình yêu, quan hệ mà chẳng dám ngỏ cùng ai.
Ngay từ tập mở màn trong series 8 tập của mùa 1, Sex Education đã khiến khán giả phải choáng váng bởi độ "bạo" của những cảnh quay trong phim. Nhiều tập phim mở màn bằng cảnh ân ái của các cặp đôi, có thể khác giới mà cũng có thể là đồng giới. Phim cũng không ngần ngại để các diễn viên không mặc đồ gây sốc.
Thế nhưng nếu để ý, thì có thể thấy dù tái hiện một cách trần trụi những cảnh quay nhạy cảm này, bộ phim vẫn khéo léo lồng ghép những chi tiết giáo dục giới tính đầy ý nhị. Bằng chứng là việc các đôi tình nhân khi quan hệ luôn nhắc nhở nhau mang...BCS. Thậm chí phim cũng không ngần ngại tái hiện cảnh một cô bé 16 tuổi đi phá thai đầy đau đớn, và giải đáp thắc mắc cho rất nhiều bạn trẻ thông qua lời vị bác sĩ giải thích với cô học trò: "Dùng BCS vẫn có thể mang thai bình thường!".
Thay vì việc né tránh, "dằn mặt" các cô cậu tuổi teen rằng việc quan hệ trước hôn nhân là điều gì đó "kinh khủng" và cần phải tuyệt đối tránh, bộ phim lại chọn cách để cho các nhân vật rất thoải mái, tự do "chuyện ấy", nhưng phải là khi họ thực sự đủ kiến thức và nhận thức về quan hệ an toàn. Những hình ảnh mà các cô cậu tuổi teen học được từ video, hay các bộ phim sex sẽ chẳng giúp gì cho họ trong đời thực, nếu họ không thực sự hiểu cơ thể mình, hiểu về mối quan hệ của mình với đối phương.
Trần trụi thô tục hay bài học về cách trân trọng cơ thể của chính mình?
Sex Education cũng giống như một cuốn "cẩm nang" dành cho lứa tuổi trưởng thành khi bộ phim thoải mái đưa khán giả đi khám phá những điều "thầm kín" trong cơ thể. Phim không ngại phổ cập kiến thức về những bộ phận nhạy cảm mà rất nhiều bậc phụ huynh ngoài kia vẫn luôn né tránh nhắc đến với con cái mình.
Những kiến thức đến tự nhiên thông qua các bài tập sinh học, hay những câu chuyện bi hài về các cô, cậu tuổi teen và ảo tưởng trở nên "hoàn hảo" trong mắt người khác mà không nhận ra rằng nếu ngay chính bạn cũng không yêu, không trân trọng bản thân mình thì sẽ chẳng ai trân trọng nó thay bạn.
Trong mắt nhiều người, câu chuyện về một nam sinh mặc cảm vì không thể "cương cứng" trước bạn gái, hay chuyện một nữ sinh chẳng dám bật đèn không mặc đồ trước bạn trai vì e ngại cơ thể xấu xi... có lẽ là trần trụi thô tục, nhưng sẽ ra sao nếu như những nam sinh, nữ sinh ấy, thay vì có đủ kiến thức để biết yêu những điều tạo hóa ban tặng cho mình, lại tiếp tục sống với nỗi mặc cảm để rồi tìm đến những giải pháp sai lầm với mong ước trở nên hoàn hảo trong mắt bạn tình?
Bên cạnh các bài học trực quan ấy, Sex Education cũng dành thời lượng đề cập tới vấn đề thiên hướng vọng dục của con người. Phim không ngại khai thác các câu chuyện tình yêu đồng giới, xây dựng các nhân vật đồng tính và truyền tải bức thông điệp, dù bạn là ai, giới tính thế nào, cũng hãy yêu và trân trọng bản thân mình.
Bên cạnh các nhân vật chính, thì câu chuyện về chàng gay Eric - bạn thân của Otis và trong phim cũng thu hút sự chú ý của nhiều khán giả trẻ. So với nhiều người có cùng hoản cảnh khác, Eric may mắn hơn vì có một người cha luôn hiểu, yêu thương, chấp nhận và lo lắng cho cậu. Thế nhưng ngay cả khi rất yêu thương, thấu hiểu con trai mình, ông vẫn cứ lo lắng khi thấy con trở nên quá nổi bật, quá khác biệt trong cộng đồng. "Bố lo lằng con sẽ bị tổn thương!" - ông nói khi thấy con trai ăn vận như "nữ hoàng" tham gia vũ hội trường. Thế nhưng lời nói của Eric đã thức tỉnh người cha: "Trước sau gì cũng sẽ tổn thương, nên sẽ tốt hơn khi con là chính con chứ!".
Quan hệ dơ bẩn hay hiểu biết để trưởng thành?
Có một quan điểm bảo thủ từ lâu vẫn tồn tại đấy là việc có nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc trò chuyện công khai về quan hệ là một điều gì đấy... dơ bẩn, xấu xa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Với những người có suy nghĩ như vậy thì Sex Education có lẽ chính là một "cú sốc văn hóa". Phim chẳng ngại để cho các nhân vật trong phim thoải mái trò chuyện, bàn luận về sex, về những vấn đề thầm kín, khó nói trong cơ thể mỗi người.
Một nhân vật phụ huynh khá thú vị trong phim chính là mẹ của Otis - một bác sĩ trị liệu . Mẹ Otis luôn cố gắng động viên con trai mình nói ra những vấn đề của bản thân và tôn trọng nguyên tắc "không phán xét" trong cuộc trò chuyện 2 người. Với tâm lý của nhiều đứa trẻ luôn ngại ngùng khi bàn luận "chuyện ấy" với bố mẹ, thì câu thoại của mẹ Otis chính là một lối thoát: "Thế hệ của con thật quá tự ái, hiểu biết là điều cần thiết!".
Thế nên có phải là dơ bẩn hay không khi một cậu bé thú nhận không thể thủ dâm? Có là dơ bẩn hay không nếu một cô bé ngày này qua tháng khác đi tìm kiếm một ai đó có thể giúp cô thoát kiếp "còn zin", để rồi khi tìm được thì trải nghiệm ban đầu lại thất bại toàn tập vì bản thân cô còn chưa đủ hiểu hết về cơ thể mình?
Nếu coi những điều ấy là dơ bẩn, thì ai sẽ giúp những cô bé, cậu bé mù mờ ngụp lặn trong biển kiến thức giới tính ấy giải quyết khúc mắc của bản thân, để hiểu rằng mỗi người có quá trình phát triển khác nhau, mình không giống người khác không phải là một nỗi thất bại?
Không chỉ tái hiện lại câu chuyện của Otis - Meave và "phòng khám" thú vị của cặp đôi để qua đó truyền tải những bài học giáo dục giới tính một cách nhẹ nhàng, không khô cứng, Sex Education còn lồng ghép những câu chuyện thú vị về tình bạn, tình yêu tuổi "ô mai me" đầy dễ thương, giàu cảm xúc mà không chỉ lứa tuổi trưởng thành, cả các bậc phụ huynh cũng sẽ cảm thấy hấp dẫn khi theo dõi.
Trailer phim
Phim hiện đã kết thúc phát sóng 8 tập của mùa 1 và Netflix cũng đã công bố kế hoạch sản xuất mùa 2 vào đầu tháng 2 năm nay.
Theo afamily.vn
Khi Netflix chơi trò đầu bếp, pha trộn nền văn hóa da màu với du hành thời gian, chúng ta có "See You Yesterday" "See You Yesterday" là sản phẩm mới của Netflix với sự kết hợp mới lạ giữa lý thuyết du hành thời gian và nền văn hóa da màu. Các chủ đề du hành thời gian từ lâu đã trở nên rất phổ biến, đối với những nhà làm phim và gần đây nhất chúng ta cũng có thể thấy chủ đề này trong...