Đưa vốn ngoại đến từng mô hình sản xuất
Một trong những điểm khác biệt và ấn tượng trong hoạt động của Hội ND tỉnh Hòa Bình là sự tích cực huy động, tranh thủ sự giúp đỡ từ các nguồn viện trợ nước ngoài giúp cho hoạt động Hội và phong trào nông dân có nhiều đổi mới.
Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội
Những năm qua, Hội ND tỉnh Hòa Bình đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, đề xuất với UBND tỉnh về các nguồn viện trợ nước ngoài có khả năng hỗ trợ đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, mỗi năm Hội ND đã thu hút vận động tài trợ từ các nguồn nước ngoài được trên 2 tỷ đồng để thực hiện các chương trình hỗ trợ nông dân ơrở các địa phương trong tỉnh.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Cẩm Phương – Chủ tịch Hội ND tỉnh cho biết: Hoà Bình là tỉnh miền núi, có 10 huyện và 1 thành phố với 210 xã, phường, thị trấn (trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn). Điều kiện đi lại không thuận lợi, kinh tế chưa phát triển, thu ngân sách của địa phương hạn chế, vì vậy nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Hội ND Hòa Bình hiện có 133.347 hội viên, sinh hoạt tại 1.935 chi Hội thuộc 208 cơ sở Hội.
Tham gia tổ hợp tác nuôi bò sữa do Hội ND thành lập, nhiều nông dân xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đã có thu nhập cao. ảnh: Thu Hà
Từ kinh nghiệm phối hợp tổ chức Oxfam Đoàn kết Bỉ giai đoạn 2001 – 2011, từ năm 2011 trở lại đây Hội ND tỉnh Hòa Bình đã ký chương trình hợp tác với các hàng chục tổ chức như: Oxfam Anh, Hà Lan, Hongkong; Tổ chức ADDA, DDS (Đan Mạch); Chương trình quản trị đất vùng sông Mekong; Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới; Tổ chức FAO…
Video đang HOT
Theo đó, giai đoạn đầu hợp tác với các tổ chức nước ngoài, Hội ND tỉnh Hòa Bình đã tập trung định hướng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Hơn 350 tập huấn viên là cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở được tham gia huấn luyện trong các lĩnh vực như: Viết đề xuất và quản lý dự án, phân tích cộng đồng; kỹ năng quản lý điều hành nhóm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có sự tham gia; phương pháp ghi chép, tính toán sổ sách kinh tế hộ; các kỹ năng khuyến nghị và đối thoại chính sách. Thông qua hoạt động đó, có hàng ngàn hội viên, nông dân được đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, tiếp cận thông tin thị trường trong quản lý kinh tế hộ, kinh tế hợp tác…
Quan tâm hỗ trợ hội viên, nông dân
Từ nguồn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, Hội ND tỉnh Hòa Bình tập trung tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể theo hướng phát triển nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã. Đến nay, các cấp Hội đã hỗ trợ, duy trì 332 nhóm nông dân cùng sở thích về chăn nuôi, trồng trọt, canh tác theo phương pháp hữu cơ.
Với phương pháp cầm tay chỉ việc, đào tạo ngay trên đồng ruộng và thực tế, hầu hết, các nhóm đã biết lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh dựa trên việc thu thập thông tin nhu cầu và mong đợi của cộng đồng. Ban đầu từ các nhóm sở thích, đến nay đã thành lập, duy trì được 208 tổ hợp tác, 28 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, dịch vụ và chăn nuôi phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng.
Bà Cẩm Phương phấn khởi cho biết: Kết quả nổi bật thứ 3 mà Hội ND tỉnh thực hiện được từ nguồn việc trợ nước ngoài đó là xây dựng bộ công cụ giám sát cộng đồng. Cụ thể, các mô hình “Đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong quản lý sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020″; mô hình “Công dân giám sát quản lý đất đai”; mô hình “Thúc đẩy công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước”… do Hội xây dựng đã được triển khai thực hiện và nhân rộng.
Theo Danviet
TP.HCM: Cung ứng gần 100 tấn cá đặc sản, "thượng đế" tha hồ ăn Tết
Ông Vũ Đình Đàm - Giám đốc Hợp tác xã thủy sản du lịch sinh thái Làng Bè (xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) vừa cho biết, Tết năm nay, các thành viên HTX sẽ cung cấp ra thị trường Tết gần 100 tấn đặc sản cá nước ngọt.
Ông Vũ Đình Đàm - Giám đốc Hợp tác xã thủy sản du lịch sinh thái Làng Bè giới thiệu một số loại cá tại HTX.
Năm nay, làng cá bè Hiệp Hòa có thêm một số loại cá đặc sản mới cung cấp ra thị trường, như: cá hô, cá quế, cá trắm đen, cá lăng vàng... Như thường lệ, cá chép giòn vẫn là đặc sản chủ lực của ông Vũ Đình Đàm. Tết năm nay ông còn bán ra thị trường cá trắm cỏ. Hiện, loại cá này một số con có trọng lượng lên tới 10kg, giá bán tại bè 800.000 đồng/kg.
"Tết này chúng tôi có nhiều loại cá đặc sản mới phục vụ thực khách do các bè cá của thành viên hợp tác xã nuôi, như: cá quế, cá hô, cá trắm đen, chạch quế... Riêng đặc sản cá chép giòn cũng rất được giá vì sản lượng giảm nhiều so với năm ngoái", ông Đàm thổ lộ.
Ông Tống Văn Sỹ - nông dân đi đầu trong việc nuôi cá đặc sản tại làng cá bè xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa) cũng cho biết, vụ Tết năm nay gia đình ông cung cấp khoảng chục tấn cá thịt các loại ra thị trường, trong đó có các loại cá đặc sản, như: cá hô, cá trắm đen nổi tiếng của làng Vũ Đại (tỉnh Hà Nam).
"Tôi chuẩn bị đặc sản cá hô khoảng 2 năm nay, giờ là lúc tung sản phẩm này ra thị trường. Thịt cá hô thơm, ngọt, vảy cá rất giòn. Đặc biệt, dân gian cho rằng ăn thịt cá này vào dịp Tết sẽ mang lại nhiều may mắn nên sản phẩm này có giá khá cao", ông Tống Văn Sỹ, nông dân đi đầu trong việc nuôi cá đặc sản ở làng cá bè xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa) chia sẻ.
Ngoài ra, ông Sỹ còn cung cấp khoảng chục tấn cá cảnh, trong đó cá koi là chủ yếu. Hiện, tại bè loại cá này đang được bán mỗi kg từ 200.000 - 500.000 đồng/kg.
Hiện giá cá tại bè là 120.000 đồng/kg.
Thời gian qua, tại HTX, hầu hết các thành viên đều nuôi cá chép giòn. Nhờ chất lượng cá ngon, giá lại mềm nên rất được thị trường yêu chuộng. Được biết, để có nguồn giống chuẩn hóa về chất lượng, một số thành viên đã bỏ ra hàng ngàn USD nhập khẩu các chép giòn giống từ Nga.
"Phải chấp nhận rủi ro, có đợt chúng tôi mất cả trăm triệu đồng vì con giống bị hao hụt trong quá trình nhập khẩu", ông Trần Đức Cần - thành viên HTX cho biết.
Hiện, ông Đàm đã đưa vào khai thác tour du lịch đường sông kết hợp dịch vụ ăn uống đặc sản cá nước ngọt. Khách đến tận bè tham quan quy trình nuôi và thưởng thức tại chổ đặc sản cá nước ngọt, cũng như làm quà biếu...
Theo Danviet
Con đường đúng của Đồng Tháp: "Tăng lực" từ những hội quán nông dân Triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa trên 5 sản phẩm chủ lực, với phương châm hợp tác - liên kết - thị trường, Đồng Tháp đã cho thấy đây là con đường đúng của tỉnh. Các nút thắt dần được gỡ Đến nay, Đồng Tháp đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra và các dòng sản...