Dựa vào thứ vô ảnh vô hình để tìm vị trí máy bay MH370
Một nhà toán học nói rằng ông đã phát hiện nhiều điểm đáng nghi trong dữ liệu sóng âm ghi được lúc MH370 biến mất.
Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (Ảnh minh họa)
Sự biến mất của chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại.
Nhưng gần đây, một nhà toán học đến từ Đại học Cardiff, Wales, Vương Quốc Anh, tin rằng ông tính toán được “vị trí va chạm” mới, nơi máy bay có thể đã rơi xuống năm 2014 cùng 239 người.
Trên tạp chí The Conversation, Tiến sĩ Usama Kadri – một giảng viên về toán học và kỹ thuật ứng dụng – viết về việc ông đã tìm ra điểm va chạm mới dựa trên sóng âm như thế nào.
Tiến sĩ Kadri cho biết ông và nhóm nghiên cứu xác định được hai địa điểm va chạm và một đường bay mà MH370 có thể đã thực hiện vào ngày 8.3.2014. Tuy nhiên, Kadri không tiết lộ chi tiết về những phát hiện này.
Giả thuyết trước đó cho rằng địa điểm va chạm là ở phía bắc Ấn Độ Dương trong khi giả thuyết khác nói rằng MH370 rơi ở gần Madagascar.
Kadri tập trung nghiên cứu sóng âm (cả dưới nước và trên mặt nước) và tiếng động bị làm nhiễu do tập trận quân sự gần đó. Ông cũng đặt câu hỏi về việc “dữ liệu biến mất” trong vòng 25 phút tại một cơ sở quốc phòng bí mật của Mỹ.
“Khi bạn thả một viên sỏi xuống hồ, sóng nước được tạo ra từ điểm va chạm, trong khi đó, sóng âm tạo ra tiếng động mà bạn nghe thấy”, Kadri viết trên The Conversation. “Một loại sóng khác cũng được tạo ra trong nước: thủy âm. Tương tự sóng âm, thủy âm di chuyển tương đối chậm qua dòng nước, với tốc độ 1500 m/giây”.
Video đang HOT
Thông thường, khi một vật rơi xuống nước, sóng bề mặt có xu hướng ngày càng nhỏ đi cho đến khi chúng ta không nhìn thấy chúng nữa. Nhưng thực tế là sóng bề mặt tiếp tục di chuyển qua nước ở độ sâu thấp hơn. Những cơn sóng này có thể đi được hàng ngàn km mà không bị xáo trộn, thậm chí đi suốt đại dương.
Với một chiếc máy bay như MH370, tác động ở bề mặt đại dương rất dữ dội. Cú va chạm sẽ “tạo ra sóng bề mặt lớn và một loạt sóng âm phát ra từ sự thay đổi áp suất đột ngột được gọi là sóng âm trọng lực”.
MH370 biến mất vào ngày 8.3.2014 (Ảnh minh họa)
“Những sóng này có thể di chuyển hàng ngàn km dưới nước, mang theo thông tin quan trọng về nguồn gốc của tác động, trước khi tiêu tan”, tiến sĩ viết.
Năm 2017, Tiến sĩ Kadri cùng đồng nghiệp, Tiến sĩ Davide Crivelli, xem xét sóng âm trọng lực được thu bởi các trạm thủy âm ở Ấn Độ Dương và tìm ra hai điểm va chạm nghi là của MH370 tác động với đại dương.
Nhưng nghiên cứu mới đây của họ cho thấy một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả cũ: đó là độ đàn hồi đáy biển.
“Các sóng âm trọng lực mà chúng tôi đã phân tích được lấy từ hai trạm thủy âm (mỗi trạm có ba micrô dưới nước), hoạt động vào thời điểm MH370 bị mất tích”, Kadri viết.
“Trạm đầu tiên, HA01, nằm ở ngoài khơi Cape Leeuwin, Tây Úc, trong khi trạm thứ hai, được biết đến với cái tên HA08s, nằm ở Diego Garcia, một phần của Quần đảo Chagos.
“Các nghiên cứu trước chủ yếu xem xét tín hiệu thu thập bởi trạm HA01, cũng như tín hiệu liên quan đến việc truyền dữ liệu vệ tinh từ MH370. Tuy nhiên, với sự hiểu biết mới về sóng âm trọng lực, chúng tôi quyết định xem xét dữ liệu âm thanh từ HA01 được ghi lại trong khung thời gian rộng hơn và phân tích dữ liệu xa hơn, từ trạm HA08s.
“Xét đến tác động của độ co giãn đáy biển, các vị trí mà trước đây chúng tôi xác định bằng cách sử dụng dữ liệu từ HA01 giờ đã thay đổi”.
Trong khi dữ liệu của HA01 tương đối rõ ràng, dữ liệu từ HA08 bị làm nhiễu bởi tiếng ồn của cuộc tập trận quân sự gần đó.
HA08 được đặt tại một cơ sở quốc phòng bí mật của Mỹ tại Diego Garcia, trung tâm Ấn Độ Dương. Phần lớn dữ liệu của HA08 trong khung thời gian liên quan đều bị nhiễu. Và 25 phút dữ liệu đã mất tích không thể giải thích được, theo Kadri.
“Các tín hiệu mà chúng tôi phân tích cho thấy trạm đã ngừng hoạt động 25 phút mà không được giải thích bởi Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện, nơi chịu trách nhiệm cho các trạm thủy âm”, tiến sĩ nói.
Kadri nói rằng việc sắp xếp dữ liệu từ HA08 và HA01 đã giúp họ tìm ra một điểm va chạm mới. Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết về điểm va chạm này.
Tiến sĩ nhấn mạnh các tín hiệu này có thể xuất phát từ chính cuộc tập trận. Tuy nhiên, ông vẫn khuyến khích nghiên cứu thêm về một số tín hiệu từ HA08.
Theo Danviet
Nóng: Mảnh vỡ từ máy bay Indonesia bị rơi có thể giúp tìm MH370
Các mảnh vỡ từ chuyến bay xấu số JT610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air có thể giúp giải đáp bí ẩn về sự mất tích của chuyến bay MH370 mất tích, một nhà điều tra độc lập tuyên bố.
Các nhà điều tra xem xét mảnh vỡ của máy bay JT610. Ảnh: Getty.
Cho tới thời điểm hiện tại, các thợ lặn Hải quân Indonesia đã tìm thấy hộp đen và một mảnh vỡ chân càng hạ cánh từ chiếc Boeing B777 đâm xuống Biển Java, ngoài khơi thủ đô Jakarta khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Các dữ liệu vệ tinh ADS-B cho thấy chuyến bay JT610 đã đâm thẳng xuống mặt biển từ độ cao 1524m với tốc độ hơn 640km/h - tức là vụ va chạm xảy ra ngay 1 phút sau khi máy bay gặp sự cố. Các chuyên gia cho rằng với động năng này, lớp bảo vệ hộp đen sẽ bị hỏng còn các thành phần kim loại của máy bay sẽ bị nghiền thành bột.
Theo Express, nhà điều tra độc lập về MH370 Victor Iannello đã chỉ ra rằng các thông tin khai thác từ vệ tinh cũng cho thấy rằng MH370 đâm xuống biển với động năng tương đương khi rơi với tốc độ gần 4,6km/phút. Ông Iannello nhận định các mảnh vỡ của máy bay Lion Air sẽ giúp hé lộ về những mảnh vỡ của chiếc MH370 đã mất tích ở Ấn Độ Dương vào hôm 8.3.2014.
"Phải thừa nhận rằng, chiếc B777 [JT610] lớn hơn B737 [MH37] nên mảnh vỡ trôi nổi của nó cũng sẽ dễ tìm thấy hơn", ông Iannello chỉ vào một đoạn video ghi lại hình ảnh các mảnh vỡ của JT610 trên một khu vực biển và nói.
"Tuy nhiên, [khác với máy bay Lion Air] việc tìm kiếm MH370 trên mặt biển Ấn Độ Dương bằng máy bay diễn ra vài tuần sau khi máy bay mất tích. Lúc ấy hiệu ứng sóng phân tán và các dòng chạy tại Ấn Độ Dương lại đang mạnh".
Mảnh vỡ chân càng hạ cánh của máy bay JT610. Ảnh: Getty.
"Khu vực tìm kiếm quá rộng lớn và các mảnh vỡ lại khá nhỏ là nguyên nhân khiến việc tìm kiếm trên không gặp thất bại", ông Iannello bình luận. "Trên một diện tích lớn như vậy, hình ảnh vệ tinh rất khó tìm các mảnh vỡ nhỏ của máy bay".
Bên cạnh đó, nhà điều tra Iannello cho rằng so với đội tìm kiếm trên không, đội tìm kiếm MH370 dưới nước có cơ hội tìm thấy 1 khu vực tập trung mảnh vỡ của máy bay gồm những vật thể có kích thước lớn, hình thù đặc biệt như càng hạ cánh hay động cơ.
"Các mảnh vỡ từ JT610 được trục vớt giúp chúng ta thấy rằng tại sao không mảnh vỡ trôi nổi nào của MH370 được phát hiện mắt thường và vệ tinh trên một diện tích rộng gần 3 héc-ta. Chính vì thế, chúng ta có thể tiếp tục hi vọng rằng nếu triển khai cảm biến sonar ở đúng khu vực, mảnh vỡ của MH370 có thể được tìm thấy trên nền biển", Iannello tuyên bố.
Theo Danviet
Mảnh vỡ nghi của MH370 bị giấu kín hơn 4 năm qua Chuyên gia hàng không người Anh Simon Gunson tin rằng các nhà điều tra vụ MH370 đã bỏ qua một vật thể có thể là mảnh vỡ từ chiếc máy bay của Malaysia Airlines mất tích cách đây 4 năm trôi nổi trên phía tây Ấn Độ Dương. Hình ảnh của vật thể này được công ty vệ tinh Digital Globe chụp lại...