Đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn
Để mở rộng tiêu thụ rau an toàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn cho nông dân.
Nông dân thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức thu hoạch rau để cung cấp phục vụ thị trường. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với các địa phương, hợp tác xã đưa công nghệ cao vào sản xuất rau nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng các loại rau của Hà Nội đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Hiện nay, Hà Nội có hơn 13.000 ha sản xuất rau các loại, trong đó có hơn 5.000ha được chứng nhận sản xuất an toàn.
Video đang HOT
Đặc biệt, Hà Nội đã hình thành được 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô từ 20ha trở lên. Tại các vùng trồng rau đã có 127 ha ứng dụng kỹ thuật nhà lưới, 47ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, 7 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 750 m2. .
Ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, tại các vùng rau an toàn, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng như che phủ ni lông, nhà lưới, nhà màng… 100% nông dân được tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Qua đó, nông dân đã thay đổi tập quán canh tác, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bao bì được thu gom, tiêu hủy bảo đảm vệ sinh môi trường… Mỗi vùng sản xuất rau an toàn có ít nhất 1 cán bộ bảo vệ thực vật trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, giám sát việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đánh giá sâu bệnh hại…
Từ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, sản lượng tăng cao, giá trị sản xuất trung bình đạt từ 300-500 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt có mô hình đạt hơn 1 tỷ đồng/ha, giá trị sản xuất rau an toàn cao hơn rau thường từ 10-20%.
Hiện nay, nông dân ở Hà Nội cũng dần thay đổi phương thức sản xuất, không chỉ tập trung vào số lượng mà sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, tạo ra nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Qua đó, các địa phương đã hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; thúc đẩy liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để mở rộng diện tích rau an toàn ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập trung nguồn kinh phí khuyến nông để hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất rau an toàn và xây dựng mô hình tiến bộ kỹ thuật mới.
Đồng thời, Sở sẽ kết nối và khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết xây dựng các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến rau tại địa phương, tạo hiệu quả kinh tế cao.
Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 2263/QĐ-TTg thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh được xây dựng tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên toàn khu là 106 ha.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh là khu thực hiện các hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao chủ yếu trong lĩnh vực: Trồng trọt, bảo quản chế biến nông sản (rau, cây ăn quả, hoa cây cảnh), sản xuất chế phẩm sinh học, thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng... đào tạo tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh, vùng và cả nước.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh có các nhiệm vụ chủ yếu như: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh, vùng và cả nước; liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; tham gia đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho tỉnh, vùng và cả nước...
Các dự án đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao trong nông nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Ninh cập nhật tên và nhu cầu sử dụng đất của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất tỉnh 5 năm (2021-2025) và quy hoạch, kế hoạch có liên quan theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và quy hoạch; quản lý và sử dụng đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, UBND tỉnh quyết định tổ chức quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh, bảo đảm nguyên tắc tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không tăng đầu mối quản lý và phát sinh biên chế, đúng quy định của pháp luật; ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật; chỉ đạo việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh theo đúng quy định của pháp luật và kế thừa các quy hoạch phân khu chức năng đã được UBND tỉnh phê duyệt trước đây bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Giá tôm giảm, ngành thủy sản Sóc Trăng kêu gọi nông dân liên kết Lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho rằng giá tôm bấp bênh là do nông dân nuôi nhỏ lẻ, ít chịu liên kết theo chuỗi sản xuất, gắn kết với nhà máy để tiêu thụ sản phẩm. Ngày 7/8, Công ty TNHH Khánh Sủng ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tổ chức thu hoạch tôm thẻ nuôi theo mô hình...