Đưa U23 Việt Nam đá V-League khó khả thi: Lợi bất cập hại
Đưa U23 Việt Nam vào thi đấu V-League chưa chắc hiệu quả hơn cách làm hiện tại mà các lò đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam đang áp dụng.
Đề xuất đưa U23 Việt Nam vào thi đấu V-League xuất phát từ thực trạng các cầu thủ trẻ ít được trao cơ hội tại các câu lạc bộ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố liên quan đến xung đột quyền lợi giữa các bên thì ngay từ khía cạnh chuyên môn, phương án này chưa chắc đã hiệu quả hơn cách làm hiện tại được những CLB, những lò đào tạo trẻ hàng đầu đang áp dụng.
Lợi bất cập hại
“Cấp độ thi đấu này quá khó. Các trận đấu đều khắc nghiệt và đòi hỏi nhiều về thể lực. Các cầu thủ sẽ phát triển thế nào đây khi họ chỉ phá bóng chứ không biết làm gì khác. Tôi từng làm việc với các cầu thủ trẻ và tôi biết điều gì là tốt cho họ”, chuyên gia bóng đá Lim Teong Kim từng phản đối Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) đưa đội tuyển trẻ tham dự giải chuyên nghiệp hạng hai.
Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) lập đội Skuad Projekt (áo đen) gồm các cầu thủ U21 để thi đấu ở giải hạng hai.
Ông Lim là cựu tuyển thủ quốc gia từng 60 lần khoác áo đội tuyển Malaysia. Vị chuyên gia này từng làm việc ở đội trẻ của Bayern Munich và phụ trách chương trình đào tạo tài năng trẻ của bóng đá Malaysia. Ông cho rằng việc đưa các cầu thủ trẻ chưa đủ trình độ và kinh nghiệm lên thi đấu chuyên nghiệp là cách làm phản khoa học, không hiệu quả thậm chí là phản tác dụng.
Theo HLV Lim Teong Kim, bê nguyên một đội hình trẻ lên thi đấu ở một cấp độ cao hơn khi họ chưa sẵn sàng không giúp tăng thời lượng thi đấu như nhiều người lầm tưởng. Khi phải so tài với những đối thủ hoàn toàn vượt trội về kinh nghiệm và các yếu tố kỹ thuật, họ hầu như không thể chơi bóng vì luôn ở thế bị dồn ép. Để minh họa cho quan điểm này, ông Lim chỉ ra vài trường hợp góp mặt trên sân 90 phút nhưng thời gian chạm bóng chỉ từ 5 giây đến 23 giây.
“Kinh nghiệm là thứ cần được tích lũy dần khi họ được chơi bóng, có đủ tự tin và sự thoải mái để biết dược phải làm gì trong tình huống như vậy”, ông Lim giải thích.
Video đang HOT
“Đối với các cầu thủ trẻ, càng chạm bóng nhiều càng tốt vì điều đó sẽ giúp họ tăng thêm trải nghiệm, sự tự tin và điềm tĩnh. Họ biết phải giải quyết tình huống thế nào”.
Lý do chính khiến các cầu thủ trẻ ít thời gian thi đấu ở cấp độ chuyên nghiệp xuất phát từ khả năng đáp ứng về mặt chuyên môn. Khi được trao cơ hội để có trải nghiệm, họ cũng cần những cầu thủ đàn anh hướng dẫn để biết cách ứng phó với tình huống. Ngay cả Hoàng Anh Gia Lai khi thanh lọc đội hình để đưa lứa Công Phượng lên V-League vẫn phải giữ lại một số cầu thủ đàn anh là Lê Hoàng Thiên, Khuất Hữu Long, Bùi Văn Long và Bùi Trần Vũ.
Giải pháp của bóng đá Việt Nam
Đối với các CLB, các trung tâm đào tạo trẻ, bài toán tăng thời lượng thi đấu cho các cầu thủ không phải bây giờ mới được đặt ra. Trên thực tế, một số giải pháp được cho là tốt trong hoàn cảnh đã được áp dụng trong vài năm qua, trong đó bao gồm cả việc đưa các cầu thủ lên cấp độ cao hơn bằng cách xen kẽ đội hình.
Các trung tâm bóng đá trẻ hàng đầu có cách làm riêng để tăng thời lượng thi đấu cho cầu thủ trẻ.
Ví dụ, cầu thủ U17 được “trộn” vào đội hình U19 thi đấu các giải dành cho lứa tuổi U19 nếu không bị trùng lịch. Nhiều đội bóng có lực lượng trẻ dày sẽ tính việc cho mượn cầu thủ U19 tới các CLB hạng nhì – giải đấu sát với hệ thống chuyên nghiệp (gồm V-League và giải Hạng Nhất), đưa dần cầu thủ U21 sang các CLB Hạng Nhất.
Trung tâm bóng đá PVF áp dụng cách làm như vậy ngay từ lứa U11. Một số cầu thủ tốt lứa 2003 của PVF trong năm 2020 được chơi khoảng 40 trận chính thức, bao gồm đủ các trận của cấp độ U17, U19 và U21. Tính từ đầu năm 2022, cầu thủ thi đấu nhiều nhất của U17 PVF là Bùi Hoàng Sơn (2006) thi đấu tổng cộng 30 trận với thời gian góp mặt trên sân là hơn 1.300 phút. Hoàng Sơn là một trong số các tuyển thủ U16 Việt Nam đang chuẩn bị cho giải Đông Nam Á.
PVF làm cách này từ vài năm trước, khi HLV Philippe Troussier vẫn còn giữ chức Giám đốc kỹ thuật. Dù vậy, vị chuyên gia người Pháp không phải người nghĩ ra giải pháp này mà đây là ý tưởng được nhiều CLB khác có truyền thống đào tạo trẻ, như Hà Nội FC, Viettel hay SLNA… thực hiện từ lâu.
Nói như vậy để thấy rằng những người làm bóng đá trẻ ở Việt Nam không phải chưa tính đến bài toán tăng thời lượng thi đấu cho các cầu thủ bằng việc đưa lên cấp độ cao hơn. Thậm chí, những lò đào tạo trẻ hàng đầu như Hà Nội FC, Viettel và PVF tính toán rất kỹ lộ trình “thử lửa” cho từng lứa cầu thủ để họ có trải nghiệm ở cấp độ phù hợp.
Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cũng luôn tìm cách để tăng thêm các giải đấu cho cấp độ trẻ trong điều kiện cho phép, ví dụ như việc mở thêm giải U17 Cúp Quốc gia (bao gồm cả vòng loại) từ năm 2020. Trên phương diện này, bóng đá Việt Nam có ngay một hình mẫu để học theo ở Thái Lan, nơi vừa công bố hệ thống giải quốc gia thể thức vòng tròn dành cho các lứa từ U18 trở lên. Đây mới là mô hình mà các nền bóng đá tiên tiến trên thế giới áp dụng.
Madame Pang tiết lộ ưu tiên quân cho U23 Thái Lan "phục hận" U23 Việt Nam
Trưởng đoàn bóng đá Thái Lan Nualphan Lamsam (thường được gọi với cái tên Madame Pang) cho biết những tuyển thủ quốc gia trong độ tuổi U23 sẽ được ưu tiên dự VCK U23 châu Á.
Tại vòng bảng giải U23 châu Á chuẩn bị diễn ra tại Uzbekistan từ ngày 1/6 tới đây, U23 Thái Lan nằm chung bảng C với U23 Việt Nam, cùng các đội Malaysia và Hàn Quốc. Với giới bóng đá Thái Lan, đây là dịp để họ đòi lại món nợ đã thua U23 Việt Nam tại chung kết SEA Games 31.
Đấy chính là lý do mà trưởng đoàn bóng đá Thái Lan Madame Pang cho biết tất cả những cầu thủ trong lứa tuổi 23 sẽ ưu tiên tập trung tham dự giải U23 châu Á, cho dù họ có là tuyển thủ quốc gia (cùng thời điểm U23 Thái Lan gom quân dự giải châu Á, đội tuyển quốc gia Thái Lan sẽ đá giao hữu với các đội Turkmenistan và Bahrain).
Madame Pang cho biết các tuyển thủ quốc gia nhưng trong lứa tuổi 23 được ưu tiên cho việc tái đấu với U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á (Ảnh: Hoàng Việt).
Phát biểu trước truyền thông xứ sở Chùa Vàng, Madame Pang nói: "Đội tuyển U23 Thái Lan sẽ là tập hợp của những cầu thủ xuất sắc nhất với những gương mặt Thái kiều đang thi đấu tại nước ngoài".
"Những cầu thủ từ nước ngoài về khoác áo các đội tuyển Thái Lan không chỉ giúp nâng tầm đội tuyển, mà còn phản ánh rằng chúng tôi có khả năng tập hợp các nguồn lực từ bên ngoài đất nước về góp sức cho quê hương" - vị nữ tỷ phú đang là trưởng đoàn các đội tuyển Thái Lan nói thêm.
Theo danh sách 23 cầu thủ Thái Lan tham dự VCK giải U23 châu Á tại Uzbekistan trong những ngày tới, có cả các tuyển thủ quốc gia, gồm hậu vệ Kritsada Kaman, Jonathan Khemdee, tiền vệ Thanawat Suengchitthawon, Ekanit Panya, Ben Davis, tiền đạo Suphanat Mueanta.
Trong số này Kritsada Kaman là trung vệ hay nhất tại AFF Cup 2020 vừa kết thúc vào ngày đầu năm nay. Anh góp công lớn giúp đội bóng đất Chùa Vàng vô địch bóng đá Đông Nam Á.
U23 Thái Lan không muốn lặp lại thất bại trước U23 Việt Nam tại giải châu Á (Ảnh: Tiến Tuấn).
Ở SEA Games 31, Kritsada Kaman không tham dự, do đội Chonburi FC của anh không muốn nhả người, nhưng tại VCK giải U23 châu Á, Kaman sẽ đến Uzbekistan, thay vì góp mặt ở đội tuyển quốc gia cho các trận đấu diễn ra ngay trước đó (đội tuyển quốc gia Thái Lan gặp Turkmenistan ngày 27/5 và gặp Bahrain ngày 31/5).
Ngoài Kritsada Kaman, Jonathan Khemdee, Ekanit Panya và Suphanat Mueanta cũng ở vào tình trạng tương tự. Họ là những ngôi sao của bóng đá đất Chùa Vàng hiện nay, nhưng tạm thời không khoác áo đội tuyển quốc gia, mà phục vụ cho đội U23 Thái Lan, chung bảng đấu với U23 Việt Nam.
Madame Pang chia sẻ: "Tất cả các cầu thủ đều phấn khích được khoác áo đội U23 Thái Lan, họ muốn cống hiến hết khả năng. Yannick và Seekhart sẽ từ nước ngoài về nước trong ngày 25/5, cùng thời điểm lên tuyển của Thanawat, Achitphon và Chayaphiphat".
"Trong khi đó, Ben Davis sẽ lên tuyển ngày 26/5, Nicholas Michelson sẽ đá trận cuối mùa tại Đan Mạch ngày 26/5, rồi về nước ngày 28/5. Còn Jonathan Khemdee sẽ sang thẳng Uzbekistan vào ngày 31/5" - vẫn là lời của Madame Pang với truyền thông xứ sở Chùa Vàng.
Trận đấu ra quân của U23 Thái Lan tại giải châu Á chính là trận gặp U23 Việt Nam vào ngày 2/6. Trận đấu này hứa hẹn rất căng thẳng, khi Thái Lan đang quyết tâm "đòi nợ", còn U23 Việt Nam quyết tâm chứng tỏ mình giờ trên tài đội bóng đất Chùa Vàng.
Hé lộ nguyên nhân U23 Việt Nam không ghi bàn trong hiệp 1 tại SEA Games 31 HLV Park Hang-seo tiết lộ lý do tất cả các bàn thắng của U23 Việt Nam ghi được tại SEA Games 31 đều đến từ hiệp 2. Hành trình tại SEA Games 31 của U23 Việt Nam đã khép lại với đầy đủ những cung bậc cảm xúc và tấm HCV chính là lời tạm biệt ngọt ngào nhất mà các cầu thủ...