Đứa trẻ thường bị để mặc cho khóc, hiếm khi được cha mẹ ôm ấp, nhiều năm sau người mẹ vừa hụt hẫng, vừa thất vọng về con
Mỗi khi con khóc, con tức giận, không vui và tỏ thái độ muốn được mẹ ôm, bà mẹ đều đẩy con ra, để con khóc mãi rồi tự nín.
Đứa trẻ thường xuyên bị để mặc cho khóc, hiếm khi được ôm ấp
Sau khi có con, 1 cặp vợ chồng Trung Quốc rất kì vọng vào con bởi 2 vợ chồng cùng tốt nghiệp thạc sĩ, họ nghĩ rằng con mình lớn lên cũng sẽ giỏi giang không thua kém bạn bè.
Như Vân là bà mẹ hiểu biết, cô tìm hiểu nhiều sách báo, thông tin khoa học rồi áp dụng vào việc nuôi con của mình. Từ 3 tháng tuổi, cô bắt đầu áp dụng phương pháp để mặc con khóc. Mỗi khi con khóc, cô để mặc con khóc mãi rồi tự nín chứ không ôm ấp, dỗ dành.
Khi con trai 2 tuổi, lứa tuổi trẻ đang bắt đầu thích khám phá và rất hiếu động, mỗi khi thấy con nghịch ngợm, cô thường quát con không cho phép con nghịch nữa. Đôi lúc, con trai Như Vân sốc rồi khóc vì bị cấm đoán, chạy lại muốn ôm mẹ nhưng cô vẫn kiên quyết đẩy con ra, để mặc con khóc.
Mỗi khi con khóc, cô để mặc con khóc mãi rồi tự nín chứ không ôm ấp, dỗ dành (Ảnh minh họa).
Lên 3,5 tuổi, Như Vân cho con ngủ riêng. Khi ấy, con trai cô rất sợ bóng tối, sợ nhìn ra ngoài cửa sổ vào ban đêm. Muốn ngủ cùng thì mẹ không cho phép, muốn mẹ ôm ấp dỗ dành 1 chút cũng chỉ nhận được câu nói “Đàn ông ai lại sợ”.
Vào tiểu học, con trai Như Vân càng nhút nhát, tự ti, không có niềm tin vào thứ gì. Đứa trẻ không bao giờ dám giơ tay phát biểu trong lớp, cũng không thoải mái chuyện trò, giao tiếp với bạn bè. Như Vân còn thấy con mình hay buồn, hay tức giận. Điều đó khiến cô vừa hụt hẫng, vừa thất vọng về con.
Trên thực tế, do con trai Như Vân không được gần gũi, thân thiết với mẹ từ nhỏ nên không thể hiện cảm xúc một cách thoải mái, tự nhiên như những đứa trẻ khác. Có lẽ cậu bé cũng không cảm nhận được tình yêu cha mẹ dành cho mình bởi hiếm khi được ôm ấp, dỗ dành, được nói lời yêu thương. Trái lại, cậu bé chỉ thường xuyên bị nhắc nhở, cấm đoán.
Đứa trẻ được bố mẹ ôm ấp nhiều sẽ hạnh phúc, an toàn hơn so với trẻ cùng tuổi ít được bố mẹ ôm hôn (Ảnh minh họa)
Một cuộc khảo sát của Đại học Vanderbilt, Mỹ, cho thấy cha mẹ càng ôm con nhiều thì trẻ càng trở nên thông minh hơn, đồng thời trẻ sẽ luôn có cảm giác an tâm khi lớn lên. Theo đó, có 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và sinh non tham gia nghiên cứu. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng em bé càng nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ hoặc nhân viên bệnh viện thì phản ứng não bộ của trẻ càng mạnh.
Cuộc khảo sát của Đại học Vanderbilt cũng đưa ra kết luận, về lâu dài, đứa trẻ được bố mẹ ôm ấp nhiều sẽ hạnh phúc, an toàn hơn so với trẻ cùng tuổi ít được bố mẹ ôm hôn. Những cái ôm sẽ truyền sức mạnh, năng lượng để trẻ hình thành và nuôi lớn ý chí, điều chúng rất cần để đương đầu với những thách thức trong cuộc sống.
Video đang HOT
Những cái ôm giúp cải thiện chỉ số hạnh phúc ở trẻ
1. Giúp trẻ cảm nhận được sức mạnh
Sau 9 tháng 10 ngày nằm trong cơ thể người mẹ, đứa trẻ được gặp mặt mẹ, được lớn lên trong vòng tay mẹ, giữa bé và mẹ đã hình thành sợi dây kết nối vô hình. Mỗi cái ôm giúp trẻ cảm thấy không cô đơn, nhiều cái ôm giúp trẻ được truyền sức mạnh.
2. Cảm nhận tình yêu thương ấm áp
Với bất cứ đứa trẻ nào, mẹ là cả vũ trụ của chúng. Mẹ sưởi ấm trái tim chúng, quan tâm và yêu thương chúng. Những cái ôm trìu mến của mẹ là hiện thực hóa bằng hành động của tình yêu thương, khiến trẻ thấy vui vẻ, hạnh phúc. Cảm giác đó sẽ trở thành động lực để trẻ khám phá cả thế giới.
3. Cái ôm giúp trẻ cảm nhận được hương vị của mẹ
Với người lớn, được ở trong căn nhà thân thuộc của mình, được hít hà những mùi hương quen thuộc giúp chúng ta cảm thấy ấm áp. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mùi vị của mẹ chính là cả thế giới của chúng. Trong vòng tay mẹ, ngửi thấy mùi vị quen thuộc của mẹ, ngay lập tức, mọi buồn bã, cáu giận, cô đơn, tức tối trong trẻ sẽ tan biến. Chúng thấy an toàn và bình yên.
Từ đó, chúng ngủ thoải mái, chơi vui hơn, năng lượng tràn trề hơn, não bộ phát triển mạnh mẽ. Nội lực bên trong, sức mạnh bên ngoài, những điều vô hình này quyết định cả tương lai phía trước của trẻ, giúp chúng sống hạnh phúc hơn, cả thể chất, tâm lý đều được hưởng lợi.
4. Những cái ôm tăng cường sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái
Cha mẹ ôm con mỗi ngày, không chỉ có thể mang lại sự ấm áp cho con mà còn nuôi dưỡng tốt hơn mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, đặc biệt là từ phía trẻ nhỏ. Khi cha mẹ ôm con trong vòng tay, tích cực giao tiếp bằng mắt, cười và chạm vào con, sự tương tác này sẽ làm cho mối quan hệ cha – con, mẹ – con hài hòa hơn và thúc đẩy sự gắn bó lẫn nhau.
Cho dù đứa trẻ bao nhiêu tuổi, lúc nào chúng cũng mong muốn nhận được sự ôm ấp từ cha mẹ. Số lần đứa trẻ được ôm trong 3 năm đầu tiên sẽ trực tiếp xác định mức độ hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc trong tương lai của trẻ. Các chuyên gia gợi ý bố mẹ nên ôm con ít nhất 5 lần mỗi ngày. Đó có thể là 1 cái ôm nhanh, 1 cái ôm thật chặt, 1 cái ôm đơn sơ buổi sáng mỗi ngày… Điều quan trọng là dành thời gian cho con nhiều nhất có thể, cha mẹ nhé!
Con trai nghịch ngợm không ngừng nghỉ, mẹ trẻ TP.HCM thay đổi chiến lược, nói câu "thần chú" khiến con ngoan ngoãn tức thì
Không phải nói nhiều hay sử dụng biện pháp mạnh, bà mẹ trẻ chỉ nói một câu với con mà kết quả vô cùng bất ngờ.
Trẻ con hiếu động, nghịch ngợm là điều hiển nhiên và dễ thông cảm, nhất là bé trai. Các em đang trong độ tuổi thể hiện bản thân, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, con liên tục la hét, luôn tay, luôn chân không ngừng nghỉ đôi khi cũng khiến các phụ huynh đau đầu, mệt mỏi.
Chị Nam, một bà mẹ trẻ ở TP.HCM cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chị Nam từng được mọi người ngưỡng mộ vì sau ly hôn vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với chồng. Hiện tại, chị là mẹ đơn thân nuôi con trai được 5 tuổi.
Con trai chị tên là Bin. Mặc dù đọc truyện, vẽ là những trò cậu bé rất thích nhưng vốn dĩ hiếu động nên cu Bin nhiều lúc khiến chị Nam muốn... tăng xông vì nghịch không ngừng nghỉ. Vì vậy, muốn kìm hãm con không quậy phá tung nhà, chị Nam đã nghĩ ra một cách khiến con "sống chậm" vô cùng hiệu quả.
Ngồi thiền là một trong những cách để cho con "sống chậm" hiệu quả.
Biết sở thích con ham đọc sách nên chị Nam đã đọc vài đoạn trong truyện rồi nói đúng 1 câu: "Con ngồi thiền 5 phút rồi mẹ đọc tiếp". Vậy là cu cậu ngoan ngoãn ra ngồi thiền, đặt tay lên đùi hoặc chắp tay trước ngực, mắt nhắm chặt... đến lúc mẹ thông báo đủ thời gian thì thôi.
Cứ xen kẽ như vậy, đọc được vài đoạn chị Nam lại bảo con ra ngồi thiền rồi tiếp tục đọc truyện.
Tuy nhiên, chiêu ngồi thiền chỉ áp dụng được vài lần vì ngồi lâu con sẽ chán, chị Nam lại bảo con: "Chào cờ, hát Quốc ca 2 lần". Cu bin đáng yêu lại vâng lời mẹ hát thật to bài Quốc ca và không quên giơ tay lên chào cờ.
Cậu bé Bin tinh nghịch nhưng lại rất ham đọc sách.
Ngoài màn ngồi thiền, hát Quốc ca 2 lần, chị Nam còn áp dụng thêm một số chiêu khác như chơi trong nhà tắm, thi cầm sách hoặc giả vờ thi xem ai ngồi lâu nhất.
"Vì con còn nhỏ sẽ nhanh chán nên mình không thể lặp lại yêu cầu nhiều lần. Mình thay đổi liên tục các yêu cầu với con và tạo không khí làm sao để con coi đó là trò chơi vui vẻ", chị Nam chia sẻ.
Mẹ Nam luôn nghĩ ra các trò để cho con cùng tham gia.
Chơi cả trong nhà tắm.
Tuy là chàng trai hiếu động nhưng Bin cũng rất tình cảm với mẹ. Có lần Bin không nghe lời nên chị Nam giả vờ giận tuyên bố tối đi ngủ đừng ôm, đừng thơm mẹ. Thế là cậu bé sợ hãi lăn ra khóc: "Cái đó thì con không thể nào làm được. Suốt cuộc đời này con ôm, con hôn mẹ" khiến chị Nam quên luôn cả giận.
Mặc dù chưa tròn 5 tuổi nhưng Bin được mẹ cho trải nghiệm làm nhiều việc và đi nhiều nơi mỗi khi có cơ hội.
Trong nam, ngoài bắc cậu bé Bin đều được mẹ cho đi trải nghiệm.
Tào Nga
Biến những ngày nghỉ dịch thành thời gian dạy con đi xe đạp, Yoga, vẽ tranh, bố mẹ nhận thành quả bất ngờ hơn mong đợi Nếu chỉ quanh quẩn bên những việc ăn, ngủ, hướng dẫn con học online... thì không ít bậc phụ huynh và cả các bé cũng sẽ cảm thấy những ngày nghỉ dịch thật nhàm chán. Chuỗi ngày nghỉ cách ly xã hội đã khiến cuộc sống của rất nhiều gia đình bị xáo trộn, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ....