Đưa trẻ đi học hay để con tự đến trường?
Đưa con đi học hay để trẻ tự đến trường, điều này phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện khách quan của từng gia đình. Vậy nên sẽ không có lời khuyên đúng nhất dành cho tất cả các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, việc trang bị cho trẻ những kỹ năng an toàn sẽ luôn là điều cần thiết.
Theo VTV24
Học sinh bị bỏng khi học kỹ năng phòng cháy: Sao giáo viên lại thiếu kiến thức thế?
Sự việc 3 trẻ mầm non bị bỏng nặng tại tiết học kỹ năng sống tại Hà Nam khiến không ít phụ huynh lo lắng, bất an khi con đến trường và sự thiếu chuyên nghiệp của nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Chia sẻ về sự việc này, chị Nguyễn Mai Anh - hiệu trưởng trường mầm non Cây Nấm Xinh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Việc giáo viên để các cháu ở lứa tuổi mầm non tham gia học kỹ năng phòng chống cháy nổ như vậy là không phù hợp.
Nhất là khi cô giáo dạy kỹ năng mà lại thiếu kiến thức về phòng cháy, không lường được nguy hiểm khi dùng cồn vào mâm, có gió thổi mạnh và xung quanh rất nhiều học sinh nhỏ tuổi để châm lửa đốt cồn.
Một kiến thức căn bản mà ai cũng biết là khi cồn gặp không khí, tiếp xúc gió thì ngọn lửa bùng lên và phát tán rất nhanh, mạnh, khả năng bị lửa cồn tạt làm bỏng là rất lớn nếu không chú ý đến kỹ năng an toàn".
Học sinh đang được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia (ảnh: GDTĐ)
Giáo viên này cũng cho biết thêm: "Một trong những nguyên tắc khi giáo dục các cháu là phải đặt sự an toàn lên trên. Tôi không hiểu tại sao các cô tự ý dạy trẻ kỹ năng này khi bản thân các cô còn chưa nắm rõ kiến thức an toàn về nó.
Đồng ý là dạy kỹ năng sống cho các cháu là hợp lý nhưng lứa tuổi mầm non còn quá nhỏ để có thể hướng dẫn kỹ năng phòng chống cháy nổ. Tôi luôn quan niệm rằng khi có báo động cháy, ưu tiên đầu tiên của chúng ta luôn luôn là hướng dẫn học sinh thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm nhanh nhất và an toàn nhất có thể.
Bởi lẽ, đa số các trường hợp tử vong trong đám cháy là do ngạt khói chứ không phải do sức nóng của lửa. Vì vậy, điều cần nhất là thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng còn việc dập lửa phải do lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp thực hiện chứ trẻ nhỏ thực hiện làm sao? Tôi cũng không hiểu tại sao giáo viên này lại thiếu kiến thức và bất cẩn đến thế".
Cũng liên quan đến vụ việc ông Trần Quang Tuyến, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) cho hay: "Ngay khi sự việc xảy ra, tôi cùng 3 cô giáo cũng đã trực tiếp xuống hiện trường nắm bắt sự việc. Cô dạy trực tiếp là cô Nguyễn Thị Nết, còn khá trẻ và cô tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non.
Trong chương trình của Bộ GD&ĐT triển khai hàng năm đều có chỉ đạo lồng ghép về việc dạy kỹ năng sống. Bài mà các cô giáo ở lớp trẻ mầm non tư thục Tuổi thơ là bài biết kêu cứu và thoát hiểm khi gặp nguy hiểm.
Đây là tiêu chí 25 trong bộ tiêu chí của bộ GD&ĐT, lồng ghép không như các trường tiểu học mà thành buổi riêng để hướng dẫn các cháu. Việc này là theo đúng chương trình, yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Bài học này là kỹ năng dạy cho các cháu biết kêu cứu và thoát hiểm khi gặp những sự cố nguy hiểm, chứ không phải là dạy các cháu phòng chống cháy nổ.
Trước đó, Infonet đã đưa tin, ngày 9/8 các cô tại lớp trẻ mầm non tư thục Tuổi thơ (xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, Hà Nam) tổ chức cho khoảng 25 trẻ học về kỹ năng sống. Trong lúc học, các cô giáo đã dùng cồn đổ vào trong mâm làm giáo cụ rồi châm lửa để dạy trẻ.
Không may, đúng lúc đó gió lớn thổi từ cửa sổ tạt ngọn lửa cồn đang cháy trong mâm vào người 3 cháu nhỏ khiến các cháu bị bỏng và cả ba bé hiện đang được cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia.
Theo infonet
Huawei tập trung chip Kirin để giảm phụ thuộc Qualcomm Huawei được cho là đang tìm cách giảm phụ thuộc vào chip Qualcomm và MediaTek bằng cách thay thế chúng bởi chip nội bộ từ HiSilicon. Theo GSMArena, chip riêng của Huawei dự kiến sẽ cung cấp sức mạnh cho khoảng 60% thiết bị Huawei trong nửa cuối năm 2019. Để so sánh, trong nửa cuối năm 2018, chưa đến 40% điện thoại...