Đứa trẻ bị nhiễm trùng huyết và viêm màng não, do người mẹ ăn thứ rau này khi mang thai
Trong các loại rau sống, nếu không được rửa sạch kỹ càng, khi ăn có thể lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là phụ nữ có thai ăn rau sống, hậu quả rất khó lường.
Phòng khám Neihu Guotai đã tiếp nhận một phụ nữ mang thai bị sốt cao trong 4 ngày. Bắt buộc phải sinh em bé ở tuần thứ 31 của thai kỳ. Kết quả là đứa trẻ khi chào đời, bị sốt, khó thở và hoạt động thần kinh kém phải nhập viện điều trị, kiểm tra phát hiện trong máu và dịch não tủy đều có vi khuẩn Listeria monocytogenes. Bác sĩ chẩn đoán đứa trẻ bị nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Sau 3 tuần điều trị bằng kháng sinh, đứa trẻ mới trở lại cuộc sống bình thường.
Đứa trẻ mới sinh bị nhiễm trùng huyết và viêm màng não do nhiễm khuẩn listeria monocytogenes, lây truyền từ mẹ sang con
Sau khi tìm hiểu bác sĩ được biết, trong thời gian mang thai, người mẹ thường xuyên ăn rau sống, đặc biệt là rau xà lách. Người mẹ bị nhiễm vi khuẩn listeria monocytogenes có trong rau xà lách chưa rửa sạch, nên đã lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con, gọi là nhiễm trùng sơ sinh.
Theo bác sĩ khoa nhi Trần Thu Vinh, tại Phòng khám Neihu Guotai cho biết: “Nhiễm khuẩn Listeria là bệnh nhiễm trùng nặng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn listeria monocytogens. Listeria monocytogenes được tìm thấy trong đất và nước và có thể bám vào rau củ sống từ đất hoặc từ phân bón (phân xanh). Listeria còn có thể bám vào thịt sống, sữa và thức ăn chế biến sẵn (như phô mai, thịt nguội, hot dog).
Nhiễm khuẩn listeria monocytogenes là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nhưng không phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh Listeria monocytogenes là 0,34 trên 100.000, mặc dù thấp hơn các mầm bệnh lây truyền khác, nhưng tỷ lệ tử vong cao tới 25,9%.
Video đang HOT
Nguyên nhân lây truyền vi khuẩn là do trong thời gian mang thai, người mẹ thường xuyên ăn rau xà lách sống
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên đối với một số người như phụ nữ mang thai hoặc thai nhi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vi khuẩn listeria monocytogenes có thể qua nhau thai gây sẩy thai, gây sinh non, hoặc thai nhi chết ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh nghiêm trọng nếu nhiễm bệnh trước khi sinh ra. Những người có hệ miễn dịch yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao như người bị ung thư, AIDS, người cấy ghép nội tạng và người già. Ngoài rau xà lách, sashimi cũng là một loại thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh nhân thông thường sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm thì từ 3 -70 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng, các triệu chứng bao gồm như sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày, nếu như tiêu thụ thức ăn bị nhiễm một số lượng lớn vi khuẩn. Vi khuẩn có thể vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh, sẽ gây nên tình trạng viêm não màng não, với các biểu hiện: Đau đầu, cứng cổ, động kinh, mất thăng bằng và cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng có thể xảy ra.
Vi khuẩn isteria monocytogenes tồn tại ở đất, nước, rau, thịt sống,…
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC), mọi người nên bảo quản các loại thực phẩm trong tủ lạnh, nếu ở ngăn mát thì dưới 4 độ C và ngăn đá dưới 0 độ C. Tuy nhiên, listeria monocytogenes vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp, do đó biện pháp để tiêu diệt listeria monocytogenes ở nhiệt độ lạnh chưa đủ mà cần phải đun chín thức ăn ở nhiệt độ trên 100 độ C sẽ tiêu diệt tất cả những vi khuẩn listeria monocytogenes.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, những loại thức ăn hay rau quả bảo quản đông lạnh, cần chú ý các loại túi đựng bởi vi khuẩn listeria monocytogenes có thể chứa ở đó. Một mối nguy hiểm nữa là listeria monocytogenes có thể tìm thấy ở trong đất và nước, do đó thực phẩm trồng trong đất, nước bị nhiễm listeria cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn. Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thực phẩm trong ăn uống có thể hoàn toàn giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn listeria monocytogenes.
Cụ thể: phải nấu chín các sản phẩm động thực vật như thịt cá, gia cầm; rửa sạch rau và trái cây trước khi ăn; rửa sạch tay và dụng cụ nấu ăn với xà phòng trước khi chế biến thức ăn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thịt sống và thức ăn chế biến sẵn. Ngoài ra, cần lau sạch bất cứ vết bẩn nào ở trong tủ lạnh, đặc biệt là nước rớt ra từ thịt sống và gia cầm.
Theo Hà Vũ (dịch theo ettoday) (Khám phá)
Mẹ ám ảnh vì tăng cân khi mang thai, con đẻ non kèm viêm màng não
Một thai phụ tại Đài Bắc nhập viện trong tình trạng sốt cao 4 ngày và sinh non khi con mới 31 tuần. Em bé khi ra đời được chẩn đoán viêm màng não và nhiễm trùng huyết.
Theo Ettoday, em bé sau khi sinh ra trong tình trạng suy dinh dưỡng và có các dấu hiệu suy hô hấp cấp và đáp ứng thần kinh kém. Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn Listeria trong máu và dịch não tủy, dẫn tới nhiễm trùng huyết và viêm màng não cấp.
Sau 3 tuần điều trị hiện tại bé đã phục hồi và thể trạng đã khả quan hơn.
Khai thác tiền sử, thai phụ này ám ảnh vì lên cân trong thời kỳ mang thai nên thực đơn hàng ngày gồm rất nhiều salad, rau sống thay cho các thực phẩm khác. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Listeria có trong rau sống xâm nhập vào thai và gây ra biến chứng nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng trong bào thai.
Bé sơ sinh vừa sinh ra đã nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Ảnh : ETtoday.
Listeria là một chủng trực khuẩn Gram dương kị khí, nó có nhiều trong đất trồng, nước, xác động thực vật đã chết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỷ lệ nhiễm Listeria là 0,34/100.000 trường hợp. Tỷ lệ này thấp hơn những bệnh lây truyền bằng các loại vi khuẩn khác nhiều lần nhưng tỷ lệ tử vong trong tổng số các trường hợp nhiễm bệnh lên đến 25,9%.
Vi khuẩn gây bệnh ở những cơ thể có sức đề kháng thấp như trẻ sơ sinh, người bệnh ung thư, AIDS, tiểu đường, người già... Bác sĩ cũng khuyến cáo những người thuộc nhóm này nên ít sử dụng các thức ăn sống như salad, rau diếp, gỏi cá.... Các bà mẹ mang thai nhiễm bệnh thường xuất hiện triệu chứng nhiễm độc thai nghén, nhiễm trùng huyết, đẻ non, gây ra đột biến thai nhi trong giai đoạn đầu.
Tháng 1/2018, Bộ Y tế Đài Loan đã liệt Listeria là loại vi khuẩn truyền nhiễm gây bệnh thứ 4 trong các loại dịch bệnh. Nếu có trường hợp nhiễm bệnh, các cơ sở y tế cần phải thông báo và cách ly trong vòng 72 giờ.
Listeria monocytogenes được phát hiện trong nhiều thực phẩm đông lạnh, rau sống, cá sống. Nó là loại vi khuẩn chịu đựng tốt trong nhiều loại môi trường khác nhau, có thể tồn tại trong điều kiện -4 độ C và vẫn có thể sinh sôi phát triển bình thường. Bệnh có thể phát ra sau khi nhiễm từ 3-70 ngày và bắt đầu với các triệu chứng sốt, buồn nôn, nhiễm trùng.
Theo Zing
Xuất hiện ca viêm não-màng não do biến chứng của sởi Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao và rối loạn ý thức, trên da còn nhiều vết thâm do ban sởi chưa bay hết. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy có biến loạn với chẩn đoán viêm não-màng não do sởi. Cần đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vaccine phòng sởi mũi 1,...