“Đua top” trong game online có phải là tội lỗi?
Kể từ khi thị trường trò chơi trực tuyến tại Việt Nam chính thức chào đời cho tới nay, có lẽ chủ đề “cày kéo hay chơi cho vui” luôn tạo thành làn sóng tranh luận dữ dội trong cộng đồng giới trẻ nước nhà. Đơn giản vì suy nghĩ của mỗi game thủ là khác nhau nên họ sẵn sàng xả thân vì quan điểm cá nhân, thậm chí nhiều khi còn… cãi cùn.
Game thủ yêu thích cày kéo thường bị hắt hủi hoặc phỉ báng.
Cho tới hiện tại, phần đông ý kiến đều phản đối chuyện “đua top” trong game online. Họ cho rằng chính xu thế cày kéo, cắm chuột đã làm “tha hóa” mặt bằng giới trẻ trong nước đến nỗi họ chẳng còn mặn mà với các sản phẩm hấp dẫn thực sự tại Tây Âu.
“Chơi game mà chỉ cho vui thì thà thuê phim hài về xem còn hơn”, bình luận của một game thủ trên diễn đàn trong thời gian gần đây nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt theo dõi. Tất nhiên, anh chàng “lỡ miệng” này phải chịu hàng chục lời mắng nhiếc, khinh rẻ đến nỗi không dám quay trở lại topic cũ. Tuy vậy, theo quan điểm của nhiều người chơi khác, ý kiến trên chưa hẳn đã sai hoàn toàn.
Nếu không có “đua top”, liệu game online có phát triển được như ngày nay?
“ Sao mọi người luôn coi chuyện cày kéo đua top là biểu hiện của người ít học, thiếu hiểu biết? Thử hỏi có ai dám khẳng định rằng 100% game thủ tham gia vào thế giới ảo chỉ đề vui? Nếu thế thì thị trường game online sụp đổ lâu rồi”, một game thủ tại Hà Nội bức xúc.
Theo anh và những ai cùng chí hướng với anh, thì điểm cốt yếu giúp giữ chân người chơi với bất kỳ sản phẩm trực tuyến nào chính là việc họ có được thi đua, cạnh tranh cùng bạn bè xung quanh hay không. Dĩ nhiên, tình bạn và các mối quan hệ trong thế giới ảo cũng góp phần không nhỏ, nhưng nếu chỉ có vậy thì thà tham gia các mạng xã hội như Facebook, Twitter… còn hơn.
Nếu chơi game online chỉ để kết bạn, thì dùng mạng xã hội sẽ tốt hơn nhiều.
Nhận xét trên phần nào đúng đắn, vì động lực giúp cuộc sống (dù thật hay ảo) trở nên tươi đẹp chính là sự cạnh tranh, chiến đấu với thử thách. Có thi đua hoặc khát vọng vươn lên vị trí dẫn đầu thì con người mới phát triển được nền văn minh như ngày nay.
Vậy thì ước mong xếp thứ hạng đầu trong bang hội hay server không thể bị coi là tư tưởng thấp hèn, trái lại nếu game thủ vẫn đảm bảo cân bằng cuộc sống thì họ có thể tự hào về thành tích của mình.
Video đang HOT
“Rõ ràng có đua top, có tranh đua để lên cấp cao thì người ta mới bỏ tiền vào trò chơi trực tuyến, và cũng qua đó giúp nuôi sống chính các NPH trong nước. Thử hỏi chỉ trông vào bộ phận ‘chơi cho vui’ thì sau mấy tháng game sẽ đóng cửa? Thế mà cứ ai thích cày kéo là lại bị xua đuổi, coi thường là sao?”, một chủ Guild từng đổ nhiều tiền vào MMO phát biểu.
Nếu game thủ không chi tiền để chứng tỏ vị thế, thì các NPH sẽ sớm đóng cửa trò chơi.
Quan điểm trên tuy có thể bị coi là thực dụng, nhưng lại rất đúng đắn nếu xét trên phương diện kinh doanh thuần túy. Đơn giản vì hiện tại hầu hết game online tại Việt Nam đều miễn phí giờ chơi, nên nếu tất cả khách hàng đều chỉ mua đồ rẻ thì NPH chắc chắn chẳng thế hòa vốn chứ chưa nói tới có lãi.
Tóm lại, ý thích của mỗi người luôn “không ai giống ai”, vì thế đừng nên vội vàng chụp mũ cho các game thủ muốn đua top nếu họ thực sự coi trọng thế giới ảo mà vẫn đảm bảo cuộc sống thực không bị xáo trộn. Do đó, phát biểu “Chơi game mà chỉ cho vui thì thà thuê phim hài về xem còn hơn” là sai, nhưng “Chơi game đua top không có tội” thì hoàn toàn đúng đắn, quan trọng là chúng ta cần kìm giữ không cho mặt trái của xu hướng này hoành hành mà thôi.
Theo Game Thủ
5 mỹ nhân từng làm điên đảo game thủ Việt
Một điều không thể chối cãi là kể từ khi game online gia nhập thị trường Việt Nam, nó kéo theo cộng đồng game thủ nước nhà đông đảo hơn và cũng "nhạy cảm" hơn mỗi khi bắt gặp một sự kiện đáng chú ý nào đó - đặc biệt nếu liên quan tới con gái.
Chẳng thế mà trong vài năm qua, đã có vô số nữ nhân gây sốt cho tín đồ thế giới ảo trong nước. Hãy cùng điểm lại những cá nhân không nổi nhờ công nghệ lăng xê nhưng vẫn gây chú ý nhất và còn để lại nhiều dư âm tới tận hiện tại.
TranYeu
"Trân đến với VLTK rất bất ngờ, như sự sắp đặt trước của số phận, mà cũng có thể gọi là sự bù đắp của cuộc đời dành cho Trân...", những dòng tâm sự bộc bạch của một game thủ nữ mắc bệnh máu trắng hồi giữa năm 2007 khiến không chỉ cộng đồng game thủ VLTK mà gần như toàn bộ gamer Việt nói chung đều quan tâm chú ý.
TranYeu - Nhân vật thật giả còn chưa được xác định.
Sau đó vài ngày, sự ra đi mãi mãi của cô khiến cho nhân vật ảo trong game mang nickname TranYeu trở thành huyền thoại thực sự. Cái tên TranYeu cũng nghiễm nhiên trở thành đại diện cho một cô gái gây nhiều xót thương nhất cho các tín đồ thế giới ảo nước nhà.
Tuy nhiên bên cạnh những lời chia sẻ, cảm thông, làn sóng tranh cãi về việc TranYeu có thực sự tồn tại trên cõi đời này hay không cũng lan truyền khắp các diễn đàn trò chơi trong nước. Theo một số thành viên, hình ảnh nữ game thủ mắc bệnh ung thư máu chỉ là cái cớ để hợp thức hóa việc sở hữu hàng khủng Hoàng Kim và ngựa Phiên vũ cho bang Việt kiếm.
Nga Lappy
Từ một cô gái rất đỗi bình thường, hiếm ai biết đến, Nga Lappy (tên thật: Lê Thanh Nga) bỗng dưng gây sốt cho cư dân mạng với đoạn clip vô tình quay lại hình ảnh cô tại cửa hàng bán Laptop. Những cử chỉ đáng yêu của nữ nhân này không những không bị coi là "tự sướng" mà còn được xem như ngây thơ, trong trắng.
Hình ảnh ghi lại tại cửa hàng laptop khiến Nga Lappy nổi tiếng.
Gần như ngay sau khi clip lan truyền trên mạng, hàng loạt fan club được gamer Việt thành lập trên các diễn đàn lớn như Gamevn, Gamethu. Thậm chí "ThanhNgaFC" còn tổ chức cả những buổi hội họp offline ngoài đời chỉ để tán dương cô nàng quê gốc Hải Dương.
Tuy nhiên hồi đầu năm 2009 khi tung bộ ảnh mới với diện mạo già dặn hơn hẳn, Nga Lappy đã đánh mất nhiều thành viên trụ cột trong CLB hâm mộ cô. Họ cho rằng người trong mộng của mình thay đổi quá nhiều và thậm chí không còn thấy được vẻ ngây thơ ngày nào ở cô nữa, hiện tại ThanhNgaFC cũng đã biến mất từ lâu.
Moka
Nổi lên như một hiện tượng tại ChinaJoy 2009 với sự cố bị một gamer sàm sỡ ngay trên sân khấu, vẻ đẹp thuần khiết cùng với đôi mắt ướt đẫm khiến cô nàng PG của NPH Sohu đánh đổ không biết bao nhiêu con tim nam nhân Việt.
Moka - Mỹ nữ nhờ bị sàm sỡ mà nổi tiếng trong cộng đồng gamer Việt.
Sau đó, cũng có hẳn một FC hâm mộ được thành lập và các thành viên trong hội này mở cuộc tìm kiếm trên diện rộng về danh tính thực sự của nữ nhân bị trêu ghẹo. Bỏ rất nhiều công sức... Google, cuối cùng cái tên Moka được đa số gamer công nhận là tên thật của cô gái trong mộng (dù đến giờ vẫn còn tranh cãi về kết luận này).
Hiện chưa rõ Moka có quay trở lại vị trí PG cho một hãng game nào đó tại ChinaJoy 2010 hay không, tuy nhiên đó cũng là mục tiêu để những người hâm mộ cô trông đợi tại hội chợ game lớn nhất Trung Quốc năm nay.
Lee Umi
Sống tại nước ngoài như Moka, Lee Umi vẫn khiến không ít gamer Việt phát cuồng. Mỹ nữ này không nổi lên nhờ scandal hay sự cố nào mà chỉ bằng các đoạn clip làm dáng và hát trước ống kính webcam.
Hình ảnh đã quá quen thuộc với các diễn đàn game nước nhà.
Tại Hàn Quốc, Lee Umi được nhiều hãng game săn đón làm người đại diện, cô cũng rất thích chơi game online. Sau đó, Lee được mời làm gương mặt đại diện cho MMORPG mới có tên Gaiya Onlinetại Trung Quốc.
Tại Việt Nam, FC Lee Umi cũng là một trong những FC sống dai nhất, nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong số các hội hâm mộ mỹ nữ do gamer nước nhà tạo nên. Nhiều game thủ sau đó còn đặt hình ảnh cô làm chữ ký đại diện cho tới bây giờ.
Kiyoshi
Là trường hợp đặc biệt nhất trong danh sách này, Kiyoshi Sakurazukai tuy không phải là con gái nhưng vẻ đẹp của anh chàng này khiến cộng đồng mạng nói chung và nhất là game nói riêng phát sốt. Thậm chí nhiều người không thể giữ được vẻ bình tĩnh và bàng hoàng khi biết "cô" là nam nhân 100%.
Ai có thể ngờ đây lại là... đàn ông?
Nổi lên sau một số bộ cosplay vào vai nhân vật nữ, nhưng phải tới khi Kiyoshi thực hiện bộ ảnh "huyền thoại" trong lốt một nữ sinh trung học thì anh mới thực sự nổi tiếng. Đến giờ, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc anh chàng này có "gay" hay không mà lại đồng ý làm mẫu ảnh nữ như thế.
Cũng có không ít ý kiến cho rằng bộ ảnh nữ sinh của Kiyoshi được "photoshop" quá nhiều nên dễ dàng đánh lừa con mắt người xem. Thực tế, ngay cả ảnh thật của anh cũng thường bị làm mờ hoặc sử dụng hiệu ứng quá nhiều nên rất khó để biết được kết luận trên là đúng hay sai.
Nói chung, trong kho tàng những gương mặt khiến gamer Việt ăn không ngon ngủ không yên còn rất nhiều, thế nhưng 5 nhân vật bên trên để lại nhiều dư âm nhất nhờ sự nổi tiếng "tự nhiên". Còn bạn, bạn có đề xuất nào nữa không?
Theo Game Thủ
Game Việt đã được "gỡ cùm" vào cuối năm? Vào khoảng tháng 4 năm 2012, những tưởng sau khi hàng loạt game mới được đưa về nước như Giáng Long Chi Kiếm, World of Tanks, Chinh Đồ 2... thì gamer Việt lại nhận được một tin sét đánh là thực chất "Làng game nước nhà vẫn c hưa được tháo cùm và vẫn nhận phải sự săm soi chặt chẽ từ các...