Đưa tin sai sự thật về thị trường: Phạt 100 triệu đồng
Trong trường hợp đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường sẽ bị phạt 100 triệu đồng…
Ảnh minh hoạ
Phạt 100 triệu đồng khi đăng tin sai sự thật
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật. Dự thảo Nghị định này gồm 10 điều với các nội dung cơ bản như sau: Các hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng (do cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện) được quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước như lĩnh vực thống kê (Nghị định số 79/2013/NĐ-CP); lĩnh vực quản lý giá (Nghị định số 109/2013/NĐ-CP); lĩnh vực dạy nghề (Nghị định số 148/2013/NĐ-CP); lĩnh vực y tế (Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) được rà soát để quy định thống nhất tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí (Nghị định 159/2013/NĐ-CP).
Trong Nghị định có một số nội dung đáng chú ý khi mức tiền phạt cho các hành vi đăng, phát, cung cấp thông tin sai sự thật lên đến 100.000 triệu đồng.
Cụ thể, “Điều 38. Hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Cung cấp, đưa tin, công bố thông tin không đúng sự thật về sự cố hạt nhân.”
Mức phạt 100 triệu đồng cũng được áp dụng tại Điều 8a. Vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước
Video đang HOT
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Buộc đính chính thông tin thống kê đã bị đăng, phát sai lệch đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật được quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, thì thực hiện sửa đổi, bổ sung theo hướng mô tả rõ hơn hành vi như cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật tại các nghị định cụ thể. Đối tượng bị xử phạt đối với các hành vi vi phạm nêu trên là cá nhân, tổ chức, cơ quan khác (không bao gồm cơ quan báo chí và nhà báo) và do các cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
Những điều băn khoăn
Trong quá trình xây dựng Nghị định, đa số các Bộ, ngành đồng ý với nội dung cơ bản của dự thảo. Tuy nhiên, còn có một vấn đề có ý kiến khác nhau cần xin ý kiến của Chính phủ, cụ thể là việc có cần thiết bổ sung Điều 8a sau Điều 8 trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (Điều 7 của dự thảo Nghị định) hay không?
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải bổ sung Điều 8a vào Nghị định 159/2013/NĐ-CP bởi những lý do sau:
Thứ nhất, hành vi thông tin sai sự thật trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí mới chỉ quy định chung, chưa phản ánh đúng bản chất của hành vi vi phạm trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước đặc thù như lĩnh vực thống kê, giáo dục, quản lý giá, năng lượng nguyên tử….
Thứ hai, đối tượng thực hiện hành vi đăng, phát, đưa tin sai sự thật trong các nghị định xử phạt vi phạm hành chính rất rộng, không chỉ riêng cơ quan báo chí mà còn có cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục thì việc đưa tin sai sự thật có thể là các cơ sở đào tạo, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cá nhân, tổ chức khác, trong đó không loại trừ báo chí, tương tự như vậy đối với các lĩnh vực khác như thống kê, khí tượng thủy văn, quản lý giá…
Thứ ba, khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền tối đa đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước có sự khác nhau. Chính điều này lý giải cho việc các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hành vi vi phạm tương tự nhưng có hình thức và mức xử phạt khác nhau. Ví dụ, cũng cùng hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật, nhưng nếu là hành vi này trong lĩnh vực thống kê sẽ gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách trên bình diện toàn quốc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tầm quốc tế; hay hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ gây tâm lý hoang mang trong toàn xã hội và bất ổn thị trường; thông tin sai sự thật về kỳ thi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, gia đình của học sinh…
Thứ tư, điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm…”, theo đó có thể cùng một hành vi vi phạm nhưng xảy ra ở lĩnh vực khác nhau thì có hậu quả khác nhau, do vậy, việc quy định mức phạt khác nhau đối với cùng hành vi vi phạm tại các nghị định xử phạt là có thể chấp nhận được.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, không nên bổ sung Điều 8a vào Nghị định 159/2013/NĐ-CP vì quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP đã bao quát hết các vi phạm nội dung thông tin trong các lĩnh vực và tính chất mức độ vi phạm để áp dụng mức phạt phù hợp.
Bộ Tư pháp, cũng như đa số ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (gồm Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng loại ý kiến thứ nhất là hợp lý, phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3, khoản 1 Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính và để bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong quá trình thực hiện pháp luật.
Theo NTD
Bắt bà Châu Thị Thu Nga: Hà Nội truy trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan
Ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, vụ việc liên quan đến bà Châu Thị Thu Nga - Chủ tịch Housing Group bị bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có trách nhiệm của các sở ngành của thành phố.
Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long nói về vụ bắt Chủ tịch Housing Group
Theo ông Long dấu hiệu sai phạm của bà Nga đã có từ lâu, Thanh tra Thành phố cũng đã có kết luận chỉ rõ vấn đề. Từ tháng 10/2014, Ban cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội cũng đã có báo cáo kết quả thanh tra dự án B5 Cầu Diễn và một số dự án khác do Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group thực hiện. Thanh tra cũng chỉ rõ những yếu kém của sở ngành liên quan.
Quan điểm cụ thể của Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội là các sở ngành, đơn vị liên quan phải khắc phục vi phạm trong công tác quản lý nhà nước, nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và có hình thức xử lý theo quy định.
"Việc bà Nga lừa đảo, xử lý thế nào thì phải chờ kết luận điều tra. Tuy nhiên, để xảy ra sự việc như vậy thì các sở ngành cũng có trách nhiệm. Bà Nga đã lợi dụng kẽ hở quy định của pháp luật để huy động vốn của khách hàng", ông Phan Đăng Long nói.
Đề cập đến trách nhiệm của đơn vị giới thiệu bà Nga ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, ông Long cho biết, thời điểm đó ông cũng nghe một số thông tin khiếu kiện, tuy nhiên lúc đó cũng chưa có kết luận gì cho nên bà Nga vẫn có quyền ứng cử theo quy định.
Còn quy trình bà Nga trở thành ĐBQH cũng như HĐND TP Hà Nội thì phải qua các vòng hiệp thương, lấy ý kiến tại khu dân cư được nhân dân đồng thuận, mới đưa vào danh sách bầu cử. Theo ông Long, việc bà Nga trúng cử hay không là do cử tri bầu.
"Bà Nga vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tới đây thành phố cũng giao cho các sở ngành chỉ rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc để xử lý nghiêm khắc", ông Long nói thêm.
Tối ngày 7/1, cơ quan điều tra đã khám xét nhà riêng của bà Châu Thị Thu Nga ở số 78 A9 3, phố Hồng Mai, quận hoàng Mai, Hà Nội. Việc khám xét nhà bà Nga kết thúc vào khoảng 23 giờ đêm cùng ngày. Sau đó bà Nga được đưa về trụ sở cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra.
Trong ngày 7/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã ký ban hành Nghị quyết Ủy ban Thường vụ QH về việc tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH đối với bà Châu Thị Thu Nga theo đề nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao.
Chiều ngày 8/1, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Lê Văn Hoạt cũng đã ký Quyết định số 01 tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND đối với bà Châu Thị Thu Nga. Việc này để cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
Bà Châu Thị Thu nga sinh năm 1965, quê tại Thừa Thiên Huế có trình độ chuyên môn là Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh. Bà Nga là đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội khoá XIII và còn là đại biểu HĐND TP Hà Nội. Phần lớn thời gian họp Quốc hội cuối tháng 10 và tháng 11/2014 cũng như họp HĐND TP Hà Nội diễn ra đầu tháng 12/2014, bà Nga vắng mặt. Ngoài tư cách đại biểu Quốc hội và HĐND bà Nga còn giữ nhiều chức vụ khác như làm việc tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Xây dựng nhà đất (Housing Group); Thành viên Tổ chuyên gia liên ngành - Ban chỉ đạo TƯ về chính sách nhà và thị trường Bất động sản; Ủy viên thường vụ BCH hiệp hội Bất động sản Việt Nam...
Quang Phong
Theo Dantri
Phi công nghỉ ốm hàng loạt: "Bốc thuốc" chữa bệnh như thế nào? Hơn 100 phi công báo nghỉ ốm nhưng chỉ 10 người có chứng nhận y tế, hơn 30 người nộp đơn nghỉ việc và số nhân sự này ở cùng đội bay. Ốm thì nghỉ làm là chuyện bình thường, nhưng hàng trăm lao động đồng loạt nghỉ ốm cùng một thời điểm lại là chuyện khó tin. Đã có nhiều ý kiến...