Đưa tin giả về dịch Covid-19: Thanh tra Bộ TTTT vào cuộc xử lý
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đề nghị các đơn vị liên quan thuộc Bộ rà soát, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi phát tán thông tin giả, thông tin sai sự thật về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận.
Thanh tra Bộ TTTT vừa có công văn gửi Cục Báo chí, Cục Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) thông tin, tuyên truyền về dịch Covid-19 và dịch cúm gia cầm A (H5N1).
Theo đó, Thanh tra Bộ TTTT đề nghị các cơ quan nêu trên chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động tham gia phòng chống dịch;
Không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp pháp hoặc bán hàng không đảm bảo chất lượng.
Đồng thời, các Cục cần chỉ đạo các cơ quan báo chí chủ động phát hiện, thông tin về các trường hợp lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, tăng giá, đặc biệt là mặt hàng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, tiêu thụ trái phép gia cầm sống…; kịp thời cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý vi phạm…
Thanh tra Bộ TTTT cũng đề nghị các Cục rà soát, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi phát tán thông tin giả, thông tin sai sự thật về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận.
Video đang HOT
Hàng loạt thông tin sai sự thật đã bị xử lý thời gian qua.
Trước đó, Bộ TTTT cũng có công văn gửi các cơ quan báo chí, Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyên truyền phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra.
Theo đó, Bộ TTTT yêu cầu các cơ quan báo chí cần cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác, đầy đủ trên tất cả loại hình báo chí về diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus conora gây ra, của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, Bộ TTTT lưu ý, các cơ quan báo chí “không sử dụng “tít” và nội dung bài nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc, thận trọng và phải kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin từ báo chí nước ngoài”.
Các Sở TTTT được yêu cầu phải tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương; theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh.
Theo danviet.vn
Đề nghị dạy học đại trà qua truyền hình chứ không nghỉ học kéo dài
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị lên Thủ tướng chỉ thị cho cả nước triển khai dạy học trên truyền hình quy mô toàn quốc mà không dùng giải pháp nghỉ học dài ngày trong mùa dịch Covid-19.
Một giảng viên Trường đại học Thương mại đang thực hiện tiết dạy trực tuyến bằng công nghệ cao - Ảnh Trọng Trinh
Hôm nay, 20.2, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi công văn lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị giải pháp cho học sinh - sinh viên được chuyển sang học đại trà qua các kênh truyền hình trên cả nước, trong mùa dịch Covid-19.
Theo nhận định của Hiệp hội, dịch viêm phổi cấp Covid-19 từ Vũ Hán vẫn đang diễn biến phức tạp với độc tính cao và lan tuyền nhanh, WHO vẫn chưa đánh giá được mức độ thảm họa và thời gian kéo dài đến lúc nào.
Theo quan điểm của lãnh đạo hiệp hội, cho học sinh - sinh viên nghỉ học trong mùa dịch Covid-19 là cần thiết, nhưng nếu kéo dài, việc hơn 20 triệu em nghỉ học quá lâu sẽ tác động xấu nhiều mặt đến giáo dục và xã hội. Cho nên, tốt hơn là toàn xã hội chung sức với ngành GD-ĐT triển khai các giải pháp vĩ mô để chủ động đối phó với mọi diễn biến xấu có thể của đại dịch, mà không chỉ thụ động cho học sinh, sinh viên nghỉ học chờ hết dịch.
Giải pháp vĩ mô mà Hiệp hội đề xuất là triển khai đại trà trên toàn quốc việc dạy học trên truyền hình. Hiện cả nước có hàng trăm kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương, và đây là lợi thế để triển khai giải pháp này. "Nhà nước nên huy động các kênh truyền hình cùng tham gia vào hoạt động giảng dạy nhiều giờ trong ngày, thậm chí cả ngày, theo hình thức phi lợi nhuận", công văn của Hiệp hội viết.
Theo Hiệp hội này, khi các kênh truyền hình cùng tham gia, cần có quy định rõ ràng thời khóa biểu cho từng môn học đối với từng khối lớp, áp dụng chung thống nhất trên cả nước, hoặc cho từng tỉnh, thành phố.
Các sở GD-ĐT sẽ lựa chọn giáo viên bộ môn giỏi, tiêu biểu lên dạy trên truyền hình. Học sinh ở nhà hoặc vài ba em học chung cùng một lớp cùng ngồi học trực tuyến, bên cạnh đó có phụ huynh quản lý, theo dõi. Việc theo dõi, hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn do đội ngũ giáo viên ở các trường đảm nhiệm, chủ yếu qua mạng thông tin truyền thông quốc gia.
Muốn thực hiện giải pháp này, đòi hỏi những người đứng đầu ngành và đứng đầu các địa phương cần sớm ra quyết định để các đài truyền hình chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục triển khai việc dạy học.
Nếu có chủ trương từ trên và có sự đồng thuận của các sở GD-ĐT địa phương, các trường tại địa phương, các đài phát thanh địa phương thì việc dạy học đại trà trên khắp 63 tỉnh/ thành của cả nước, trước hết là cho học sinh phổ thông, sẽ hầu như không gặp bất cứ khó khăn đáng kể nào.
Về việc một số trường phổ thông và đại học đã chủ động thực hiện đào tạo trực tuyến trong thời gian cho học sinh - sinh viên nghỉ tránh dịch Covid-19 vừa qua, công văn của Hiệp hội nhận định: "Điều kiện để áp dụng việc học trực tuyến bằng công nghệ cao không dễ, bởi đối tượng người học có hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Không phải học sinh - sinh viên nào cũng có máy tính, điện thoại thông minh, ipad... để học, như thế sẽ bất tiện khi áp dụng đại trà".
Trong khi đó, theo Hiệp hội thì giảng dạy trực tuyến, trong đó có giảng dạy trên truyền hình, là xu hướng chung của giáo dục thế giới, các trường Việt Nam nên theo, thay vì sử dụng hoàn toàn phương thức dạy học truyền thống như hiện nay.
Với các thuận lợi của việc dạy học trên truyền hình so với dạy học trực tuyến bằng công nghệ cao, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng ủng hộ và chỉ thị Bộ GD-ĐT, Bộ Thông tin - Truyền thông, Truyền hình Việt Nam và UBND các tỉnh/thành phối hợp khẩn trương triển khai chuyển sang áp dụng đại trà phương thức dạy học trên truyền hình ở quy mô toàn quốc, mà không dùng giải pháp nghỉ học kéo dài trong mùa dịch Covid-19 (cũng như trong các đợt thiên tai, dịch họa khác nếu có).
Theo Thanh niên
Thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG: Có những người hầu tòa từ "sức ép" vô hình? Phiên tòa xét xử 14 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa - nhận hối lộ" bước qua tuần đầu tiên với nhiều lời khai quan trọng. Đặc biệt đó là những lời tự bào chữa của các bị cáo, khi tiết lộ chuyện...