Đưa thông tin thất thiệt lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?
Gần đây, nhiều người đưa những thông tin thất thiệt, sai lệch lên mạng như bắt cóc trẻ con, rơi máy bay… gây hoang mang dư luận. Việc làm này có bị xử lý không?
Luật sư Kiều Anh Vũ, Giám đốc điều hành Công ty Luật KAV (Đoàn Luật sư TP.HCM), trả lời độc giả Thanh Hằng ở quận 1, TP.HCM như sau:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây trên mạng, kể cả mạng xã hội, như:
Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,…
Do đó, hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tin đồn kèm ảnh xuất hiện trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.
Về trách nhiệm hành chính, theo khoản 2 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, các hành vi sau đây bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định; miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh; cung cấp nội dung thông tin mê tín dị đoan, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam,…
Video đang HOT
Khoản 3 Điều này cũng quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;…
Về trách nhiệm hình sự, nếu xác định được người thực hiện hành vi tung tin sai lệch, thất thiệt lên mạng xã hội và thông tin thất thiệt đó có tính chất vu khống thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Ngoài ra, tùy theo vụ việc cụ thể, người vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Theo đó, người nào thực hiện hành vi “Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 (tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Điều 253 của Bộ luật này (tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ)” và hành vi này xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Luật sư Kiều Anh Vũ. Ảnh: NVCC.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. (Tùy trường hợp vi phạm, người phạm tội có thể được áp dụng theo khoản 2 Điều 288 BLHS 2015 về việc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội với mức hình phạt là phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm).
Bên cạnh đó, về trách nhiệm dân sự, nếu tung tin thất thiệt trên mạng xã hội gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo Zing News
Học viên bị đánh hội đồng đến chết trong trung tâm cai nghiện
Mới nhập phòng tại trung tâm cai nghiện, Nam bị các học viên cũ đánh đập đến chết. Điều đáng nói là các bị cáo cho rằng vụ việc xảy ra ngay trước mắt các cán bộ quản lý, việc đánh học viên mới là quy củ để học viên ngoan ngoãn, nếu họ không đánh sẽ bị cán bộ đánh.
Ngay 13/6, TAND TPHCM mơ phiên toa xet xư bi cao Thai Ngoc Dung (sinh năm 1979 tai Binh Dương) cung đông pham vê tôi cô y gây thương tich.
Cac bi cao tai phiên toa.
Theo cao trang, ngày 4/4/2015, UBND phường Tân Thới Hiệp, quận 12, ra quyết định đưa Nam (quê tỉnh Nam Định) là đối tượng nghiện ma túy vào Cơ sở xã hội Nhị Xuân để quản lý, cắt cơn cai nghiên tâp trung. Nam được 4 cán bộ quản lý khu 1 đưa vào phòng 8 của khu này.
Tại phòng này, các học viên được chia làm 3 mâm với các nguyên tắc của "dân anh chị", ai mới vào đều có những "bài tập dượt" nhập phòng. Ngoài việc chịu sự đánh đập, các học viên mới còn bị "mâm 1" bắt thực hiện nhiều công việc hầu hạ khác.
Khi Nam vừa vào phòng đã bị Thái Ngọc Dũng (trưởng phòng và được xếp ở mâm 1) đánh và yêu cầu cúi đầu xuống nhưng Nam phản ứng. Do Nam không chịu làm theo "luật" nên các đàn em trong mâm 1 của Dũng xông vào đánh Nam đến ngất xỉu, sau đó chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều khai có nhìn thấy các cán bộ quản lý khu 1 trong lúc xảy ra sự vụ. Có cán bộ đã nói dạy cho bị hại ngoan ngoãn và hiểu rằng phải đánh bị hại.
Các bị cáo cũng cho biết ai mới nhập phòng cũng đều bị đánh, nếu không làm theo thì cán bộ sẽ đánh. Nhiều bị cáo tỏ ra cay cú, chỉ thẳng mặt 2 cán bộ quản lý Khu 1 liên quan đến vụ án này và chỉ trích với những lời lẽ bức xúc.
Hồ sơ vụ án còn cho thấy, co dấu hiệu về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên cơ quan cảnh sát điều tra đã 2 lần có quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 cán bộ quản lý Khu 1 để điều tra.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, Viện KSND TPHCM đã không phê chuẩn vì cho rằng các cán bộ này không chịu thừa nhận và cơ quan điều tra không chứng minh được việc thiếu trách nhiệm của các cán bộ này. Do đó, cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra với các cán bộ này.
Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh (Đoan luât sư TPHCM, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại) cho rằng: trong vụ án này hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội giết người chứ không phải là tội cố ý gây thương tích như cáo trạng truy tố.
Theo lập luận của luật sư Mạnh, các bị cáo đều nhận thấy trước khi nhập phòng thì sức khỏe bị hại không được tốt, vậy mà các bị cáo còn thay nhau đánh vào các vùng trọng yếu cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng, cổ... Với lực tác động vô cùng mạnh từ tay chân thì có thể gây tử vong cho bị hại Nam bất cứ lúc nào.
"Rõ ràng đây là hình thức tra tấn vô cùng dã man của các bị cáo khiến bị hại vừa nhập phòng được vài tiếng đồng hồ thì tử vong. Do vậy, đây là hành vi giết người, chứ không thể là cố ý gây thương tích được..."- luật sư Mạnh nhấn mạnh.
Kết luận phiên tòa, HĐXX nhận định vụ án có khả năng bỏ lọt tội phạm nên đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tránh bỏ lọt người lọt tội, nhất là với một số cán bộ có mặt ngày xảy ra vụ án.
Xuân Duy
Theo Dantri
Thực hư thông tin "cướp ô tô ở Đà Nẵng" Cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh không có vụ cướp xe nào xảy ra trên địa bàn TP Đà Nẵng. Đây chỉ là thông tin thất thiệt được một trang Facebook cá nhân đăng tải nhằm "câu like". Vào khoảng 16h ngày 8/5, trên trang Facebook Yêu Đà Nẵng chia sẻ một đoạn clip kèm status với nội dung: "BIẾN...