Đưa thiên nhiên vào phòng tắm
Chú ý ánh sáng và thông gió, bố trí cây xanh, thêm chút tinh dầu, không gian phòng tắm sẽ thơm mát, mang lại cảm giác thư thái cho gia chủ.
Kiến trúc sư Duy Bùi, người sáng lập kiêm giám đốc DB Design Studio cho biết, xu hướng thiết kế phòng tắm hiện nay coi trọng yếu tố gần gũi với thiên nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà ở các resort thường có không gian tắm tiên, để con người như được hòa mình vào đất trời.
Kiến trúc sư nhận xét, trước đây, phòng tắm – toilet thường không được các gia đình coi trọng. Người Việt gọi đây là “công trình phụ” và nhét không gian này vào những “góc chết”. Tuy nhiên, trong một ngôi nhà, không gian nào cũng quan trọng. Phòng tắm là nơi gia chủ sử dụng rất nhiều, giúp vệ sinh cũng như thư giãn mỗi ngày. Ở các nước châu Âu, nhiều gia đình đưa phòng tắm ra phía mặt tiền. Đây hoàn toàn có thể trở thành một không gian “sống ảo” cho gia chủ.
Phòng tắm với ánh sáng và cây xanh bố trí phù hợp, được kiến trúc sư Duy Bùi thiết kế cho một gia đình ở TP HCM trong chương trình “Phòng tắm trong mơ” do VnExpress và INAX phối hợp tổ chức, hoàn toàn có thể trở thành một không gian “sống ảo” cho gia chủ. Ảnh: Hoàng Anh.
Kiến trúc sư cho rằng, ba yếu tố hàng đầu cần coi trọng trong thiết kế phòng tắm là công năng rõ ràng, ánh sáng đầy đủ và đảm bảo thông thoáng. Công thức chung cho một phòng tắm thường bao gồm ba khu vực: khu tắm, bồn cầu và lavabo. Ba khu vực này nên có sự tách biệt.
Nếu không gian đủ rộng, tốt nhất nên làm khu vực tắm và khu vực bồn cầu có phòng và cửa riêng. Bồn cầu là không gian rất riêng tư và thường có mùi trong khi sử dụng. Nếu có phòng riêng cho bồn cầu, việc trang trí không gian bên ngoài sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, thiết kế cửa riêng từng khu vực có thể giúp 3 người sử dụng phòng tắm cùng lúc. Điều này quan trọng với những gia đình đông người.
Phòng tắm ngày nay cần đặt ở những chỗ thuận tiện để mọi người sinh hoạt dễ dàng, đón được ánh sáng và không khí ngoài trời. Việc đối lưu không khí cho phòng tắm cần lưu tâm.
Nếu phòng tắm nằm ở những vị trí không thể lấy gió tự nhiên, hoặc ở các chung cư, các kiến trúc sư thường thiết kế đưa gió tươi từ bên ngoài vào qua một máy hút, đồng thời dùng quạt hút mùi và không khí từ bên trong ra để tạo sự cân bằng. Không khí bí bách thường khiến chúng ta khó chịu. Ngược lại, đối lưu không khí sẽ tạo sự thoải mái.
Ngoài cấp khí tươi cho phòng tắm, kiến trúc sư Duy Bùi còn có mẹo tạo không khí tươi mát cho phòng tắm bằng cách đặt một lọ tinh dầu trên miệng của thiết bị cấp khí tươi. Nhờ thế, phòng tắm lúc nào cũng có mùi thơm.
Nếu không đón được ánh sáng tự nhiên ngoài trời, ánh sáng cho phòng tắm vẫn cần đảm bảo sự kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài, để có cảm giác gắn kết với thiên nhiên. Cách thiết kế thấy ánh sáng mà không thấy nguồn sáng, tức là nhìn lên thấy ánh sáng mà không thấy đèn ở đâu sẽ giúp ánh sáng phòng tắm trở nên tự nhiên hơn.
Một cách để lấy ánh sáng cho phòng tắm nữa là lắp gạch kính, vách kính xen kẽ vào tường công năng.
Toilet của các học sinh trường Hoàng Mai, Gò Vấp, TP HCM được kiến trúc sư Duy Bùi cải tạo trong chương trình “Phòng tắm trong mơ” do VnExpress và INAX phối hợp tổ chức. Anh lấy sáng và gió tự nhiên thông qua giếng trời và các ô thông gió. Ảnh: Hoàng Anh.
Đưa mảng xanh vào ngôi nhà nói chung và phòng tắm nói riêng là một xu hướng đang được nhiều kiến trúc sư cũng như những gia chủ quan tâm đến cái đẹp yêu thích.
“Trước đây, mọi người có xu hướng xây hết đất. Ngày nay, nhiều người bắt đầu hiểu rằng, để tăng giá trị của không gian sống, nên làm nhà vừa đủ với công năng rõ ràng, dành một phần diện tích làm mảng xanh”, kiến trúc sư Duy Bùi cho biết.
Để phòng tắm cũng có thể tận hưởng mảng xanh, kiến trúc Duy Bùi gợi ý trồng cây ở bên ngoài và lắp kính cho phòng tắm, nhờ thế ở trong phòng tắm vẫn có thể ngắm nhìn cây xanh bên ngoài. Hoặc trang trí phòng tắm bằng những chậu cây nhỏ, đặt trên lavabo, nắp bình chứa nước của bồn cầu… cũng giúp không gian này xanh mát hơn.
Một thiết kế gắn kết không gian sống với thiên nhiên của kiến trúc sư Duy Bùi. Các không gian chức năng, trong đó có phòng tắm đều có thể nhìn thấy mảng xanh ở khu vực giếng trời. Ảnh: DB Design Studio
Video đang HOT
Anh cũng lưu ý thiết kế phòng tắm kế cần phù hợp với các đối tượng sử dụn g. Ví dụ phòng tắm cho người già cần để ý tay vịn, chuông báo động hay nút khẩn cấp, có thể chỉ đơn giản là một cái dây để rung chuông như ở bệnh viện.
Phòng tắm dành cho người già cũng như trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý lát sàn bằng loại gạch chống trơn trượt. Các thiết bị như sen tắm, vòi nước nóng lạnh nên chọn những loại có thể cài đặt nhiệt độ, ví dụ nếu đặt ở 40 độ C thì nhiệt độ của nước khi chảy ra sẽ cố định ở 40 độ C, dù nhiệt độ và áp lực nước chảy ra từ bình nước nóng như thế nào.
Trẻ từ 10 tuổi có thể dùng chung bồn cầu hay lavabo với người lớn. Với trẻ nhỏ hơn, có thể kê thêm ghế để các bé thoải mái khi sử dụng.
Học người Nhật cách thiết kế phòng tắm tối giản, gia đình Hà Nội lắp đặt không gian hiện đại chi phí chưa tới 18 triệu đồng
Nếu bạn cũng muốn học hỏi cách áp dụng đã thành công của gia đình chị Khánh Linh có thể tham khảo ngay các sản phẩm được mua sắm dưới đây.
Phòng tắm tuy là không gian nhỏ nhưng lại có tác dụng lớn theo suy nghĩ của chị Khánh Linh (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội). Theo chị Khánh Linh đây là không gian gần như được sử dụng nhiều nhất và chỉ chịu xếp sau phòng ăn và phòng ngủ mà thôi.
" Do không nhu cầu nhiều về tiện ích và cũng không có diện tích "dư dả" nên mình chỉ bố trí căn bản cho khu WC gồm: lavabo, xí và tắm đứng. Các thiết bị mình lựa chọn thì ưu tiên lần lượt về kiểu dáng, tiện ích khi sử dụng.
Đặc biệt phải cọ rửa dễ và giá cả phù hợp với tài chính. Tất nhiên, cũng sẽ phải ưu tiên cái gì hay dùng nhiều thì phải mua loại tốt để tránh phải thay thế thường xuyên", chị Khánh Linh chia sẻ.
Không gian phòng tắm của gia đình chị Khánh Linh. Ảnh: NVCC.
Do trước đó đã tham khảo nhiều mẫu thiết kế WC của Nhật và nhận thấy không gian nhỏ của họ thường được bố trí các hốc để đựng đồ thay vì sử dụng kệ để tiết kiệm diện tích sử dụng trong không gian nên chị Linh cũng đã mạnh dạn áp dụng vào không gian phòng tắm của gia đình.
Thực thế khi xây dựng và thi công, gia đình đã không phải mua nên đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chỉ cần vài thao tác khoan rồi bắt vào tường là hoàn thành. Nhờ cách này chị cũng để được rất nhiều chai lọ bên trong hốc lúc dùng và lấy vô cùng tiện và nhanh.
" Một điều nữa mình học của người Nhật là trong chỗ tắm là có cái "bậu" ngồi không phải để cái ghế nhựa đi kèm rất tiện lợi. Vừa sinh hoạt vừa kì cọ vừa được vòi sen dội nước cực thích. Và đặc biệt là rất đỡ cho người già, chân tay yếu hoặc lúc tắm cho trẻ nhỏ".
Bậu ngồi được thiết kế thêm trong không gian phòng tắm rất tiện lợi lại phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình. Ảnh: NVCC.
Về cách làm thông thoáng cho khu WC do phía sau nhà chị Khánh Linh không tiếp giáp với hàng xóm nên có mở cửa sổ để tạo thông thoáng cũng như lấy ánh sáng tự nhiên. Chị vẫn bố trí thêm hút mùi thẳng trên xí để giúp không gian thoáng hơn.
Cũng có nhiều bạn bè, người thân thắc mắc là để bình nóng lạnh như vậy sẽ chướng. Tại sao không giấu trên trần? Theo chị Khánh Linh thì chị lại có suy nghĩ hơi khác: " Vì dùng thời gian cũng sẽ phải bảo dưỡng vậy khi để âm lên trên, muốn thao tác kiểm tra rất khó cho thợ. Khi làm trần lại phải để chừa cái cửa. Vô hình, cái trần bé mà để cái cửa thăm 600x600mm sẽ làm nát mất cái trần. Và cái chính là mình thấy bình giờ họ làm dáng rất đẹp rồi, trưng ra bên ngoài cũng rất ổn.
Một điểm mình muốn chia sẻ nữa là cái mặt bàn lavabo. Vì không muốn mặt bàn ảnh hưởng đến lối đi lại nên mình lựa chọn hình thức uốn cong (thu hẹp dần hai đầu) như vậy. Nếu sử dụng đá tự nhiên thì chỗ uốn cong sẽ bị lộ các vết ghép. Trông sẽ rất rất xấu. Song với đá nhân tạo thì đã giải quyết được cho mình toàn bộ điều này, đồng thời vẫn thoải mái để tha hồ các vật dụng trên đó".
Không gian phòng tắm cực đơn giản với các hốc bố trí để lưu trữ rất thông minh. Ảnh: NVCC.
Về mặt nào đó, không gian phòng tắm của chị Khánh Linh có thể vẫn cần phải hoàn thiện thêm một chút nữa như bổ sung chút xanh cây cối, tay vịn inox trong chỗ tắm, lắp mặt sưởi/rửa bệt, kính phun nano để tránh bị tình trạng canxi hoá... Tuy nhiên, với gia đình chị thì nó đã đáp ứng được gần như toàn bộ về hình thức, công năng và nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày nên chị và gia đình đã rất ưng ý rồi.
Ảnh: NVCC.
Cùng điểm danh những sản phẩm được chị Khánh Linh sử dụng cho phòng tắm của gia đình nhé.
Bồn cầu: 4,4 triệu đồng
Nhà vệ sinh đương nhiên không thể thiếu sản phẩm này. Với chị Khánh Linh những sản phẩm thường sử dụng chị sẽ không tiếc tiền (trong phạm vi điều kiện kinh tế của mình) để mua sắm nhằm đảm bảo chất lượng và có thể sử dụng được lâu dài, an toàn với các thành viên trong gia đình.
Hình minh họa.
Bồn rửa: 900K
Tiếp theo là sản phẩm chậu rửa. Lấy phong cách tối giản làm cách thiết kế chính vì không gian phòng tắm của gia đình khá nhỏ. Chính vì thế, chậu rửa cũng là thiết kế đơn giản, màu trắng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình.
Hình minh họa.
Vòi hoa sen: 10,4 triệu đồng
Khác với các gia đình thích đơn giản hóa sản phẩm vòi hoa sen thì gia đình chị Khánh Linh lại mua trọn bộ vòi hoa sen kiểu nhỏ cầm tay và kiểu lớn cố định trên tường. Với hai chiếc vòi này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho các thành viên trong các hoàn cảnh khác nhau.
Hình minh họa.
Vòi rửa: 1,3 triệu đồng
Không thiếu sản phẩm vòi rửa cho một nhà vệ sinh được. Với gia đình chị Khánh Linh vẫn tiếp tục lựa chọn mẫu thiết kế đơn giản, tông màu trắng chủ đề. Giá cả cũng hợp lý và trong mức tài chính của gia đình.
Hình minh họa.
Vòi xịt: 300K
Cuối cùng là một sản phẩm không thể thiếu trong bất cứ nhà vệ sinh nào. Chiếc vòi xịt được chị Khánh Linh lựa chọn là mẫu sản phẩm bình dân, giá rẻ.
Hình minh họa.
Tổng chi phí mua các sản phẩm vệ sinh cho nhà tắm và vệ sinh của chị Khánh Linh như sau:
- Bồn cầu: 4,4 triệu đồng
- Bồn rửa mặt: 900K
- Vòi hoa sen: 10,4 triệu đồng
- Vòi rửa: 1,3 triệu đồng
- Vòi xịt: 300K
Tổng chi phí: 17,3 triệu đồng
Ảnh: NVCC
Phòng tắm xanh mát mắt và hiện đại của cặp vợ chồng chủ trương chỉ chọn đồ chất lượng tốt Căn phòng tắm được lựa chọn hầu hết các vật dụng cao cấp để tạo nên không gian tuyệt đẹp, sang trọng, gọn gàng và tiện dụng cho mọi người trong gia đình. Vợ chồng chị Trương Thu tròn 10 năm về chung một nhà. Sau nhiều lần chuyển qua chuyển lại vài căn nhà thuê, cả hai vô cùng hạnh phúc khi...