Đưa thi thể hai lao động “chui” chết tại Angola về Việt nam
Gia đình và chính quyền địa phương cho biết, vào chiều ngày hôm nay (5 -4) thi thể của anh Nguyễn Đức Cao (26 tuổi, trú tại xóm 7, xã Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An), lao động chết ở Angola cách đây hơn 1 tháng sẽ về đến quê để làm lễ mai táng.
Sáng 5 – 4 phóng viên có mặt tại gia đình ông Nguyễn Đức Đại và bà Cao Thị Thủy (mẹ đẻ của anh Nguyễn Đức Cao), trú tại xóm 7, xã Nghi Kim, TP. Vinh. Tiếp xúc với PV bà Thủy khóc nghẹn: “Gia đình nhận được tin thằng Cao mất hơn một tháng rồi, nhưng đến nay thi thể vẫn chưa về đến quê, tôi kiệt sức mất rồi…
Bà Cao Thị Thủy (mẹ của Nguyễn Đức Cao) khóc ngất bên di ảnh của con trai
Trước đó, ngày 1 – 3, gia đình bà Thủy bàng hoàng khi nhận được hung tin từ bạn bè của Cao tại Angola cho biết Cao đã tử vong do lâm bệnh sốt rét. “Anh em bên đó nói Cao mắc bệnh sốt rét dai dẳng từ hôm mới sang, mấy lần vào viện thăm khám nhưng bệnh không khỏi dứt điểm, đến rạng sáng ngày 1 – 3 thì tử vong”, bà Thủy nghẹn ngào “Anh em bên đó thông báo chi phí đưa thi thể Cao về quê khoảng 20.000 USD, số tiền quá lớn nên gia đình không có. Sau đó gia đình đã liên lạc với bên công ty đưa Cao đi, nghe công ty nói là đã chuyển 12.500 USD bên đó để phối hợp các cơ quan chức năng, cộng đồng người Việt tại Angola và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola can thiệp làm thủ tục đưa thi thể Cao về nước”.
Video đang HOT
Được biết, trước đó vào cuối tháng 12 – 2012 Nguyễn Đức Cao đi Angola bằng một con đường du lịch do một công ty có trụ sở tại Hà Nội tổ chức. Mức lương hứa hẹn là khoảng 800 – 1.000 USD. Tuy nhiên khi đến nơi thì Cao mắc phải căn bệnh sốt rét ốm liên miên chữa trị không khỏi. Đến rạng sáng 1 – 3 thì Cao tử vong.
Bà Cao Thị Thủy kể lại cho phóng viên nghe
Ngồi bệt bên bàn thờ lập vội của người con trai, bà Thủy khóc ngất: “Chỉ vì ở quê làm ăn khó khăn, nghe có người tư vấn đi xuất khẩu, vì chưa có vợ, lại là con thứ trong gia đình có 3 anh em nên Cao bàn với bố mẹ đồng ý cho đi xuất khẩu. Chi phí cho Cao đi sang đến bên đó là hết 130 triệu đồng tiền Việt Nam, tất cả đều là tiền gia đình đang cắm sổ đỏ và vay mượn. Ai ngờ con tối mới xa quê được 2 tháng thì bỏ mạng ở xứ người, chưa làm được một đồng tiền công nào. Cách đây 3 ngày thì gia đình nhận được thông báo từ anh em ở Angola và công tý nói là vào đầu giờ chiều ngày hôm nay (5 -4) thi thể của Cao sẽ được đưa về tới quê nhà. Ông Đại và anh em đang trên đường ra sây bay để đón thi thể thằng Cao…”.
Được biết, cùng với chuyến bay đem thi thể anh Nguyễn Đức Cao về quê trong chiều ngày hôm nay (5 -4) còn có thi thể anh Nguyễn Công Nguyên (SN 1984, trú ở khối Tân Diện, phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) cũng là lao động “chui” tại Angola, tử nạn vào ngày 9 – 3. Anh Nguyên bị sốt xuất huyết và tử nạn tại một bệnh viện tư nhân ở Angola, bệnh viện yêu cầu gia đình chi trả 153.000 USD tiền viện phí, cộng với chi phí khâm liệm khoảng 10.000 USD thì mới cho nhận xác.
Rất đông bà con hàng xóm tới nhà Bà Thủy để đợi đón thi thể anh Cao về quê mai táng
Sau đó nhờ sự can thiệp của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, Cục Lãnh sự (Bộ ngoại giao) và cộng đồng người Việt Nam tại Angola quyên góp tiền để đưa thi thể Nguyên được đưa ra khỏi bệnh viện. Phía bệnh viện sau đó cũng đã giảm viện phí một phần, gia đình cũng đã gửi sang 6.000 USD cùng với số tiền của Cộng đồng người việt và sự can thiệp của cơ quan chức năng thì vào ngày hôm nay 5 -4 thi thể anh Nguyên cũng sẽ được về tới quê nhà.
Ông Trần Thanh Phong, xóm trưởng xóm 7, xã Nghi Kim cho biết: “Hiện tại ngoài anh Cao thì ở xóm 7 cũng có 5 người đang đi xuất khẩu lao động ở Angola. Cụ thể thu nhập của từng lao động thì cũng không nắm rõ nhưng chỉ nghe người nhà nói là lao động bên đó khổ lắm, rất nhiều trường hợp lao động bị cướp bóc đánh đập…”.
Bộ LĐ-TB-XH- khẳng định cho đến nay, bộ chưa cho phép bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola. Các chuyên gia y tế, nông nghiệp và giáo dục của Việt Nam đang làm việc tại Angola là đi theo các thỏa thuận về hợp tác lao động ký giữa hai chính phủ từ nhiều năm trước.
Theo ANTD
Sự tò mò thiếu ý thức
Vụ cháy lớn ở ngôi nhà 5 tầng kinh doanh chăn ga, gối đệm, đồ gỗ (đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn "nóng hôi hổi". Nói vậy là bởi, đoạn đường qua ngôi nhà cháy sập mấy hôm nay vẫn thường xuyên ùn ứ bởi sự tò mò, hiếu kỳ đến khó hiểu của người dân đi đường.
Những ai có mặt ở hiện trường vụ cháy hôm đó, hoặc xem các clip được đăng tải trên mạng Internet, sẽ thấy sự chăm chú của hàng chục nghìn con mắt dõi theo đám cháy. 10 phút sau khi hỏa hoạn bùng phát, hiện trường bị "phong tỏa" bởi "biển người", bất chấp khung thép lúc ấy có hiện tượng mất trọng tâm, nghiêng ngả. Để "chớp" được cảnh "độc", hàng trăm người dân qua đây vứt xe giữa đường, rút điện thoại, máy tính bảng ra quay chụp. Sức nóng của đám cháy táp mạnh lên đường Âu Cơ, theo miêu tả của một cán bộ CSTT CAP Tứ Liên là "rát mặt", nhưng cũng chẳng khiến người ta sợ.
Một cảnh tượng giống với vụ cháy xảy ra tại ga Giáp Bát năm 2009. Bất chấp hàng chục xe chữa cháy hú còi inh ỏi, nhưng đều "chôn chân" khi cách hiện trường 200 mét. Gian nan "bò" vào điểm cháy, "hành trình" thoát khỏi "biển người" để lấy nước dập lửa của các "bác tài" cứu hỏa khó khăn chẳng kém. Cuộc "bao vây" cứ như vậy suốt 1 giờ đồng hồ, chỉ đến khi lực lượng chức năng được tăng cường, sử dụng biện pháp mạnh, đám đông mới phần nào giải tán.
Tài sản bị cháy sạch, nhưng vẫn còn "may" cho gia chủ. "May thứ nhất" là hiện trường không có người mắc kẹt bên trong, chứ "vòng vây" khép kín như hôm đó, xe cứu nạn cứu hộ trọng tải lớn cũng chẳng thể lại gần - thiệt hại về người là khó tránh. Cái "may thứ hai" là khi nhà đổ, bức tường sắt khổng lồ lại "ngã ngửa" ra phía sau, không văng các mảnh kim loại sát thương vào đám đông lố nhố. Cái "may" cuối cùng trong vụ cháy này là có tới 300 CBCS công an - bộ đội - dân phòng - dân quân tự vệ được huy động đến hiện trường. Không có số đông ấy, chẳng thể "xé vòng vây".
Hành động trên thể hiện sự "vô cảm" của một bộ phận người dân trước nỗi đau của gia chủ, của hơn 10 hộ gia đình xung quanh bị ảnh hưởng vì cháy, "vô cảm" trước nỗ lực của hàng trăm con người đang lăn xả dập lửa. Bất chấp gia chủ khóc ngất giữa đường; người dân ngã nháo nhào vì chạy của... hàng nghìn con mắt vô cảm cứ dửng dưng, chặn mọi ngả đường tiếp cận của xe chữa cháy. Vừa buồn, vừa bực vì hình ảnh như trên dễ gặp ở nhiều nơi!
Theo ANTD
Đám tang lớp trưởng bị giết: Người yêu nam sinh khóc ngất bên linh cữu Đến lễ mai táng, người yêu của Vũ Ngọc Cương là Duyên, là người cùng quê Bắc Ninh với Cương. Duyên khóc trong đau đớn, cô vẫn chưa thể tin vào mắt mình là Cương Cô khóc nức nở trong đám tang của bạn trai 7h30 sáng ngày hôm nay (21/12), lễ mai táng của Vũ Ngọc Cương - cậu sinh viên bị...