Đưa thi thể chiến sĩ nhà giàn hy sinh về đất liền
Sáng nay, 9/10, thi thể thượng úy Dương Văn Bắc đã được đưa vào bờ.
Lúc 7 giờ ngày 9/10, thi thể thượng úy Dương Văn Bắc (40 tuổi, quê Nghệ An), đã được tàu kiểm ngư KN-812 đưa vào bờ, cập cảng Chi đội Kiểm ngư số 2, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Thi thể anh Bắc được đưa lên bờ
Hàng trăm cán bộ chiến sĩ hải quân, người thân, vợ con thượng úy Bắc đã có mặt ở cảng từ sớm để đón thi thể thượng úy.
Thượng úy Bắc có vợ là chị Vương Thị Trâm (35 tuổi) và hai con Dương Văn Nguyên Khôi (8 tuổi), Dương Văn Anh Quân (3 tuổi). Chị Trâm hiện đang làm văn thư ở Trường tiểu học Phước Thắng thành phố Vũng Tàu (BR-VT).
Trước đó, thượng úy chuyên nghiệp Dương Văn Bắc, nhân viên Radar, vừa hi sinh trong khi làm nhiệm vụ kiểm tra hệ thống vật cản sàn cập tàu.
Chị Vương Thị Trâm đau đớn khi tàu đưa thi thể chồng về đất liền
Video đang HOT
Lúc 15 giờ 30 phút ngày 7/10/2014, thượng úy Dương Văn Bắc và chiến sĩ Đào Văn Điệp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hệ thống vật cản dưới sàn cập tàu. Do sóng to, gió lớn, Bắc đã bị rớt xuống biển và bị sóng nhấn chìm. Ngay sau đó, nhà giàn DK1/11 báo động cứu hộ cứu nạn, huy động lực lượng tìm kiếm.
Sau 30 phút, anh Bắc được vớt lên sàn cập tàu, được y sĩ cấp cứu tại chỗ, rồi chuyển lên nhà ở. Trong thời gian này, Bắc hôn mê sâu. Mặc dù đã được đồng đội tận tình cứu chữa, nhưng do ngạt thở lâu dưới nước, nên đến 20 giờ cùng ngày, thượng úy Dương Văn Bắc đã hi sinh.
Thượng úy Bắc quê ở xã Nghĩa Dũng huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2/1995. Sau khi học Trung cấp chuyên ngành Radar ở Trường trung cấp Kỹ thuật Hải quân (Cát Lái TP Hồ Chí Minh), anh Bắc được điều về DK1 công tác và có gần 20 năm làm nhiệm vụ ở các nhà giàn khác nhau. Ngày 12/11/2013, Bắc đi nhà giàn DK1/11 làm nhiệm vụ cho đến nay chưa về đất liền thăm vợ con.
Theo Khampha
Chuyện đau đớn sau vụ đấu súng với băng nhóm ma túy khiến một chiến sĩ hy sinh
"Mỗi lần về nhà, chồng tôi lại lao vào ôm ấp, nựng con, anh ấy nói cu Bảo thiệt thòi vì bố cứ phải đi công tác biền biệt nên mỗi khi gần, anh ấy muốn bù đắp cho con và đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của anh ấy. Nhưng từ nay con không còn được bố nựng nữa rồi, con mất bố rồi con ơi..."...
Chị Lò Thị Hiếu vợ liệt sĩ, đại úy Lường Phát Chiêm cùng con trai khóc hết nước mắt vì nỗi mất mát quá lớn.
Chị Lò Thị Hiếu - vợ liệt sĩ, đại úy Lường Phát Chiêm, cán bộ Phòng cảnh sát cơ động và bảo vệ, Công an tỉnh Sơn La, người đã hy sinh anh dũng trong trận đấu súng với băng nhóm tội phạm vận chuyển ma túy xuyên quốc gia vào sáng 19.7 nghẹn ngào nói.
Ngày anh đi rồi anh đi mãi
Khó có thể tả được cảm xúc khi đặt chân vào trong căn nhà của nhỏ của hai ông bà Lường Văn Vinh - Lường Thị Pói (bố mẹ liệt sĩ Lường Phát Chiêm). Ai vào đây cũng không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh cha mẹ già khóc con, vợ trẻ khóc chồng, con nhỏ gọi tên bố... Ông Lường Văn Vinh, bà Lường Thị Pói đã khóc khô nước mắt từ khi nhận được tin anh Chiêm - người con mà gia đình hi vọng nhất không còn ở lại trên cõi trần nữa.
Đại úy Chiêm là người con thứ 10 trong gia đình có 11 anh chị em và được hàng xóm nhận xét là người hiền nhất. Lúc bé, ngoài đi học, Chiêm còn lên nương, làm ngô giúp đỡ bố mẹ. Tốt nghiệp phổ thông xong, hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đi nghĩa vụ tại Công an tỉnh Sơn La. Cả quá trình ở đơn vị, anh luôn phấn đấu nên khi hết thời gian nghĩa vụ đã tiếp tục được đi học, chuyển tiếp thành sĩ quan công an nhân dân. Đây là niềm vui lớn của gia đình ông Vinh, bà Pói khi đứa con "cưng" của mình đã trưởng thành thực sự.
Khoảng 7h sáng 19.7, tin dữ ập đến với gia đình khi đồng đội tìm đến thông báo tin anh Chiêm đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cú sốc mạnh và đột ngột đến với bố mẹ, vợ con cũng như người thân của Chiêm. Đứa con thơ chưa đầy 2 tuổi vẫn trên tay người mẹ trẻ, cháu chưa thể nhận thức được rằng bố mình sẽ đi mãi mãi. Quỳ bên linh cữu của chồng, chị Hiếu (vợ của Chiêm) nhiều lúc gục xuống, nằm lịm đi, lâu lâu lại thốt lên tiếng khóc ai oán: "Anh đi bỏ mẹ con em bơ vơ, từ nay ai chăm sóc mẹ con em, con trai tập đi ai dìu nó nữa, anh tỉnh dậy bế con đi...".
Đầu năm 2012, anh Chiêm - chị Hiếu kết hôn và gần 1 năm sau thì sinh được cháu trai Lường Quốc Bảo. Do đơn vị nhà xa và tính chất công việc nên anh Chiêm ít được về nhà, những tháng không trực thì có thể về nhà được 2 tuần, có khi lại đi biền biệt cả tháng.
"Mỗi lần về nhà, chồng tôi lại lao vào ôm ấp, nựng con, anh ấy nói cu Bảo thiệt thòi vì bố phải đi công tác biền biệt nên mỗi khi gần anh ấy muốn bù đắp cho con và đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của anh ấy...", chị Lò Thị Hiếu nghẹn ngào.
Phút sinh tử giáp mặt với 25 "phu" ma túy có vũ trang
Đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, sức khỏe thiếu úy Nguyễn Mạnh Hà (cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - PC47) đã hồi phục và đang được điều trị tích cực vết đạn bắn xuyên bắp đùi chân phải. Đồng chí Hà cũng là một trong những người tham gia trong trận đấu súng trấn áp các tội phạm vận chuyển ma túy trái phép tại địa phận bản Thung Cuông, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La vào sớm 19.7.
Kể lại giây phút đối đầu với địch dẫn đến bị thương, Hà kể: Khi Ban chỉ huy phát loa kêu gọi các đối tượng vận chuyển ma túy đầu hàng để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, lập tức những tên tội phạm chĩa súng vào hướng loa phát ra, nã súng xối xả. Tổ công tác liền bắn pháo sáng và bắn súng chỉ thiên để trấn áp. Các đối tượng càng xả súng điên cuồng và tháo chạy tán loạn.
Trời tối nhập nhòe, hun hút giữa rừng núi, tổ của đồng chí Hà là một trong những tổ đầu tiên tiếp cận hiện trường và áp sát các đối tượng. Lúc này, bản thân Hà ở ngay gần khu vực đèn chiếu sáng, chủ yếu là ruộng ngô, nên khi tiến được vài bước thì bị đạn bắn xuyên đùi.
Mấy phút sau khi bị dính đạn, Hà nhận được tin đại úy Lường Phát Chiêm bị đạn bắn xuyên vào mắt, tổn thương não và hy sinh. "Giây phút ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mong manh, dù đang bị thương nhưng nghe tin báo đồng đội đã hy sinh, mắt tôi cay lắm, lúc đó muốn gào thét lên", thiếu úy Hà nhớ lại.
Đồng đội đưa tiễn liệt sĩ Lường Phát Chiêm về với gia đình.
Trang bị vũ khí hỏa lực mạnh để vận chuyển ma túy
Nói về cuộc chiến với tội phạm ma túy, đại tá Phùng Tiến Triển - Phó giám đốc Công an tỉnh Sơn La khẳng định, trong khoảng 2 năm trở lại đây bọn chúng ngang nhiên và trắng trợn hoạt động, đặc biệt từ đầu năm 2014. Do đó, Công an Sơn La xác định có nhiều toán đối tượng người nước ngoài bên kia biên giới có vũ trang vận chuyển ma túy với số lượng lớn đưa vào địa bàn các huyện Mộc Châu, Vân Hồ (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), sau đó chuyển đi nơi khác trong nội địa Việt Nam để tiêu thụ. Trước tình hình đó, Công an tỉnh Sơn La đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an và xác lập chuyên án 279 LL để đấu tranh trấn áp tội phạm.
Đại tá Triển cho hay, những nhóm đối tượng này thường đi theo toán 5-7 người, đeo balô, trang bị các loại vũ khí hỏa lực mạnh như súng AK, CKC hoạt động liều lĩnh, ngang nhiên. Trường hợp gặp người dân có thái độ khả nghi, lập tức bị các đối tượng này dí súng vào đầu khống chế.
"Chuyên án 279LL vào rạng sáng 19.7 là trận đánh thứ 2, còn trước đó, vào đêm 17 rạng ngày 18.6, lực lượng công an Sơn La đã tổ chức bắt sống 2 đối tượng cùng 40 bánh heroin. Những tưởng sau trận này, các đối tượng sẽ tạm ngừng hoạt động hoặc thu hẹp địa bàn, nhưng ngược lại chúng hoạt động ngày càng lộ liễu hơn, có ngày chúng tôi ghi nhận 38 đối tượng chia thành nhiều toán tổ chức vận chuyển ma túy được trang bị vũ khí, đây đa số là người nước ngoài và ma túy có nguồn gốc từ vùng Tam giác vàng", đại tá Phùng Tiến Triển cho biết.
Theo tìm hiểu, 100% số ma túy được mang từ khu vực Tam giác vàng Miama - Lào -Thái Lan. Tiền thuê vận chuyển mỗi 1 bánh heroin (khoảng 250gr) qua biên giới vào địa bàn Sơn La là khoảng 100USD. Đầu tiên, các nhóm tội phạm ma túy thường làm thuê. Sau một thời gian làm thuê, có nhiều tiền hơn, chúng sẽ chuyển sang tự buôn bán. Khi làm được nhiều tiền hơn nữa, chúng không trực tiếp đi vận chuyển mà trở thành ông chủ, thuê người khác đi vận chuyển để giữ an toàn cho mình.
Ngày 20.7, thượng tướng Lê Quý Vương -Thứ trưởng Bộ Công an đã đến viếng liệt sĩ Lường Phát Chiêm và thăm hỏi thiếu úy Nguyễn Mạnh Hà tại Bệnh viện tỉnh Sơn La. Thứ trưởng đã trao 30 triệu đồng, trích từ quý "Đền ơn đáp nghĩa" của Bộ Công an, thăm hỏi gia đình liệt sĩ Lường Phát Chiêm và trao 10 triệu đồng cho thiếu úy Nguyễn Mạnh Hà. Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm cũng tới viếng thăm và gửi tiền hỗ trợ cho gia đình hai chiến sỹ này.
Đại tá Triển chia sẻ: Giá bán mỗi 1 bánh heroin khoảng 160 triệu đồng; nếu trót lọt ra khỏi Mộc Châu là 180 - 185 triệu đồng, còn nếu đưa về Hà Nội hoặc Quảng Ninh có thể lên tới 240 - 275 triệu đồng/bánh. Đây chính là động lực để các đối tượng có chết cũng làm. Chúng đi qua các bản làng rất ngang nhiên, chỉ cần ai có cử chỉ bất thường là chúng nổ súng, đốt nhà ngay.
Theo Lao Động
Sức khoẻ 3 chiến sĩ trong vụ máy bay rơi đang rất xấu Trung tướng Võ Văn Văn Tuấn Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN cho hay, tình hình sức khỏe của 3 chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi vẫn đang được điều trị tích cực tại Viện Bỏng Quốc gia nhưng vết thương vẫn đang rất nặng. Bộ trưởng Bộ Y tế trao đổi với các y bác sĩ về tình trạng...