Đưa thảo mộc Việt Nam lên bàn tiệc thế giới
Daniel Hoài Tiến Nguyễn, một chàng trai gốc Việt, sinh ra trong cộng đồng người Việt ở quận Cam ( bang California, Mỹ), lớn lên hoàn toàn như một người Mỹ.
Cho đến một ngày anh về Việt Nam công tác, qua những chuyến đi, anh bị mê hoặc bởi đời sống và con người vùng cao Tây Bắc…
Sống giữa quận Cam nhưng Daniel không nói tiếng Việt, tách biệt với cộng đồng cũng như chẳng quan tâm tìm hiểu nguồn gốc của mình. Cho đến khi học xong đại học, lấy bằng cử nhân sinh vật học, Daniel đi làm, rồi tới Louisiana làm cho một công ty phát triển cộng đồng, anh mới tình cờ có cơ hội quản lý các dự án đầu tư và phát triển cộng đồng người Việt ở vùng Vịnh Mexico. Đó là lần đầu tiên anh tiếp xúc nhiều với người Việt Nam đến thế, ngoài bố mẹ và gia đình anh ở California. Từ đó, anh mới có cái nhìn sâu sắc hơn về cộng đồng người Việt, về nguồn gốc của mình.
Daniel Hoài Tiến Nguyễn (phải) trong một chuyến đi rừng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2012, Daniel về Việt Nam công tác nên anh mới quyết tâm học tiếng Việt một cách nghiêm túc. 3 năm sau, anh về Việt Nam sinh sống, làm cho các dự án phát triển bền vững ở Bến Tre, Lâm Đồng, dự án giám sát giao đất giao rừng ở các tỉnh miền núi Bắc Trung bộ, Tây Bắc…
Daniel thích những chuyến đi, được ở cùng bà con dân tộc, tìm hiểu lối sống của họ. Anh nhận ra những thay đổi đáng kể: “Mấy năm ở Việt Nam, tôi nhận thấy các giống thảo mộc, ngô bản địa mất đi rất nhanh, tốc độ mất bản sắc văn hóa cũng rất nhanh”. Bị chinh phục bởi cuộc sống rẻo cao, Daniel quyết định phải cùng bà con bảo tồn các giống ngô và thảo mộc bản địa, bắt đầu từ vùng núi phía Tây Bắc. Anh đi từng nhà xin và mua từng bắp ngô giống bản địa, rồi đem về hợp tác với Viện Cây trồng, thuộc Học viện Nông nghiệp để gieo cấy, phân tích gene, cố gắng tìm ra nguồn giống thuần. Qua nhiều vụ, giờ Daniel đã có giống ngô tương đối chất lượng.
Daniel thấy các vùng miền núi của Việt Nam còn có nhiều loại thảo mộc quý với hương thơm rất riêng biệt, đặc trưng như thảo quả, quế, hồi, mắc mật, mắc khén… Rồi Daniel nghĩ cách tăng giá trị gia tăng cho các loại thảo mộc bản địa. Ban đầu làm gia vị tiêu, nhưng giá trị gia tăng thấp, chỉ 5%, và Daniel đi tới một quyết định táo bạo: Chưng cất rượu tây, như gin, whisky từ ngô và thảo mộc của núi rừng Tây Bắc.
“Trước đây ít người nước ngoài thấy cái hay của văn hóa Việt Nam, nhưng từ khi đầu bếp người Mỹ Anthony Bourdain (người ăn bún chả với Tổng thống Mỹ Obama năm 2015) còn sống, đã góp phần xây dựng thương hiệu văn hóa Việt Nam qua một loạt chương trình truyền hình về ẩm thực, du lịch Việt Nam, nhiều người mới thấy cái hấp dẫn. Tôi cũng muốn đi theo con đường như vậy”, Daniel kể.
Vậy là anh hợp tác với hàng chục hộ gia đình người Mông, người Dao ở Lào Cai để trồng và thu hái, chế biến thảo mộc. Cái khó không chỉ là khôi phục giống, mà làm sao xây dựng mối quan hệ kinh doanh tốt hơn, hướng dẫn bà con tăng dần chất lượng ngô và thảo mộc, hướng dẫn kỹ thuật canh tác bảo quản, cách vận hành hợp tác xã, cách viết hóa đơn, tính thuế…chính từ đó mà anh có được lòng tin của bà con. Tự thiết kế dây chuyền chưng cất, tự tay pha chế các loại thảo mộc, suốt 8 tháng với 44 phiên bản, hàng trăm lần thẩm định hương vị, cuối cùng Daniel cho ra một loại rượu gin hoàn toàn từ nguyên liệu vùng Tây Bắc theo cách chưng cất thủ công trên bếp lửa của bà con dân tộc. Nhãn hiệu gin riêng của Daniel đã giành giải thưởng tại các cuộc thi quốc tế uy tín tại Anh và Hồng Công.
Hơn 4 năm sống và làm việc ở vùng cao Tây Bắc, Daniel rất cảm động bởi tình cảm của bà con nơi đây. Anh có thể đến bất kỳ lúc nào không cần báo trước, ăn ngủ ở nhà bà con, anh học được rất nhiều về văn hóa bản địa, khâm phục tinh thần chăm chỉ, dẻo dai, bền bỉ của người dân. Đó là một giá trị lớn trên con đường đi tìm bản sắc của Daniel Hoài Tiến Nguyễn. Anh nói: “Người Việt nói chung cũng rất cởi mở, nhiệt tình, đất nước Việt Nam sôi động đem lại rất nhiều cơ hội để những người Mỹ gốc Việt trẻ như tôi có thể trở về”.
Người Mỹ đổ xô tới bãi biển, lệnh giãn cách xã hội nguy cơ thất bại
Chiến dịch ngăn chặn dịch Covid-19 ở Mỹ đang phải đối mặt với một thách thức mới khi người dân đổ xô ra các bãi biển bất chấp lệnh cách ly xã hội.
Những bãi biển đông kín người
Bãi biển Mỹ đông nghịt người bất chấp dịch Covid-19
Theo Reuters, trong 2 ngày cuối tuần, bất chấp lệnh giãn cách xã hội để ngăn dịch Covid-19 lây lan, hàng chục nghìn người cuối tuần qua đã đổ ra các bãi biển ở quận Cam, thành phố California của Mỹ trong đợt nắng nóng đầu tiên.
Các bức ảnh chụp bãi biển Newport và Huntington cho thấy du khách đông kín trên bãi biển. Theo giới chức địa phương, tước tính khoảng 40.000 người đã đổ về bãi biển Newport trong ngày cuối tuần.
Người Mỹ đổ xô đến các bãi biển khi thời tiết bắt đầu nóng lên cuối tuần qua. (Ảnh: Getty)
Quận Volusia, thuộc tiểu bang Florida, nơi có biển Daytona nổi tiếng, đã mở cửa nhiều công viên ven biển và thu hút du khách. Đây là nỗ lực trong việc kích hoạt theo giai đoạn, trong đó có các hạn chế đối với hoạt động khác như đi bộ, lướt sóng, đi xe đạp hoặc bơi lội vẫn áp dụng.
Trong cuộc họp báo hôm 24/4, ông George Recktenwald, một quan chức quản lý quận Volusia, gọi quyết định nới lỏng là một bước tiến, nhưng cảnh báo người dân không tụ tập thành nhóm. Mặc dù vậy, một cư dân có tên John Overchuck cho biết, nhiều du khách vẫn không tuân thủ khuyến cáo. "Tôi biết có những quy định và hạn chế, nhưng người dân không tuân thủ. Tôi mới đi dạo trên bãi biển cách đây 10 phút và thấy nó chật kín. Điều đó đáng lẽ không nên xảy ra", ông Overchuck nói. Ông cho biết, ông rất lo ngại về sự trở lại của hàng nghìn du khách, nhiều người thậm chí đỗ xe và dựng lều ngay trên bãi biển.
Việc mở cửa trở lại các bãi biển là một phần trong nỗ lực của các chính quyền địa phương ở Mỹ nhằm kích hoạt lại nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo việc mở cửa trở lại và bỏ qua các quy định nghiệm ngặt về giãn cách xã hội có thể khiến dịch bùng phát mạnh trở lại.
Thách thức giãn cách xã hội
Giãn cách xã hội trở nên khó khăn hơn khi người dân Mỹ đổ xô tới các bãi biển. (Ảnh: MICE)
Giãn cách xã hội là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đã có gần 1 triệu người mắc bệnh và hơn 55.000 người tử vong vì dịch này.
Nhiều bang ở Mỹ đã rục rịch mở cửa trở lại nhằm cứu vãn nền kinh tế. Tại một số bang, các cuộc biểu tình phản đối lệnh "ở nhà" đã diễn ra. Điều này đặt ra thách thức lớn cho những nỗ lực ngăn chặn dịch.
Bà Gina Raimondo, thống đốc Đảo Rhode, nói: "Ở thời điểm này, vi phạm quy định về giãn cách xã hội là một sự ích kỷ. Nếu ai cũng ra ngoài và vi phạm quy định, tôi chắc chắn sẽ lùi thời điểm mở cửa nền kinh tế". Bà cho biết chỉ kích hoạt lại nền kinh tế địa phương sớm nhất là vào đầu tháng 5.
Giới chức các địa phương ở Mỹ phải đối mặt với thách thức lớn hơn khi thời tiết bắt đầu nóng lên và việc giữ chân người dân ở trong nhà trở nên khó khăn hơn. Thống đốc New York Andrew Cuomo nói: "Chúng ta vẫn cần các hoạt động vào mùa hè. Không thể yêu cầu người dân sống trong môi trường đô thị đông đúc suốt mấy tháng hè". Mặc dù vậy, ông khuyến cáo người dân tiếp tục chấp hành lệnh giãn cách xã hội.
Tại New Jersey, thống đốc thành phố Ocean, Jay Gillian, cho biết đã chuẩn bị sẵn 100.000 khẩu trang phát cho du khách. "Mùa hè này chúng ta cần tính đến việc có thể phải đeo khẩu trang trên bãi biển", vợ ông Gillian nói.
Trong khi đó, chính quyền thành phố Los Angeles (thuộc bang California) quyết định tiếp tục đóng cửa toàn bộ bãi biển. "Chúng tôi sẽ không để một ngày nghỉ cuối tuần làm tiêu tan nỗ lực suốt một tháng qua. Ánh nắng có sức lôi cuốn, nhưng chúng ta phải ở nhà để cứu lấy nhiều mạng người. Những nơi mà chúng ta yêu thích như bãi biển, những điểm leo núi vẫn còn nguyên đó khi dịch qua đi. Với việc ở nhà, chúng ta sẽ đảm bảo được những người chúng ta yêu thương cũng sẽ được tận hưởng", Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti nói.
Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, người Mỹ nên sẵn sàng tinh thần cho việc duy trì các biện pháp giãn cách xã hội thêm nhiều tháng nữa. "Chúng ta sẽ phải giãn cách xã hội đến hết mùa hè", bà Birx nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn NBC ngày 26/4.
Minh Phương
Cá ngừ, mú vàng nhiễm độc ở mức sốc sau thảm hoạ tràn dầu lịch sử Thảm họa tràn dầu Deepwater Horizon tại vịnh Mexico diễn ra cách đây 10 năm, nhưng tới hôm nay dấu vết của nó vẫn còn được phát hiện trên các sinh vật sống ở khu vực này. Theo CNN, một nghiên cứu mới đây cho thấy hàng nghìn con cá ngẫu nhiên ở vịnh Mexico bị nhiễm độc dầu thô, bao gồm mức...