Dừa tẩy trắng độc hại
Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Cách đây vài tuần, anh Nguyễn Trọng Tấn, học viên một trường đại học ở quận 10 – TPHCM, mua ở căng tin trường một trái dừa tươi gọt vỏ trắng tinh. Uống xong, anh để quên trái dừa ở hộc bàn. Hôm sau vào lớp, Tấn thấy cơm dừa từ màu trắng sữa đã chuyển sang đỏ hồng. “Chắc chắn trái dừa này đã được ngâm hóa chất gì đó, chẳng biết có độc hại gì không?” – Tấn lo lắng.
Dừa chuẩn bị tẩy trắng tại một vựa ở bến Phú Định, quận 8 – TPHCM
Chuyện ngâm tẩm hóa chất làm cho dừa trắng và bắt mắt không phải là mới nhưng tình trạng này ngày càng phổ biến. Trong vai một người mua dừa tươi về bán lẻ, chúng tôi dạo quanh một số khu vực chuyên “lên” dừa ở TPHCM. Bến Phú Định, phường 16, quận 8 – TPHCM có nhiều cơ sở kinh doanh dừa tươi, khô, sỉ và lẻ. Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm trái dừa tươi vừa gọt vỏ màu nâu xám nhưng chỉ sau vài phút ngâm trong thùng hóa chất pha sẵn đã trở nên trắng tinh.
Video đang HOT
Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. “Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong” – chị chỉ vẽ.
Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. “Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường. Tốt nhất nên chọn dừa còn vỏ xanh, đừng nên mua loại đã cạo sạch vỏ, tẩy trắng” – vị này khuyến cáo.
Theo Dantri
Gần 3.000 con vịt chết nghi do uống nước ô nhiễm
Những ngày đầu tháng 4, trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Văn Vân (SN 1961, ngụ phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) xảy ra hiện tượng hàng ngàn con vịt bị chết.
Ông Vân nghi ngờ vịt của ông chết do uống nước dưới đoạn kênh từ Khu Công nghiệp Quảng Phú chảy về huyện Tư Nghĩa.
Có mặt tại hiện trường, PV Dân trí chứng kiến dòng kênh có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc xác nhiều con vịt chết dưới lòng kênh.
Ông Vân kể lại: "Vào tối ngày 6/4, thời tiết xuất hiện gió mạnh làm các cành cây rơi xuống khu vực nuôi vịt, đàn vịt hoảng sợ và nhảy ra khỏi lưới rào đi xuống con kênh nằm sát bên cạnh. Sáng dậy, hai vợ chồng tôi ngửi mùi hôi rất khó chịu, nhìn ra ngoài thấy vịt nằm chết hàng loạt".
Phát hiện vịt chết, ông Vân liên lạc với Chi Cục thú ý TP Quảng Ngãi và cấp tỉnh. Sau khi kiểm tra nguyên nhân vịt chết, cơ quan thú y khẳng định vịt chết do uống nguồn nước độc hại của con kênh.
Riêng từ ngày 6/4 đến nay, đàn vịt của hộ ông Vân có 4.000 con thì khoảng 2.600 con vịt bị chết. Trước đó, trong ngày 2/4, khoảng 70 con vịt uống nước dưới đoạn kênh đều bị chết.
Hiện ngành thú y đã cấp phát thuốc sát trùng và vôi tiêu hủy số vịt chết cho ông Vân xử lý môi trường. Toàn bộ số vịt chết được tiêu hủy ở khu vực bãi rác thuộc xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa).
Trao đổi với PV Dân trí vào chiều ngày 8/4, ông Phí Quang Hiển - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - cho biết, Sở vẫn chưa biết việc này. Sở sẽ chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Quảng Ngãi đến kiểm tra.
Dòng kênh đen đặc, ô nhiễm
Nằm dọc theo con kênh trong Khu công nghiệp Quảng Phú có nhiều doanh nghiệp hoạt động ngành chế biến thủy sản, bia, bánh kẹo, phân bón hữu cơ và Khu xử lý nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ "thủ phạm" xả chất thải độc hại làm hàng ngàn con vịt của ông Vân chết.
Theo Dantri
Chợ 'thần chết' Kim Biên: Đừng để dân lo thêm nữa "Người dân bây giờ phải bươn chải rất nhiều, đừng để họ thêm nhiều nỗi lo nữa!". Bà Bùi Thị An Đại biểu Quốc hội và là PGS.TS chuyên ngành Hóa Lý - khi nghe TSnêu về khu chợ "thần chết" bán hóa chất độc hại nguy hiểm tràn lan, bà An đưa ra một số cảnh báo và chia sẻ những thông...