Đưa tài chính, kinh tế vào môn Toán của học sinh phổ thông
Ngoài việc tinh giản những phần không cần thiết, môn Toán ở bậc học phổ thông trong chương trình mới sẽ có thêm các nội dung, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, xã hội và những vấn đề cấp thiết như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính…
Theo thông tin từ Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), ở chương trình phổ thông mới, môn Toán là môn học bắt buộc và được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục hướng nghiệp.
Cụ thể, ở giai đoạn giáo dục cơ bản sẽ giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất làm nền tảng cho các bậc học tiếp hoặc sử dụng trong đời sống.
Ngoài việc tinh giản các nội dung không cần thiết, môn Toán trong chương trình mới sẽ được bổ sung thêm phần kiến thức về giáo dục tài chính, phát triển bền vững… (Ảnh minh họa: IT)
Ở giai đoạn giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp học sinh hiểu được cái nhìn tổng quát về Toán học, vai trò và ứng dụng của môn Toán trong đời sống và những ngành nghề có liên quan đến toán học, để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này.
Ngoài ra, chương trình môn Toán sẽ được xây dựng tinh giản, chú trọng ứng dụng thiệt thực gắn với đời sống thực tế hay các môn học khác. Trong đó, nhấn mạnh việc bổ sung thêm các nội dung gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính…).
Video đang HOT
Việc tích hợp trong môn Toán cũng được thực hiện xoay quanh ba mạch kiến thức gồm: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Ngoài ra, các chủ đề, nội dung các kiến thức Toán còn được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ…
Bên cạnh đó, yêu cầu về hoạt động trải nghiệm trong môn Toán cũng được thực hiện giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo.
Một điểm mới quan trọng khác ở môn học này là Bộ GD-ĐT sẽ thiết kế hệ thống chuyên đề học tập chuyên sâu giúp học sinh có cơ hội vận dụng giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của địa phương. Đồng thời dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường lựa chọn một số nội dung và triển khai kế hoạch giáo dục môn Toán phù hợp với điều kiện của từng vùng miền và cơ sở giáo dục; dành không gian sáng tạo cho tác giả SGK và giáo viên.
Ngoài ra, chương trình ở từng cấp cũng dành thời gian để tiến hành các hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng Toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, diên đan, hôi thao, cuộc thi về Toán; ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Toán học, giao lưu với học sinh có năng khiếu toán và các nhà Toán học…
Những hoạt động đó sẽ giup hoc sinh vân dung nhưng tri thưc, kiên thưc, kỹ năng, thái độ đa được tích luỹ; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm đinh hương va lưa chon nghê nghiêp.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, dự thảo chương trình môn học này sẽ được giới thiệu cụ thể trong tháng 1 để nhận các góp ý của dư luận và các nhà chuyên môn.
Theo Danviet
Chậm nhất 2020 phải áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới
Với đa số phiếu thuận, chiều 21/11, Quốc hội chính thức đồng ý điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Không chốt "cứng" thời hạn lùi 1 năm hay 2 năm như đề xuất mà Quốc hội đưa ra hạn chót cho việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới là năm 2020.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo nghị quyết về nội dung này của UB Thường vụ Quốc hội cho biết, qua thảo luận nhiều đại biểu đồng tình với phương án Chính phủ đề xuất. Tức là bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2019 -2020, lui 1 năm so vơi thơi gian quy đinh trong nghị quyết 88.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021, lui 2 năm. Vì thực tế thời gian qua các công việc đều chậm tiến độ, trong khi phần việc còn lại là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị để bảo đảm chất lượng triển khai chương trình.
(Ảnh: quochoi.vn)
Tổng thư ký đã gửi phiếu xin ý kiến Quốc hội về điều chỉnh lộ trình với cả hai phương án nêu trên. Kết quả co 412 đại biểu Quốc hội cho y kiên.
Phương án 1 (lui 1 năm): có 193 đại biểu đồng ý, chiếm 46,84% số đại biểu trả lời và chiếm 39,31% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phương án 2 (lui 2 năm): có 208 đại biểu đồng ý, chiếm 50,49% số đại biểu trả lời và chiếm 42,36% tổng số đại biểu Quốc hội.
Như vậy cả 2 phương án, chưa có phương án nào có trên 50% tổng số đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến. Để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong điều hành của Chính phủ, đồng thời, không gây áp lực về thời gian, cân đối điều hành kinh phí hợp lý, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi và chất lượng của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, Uỷ ban Thường vụ đề nghị Quốc hội cho quy định về lộ trình áp dụng theo hướng: Quốc hội đồng ý cho phép lùi thời gian va thưc hiên phương thưc triên khai cuôn chiêu tuân tư chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Nghị quyết nêu rõ, thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với cấp trung học phổ thông.
Yêu cầu của Quốc hội là Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí. Đồng thời, bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình quy định tại nghị quyết này.
P.Thảo
Theo Dantri
Tinh giản nội dung giáo dục - vừa mừng vừa lo Bộ GDĐT vừa có văn bản hướng dẫn việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm 2017 - 2018. Ngoài việc tinh giản nhiều nội dung học tập, hướng dẫn của Bộ còn yêu cầu các trường không được dạy nội dung ngoài sách giáo khoa. Giảm...