Đưa Quy Nhơn thành điểm đến mới của châu Á
“Hấp lực đưa Quy Nhơn thăng hoa thành điểm đến mới của châu Á” là chủ đề của hội thảo do Tạp chí Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức ngày 24/3 nhằm nhận diện những mô hình du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp, khác biệt là động lực thúc đẩy du lịch Quy Nhơn “sải cánh” vươn tầm châu Á; đồng thời mở ra cơ hội đầu tư sinh lời bền vững vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Quy Nhơn trong giai đoạn mới.
Các chuyên gia nhận định, Quy Nhơn đang nổi lên là lực hấp dẫn dành cho nhà đầu tư bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Với các ưu thế vượt trội về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội và sức hấp dẫn các nguồn lực đầu tư mới, Quy Nhơn đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á thông qua tầm nhìn quy hoạch, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiên phong và hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương.
Phong cảnh bãi biển Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh tư liệu: Ngọc Hà/TTXVN
Điểm sáng trong bức tranh phát triển du lịch cao cấp của Quy Nhơn chính là bán đảo Hải Giang, một trong những bán đảo tự nhiên đẹp bậc nhất Việt Nam hiện được đẩy mạnh đầu tư để trở thành điểm đến mới của du khách toàn cầu nhờ khả năng kết nối quốc tế.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, trong bối cảnh thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có dấu hiệu phục hồi hậu COVID-19, thị trường bất động sản Quy Nhơn nói chung và khu vực Hải Giang nói riêng đang chiếm ưu thế và thu hút dòng tiền đầu tư lớn. Một thị trường du lịch nghỉ dưỡng cao cấp hoàn toàn mới đang hình thành và nhu cầu, xu hướng đầu tư có thể tăng gấp nhiều lần trong tương lai gần.
Ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam nhận xét, mặc dù sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cùng nhiều lợi thế nhưng đích ngắm xây dựng Quy Nhơn (Bình Định) trở thành thiên đường du lịch của giới thượng lưu vẫn chưa thành hiện thực bởi vùng đất tiềm năng này chưa được đánh thức xứng tầm. Trên thực tế, hiện Quy Nhơn chủ yếu đón du khách Việt, lưu trú ngắn ngày, bởi thiếu những điểm đến cao cấp, thiếu chỗ du khách quốc tế giải trí – chi tiêu.
Tuy nhiên, Quy Nhơn lại chính là vùng đất của những nhà đầu tư tiên phong. Thiên thời địa lợi nhân hòa, ngoài tầm nhìn và quyết tâm của doanh nghiệp còn phải kể đến vai trò của chính quyền tỉnh Bình Định với nhiều quyết sách linh hoạt đã “trải thảm đỏ” thu hút các nhà đầu tư lớn đến với Quy Nhơn. Đây là những yếu tố quan trọng giúp kiến tạo nên những điểm đến đẳng cấp, đưa du lịch Bình Định vươn tầm quốc tế trong thời gian tới.
Hiện Quy Nhơn đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Nơi đây đang dần định hình để trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Nhưng để đưa Quy Nhơn trở thành điểm đến quốc tế vẫn cần hình thành ở đây những sản phẩm du lịch đủ tiêu chuẩn quốc tế, quy mô lớn.
Trong số đó, Hải Giang thuộc bán đảo Phương Mai là một ví dụ điển hình với một dự án đủ tầm, minh chứng cho cuộc chuyển mình tiên phong ở vùng đất Quy Nhơn. Đây là vùng thiên nhiên đẹp với địa thế độc đáo, kết hợp hài hòa cả núi, thung lũng, biển nên rất tiềm năng để phát triển du lịch cao cấp, nhất là khi đặt trong quy hoạch chung của Quy Nhơn và Bình Định.
Video đang HOT
Tiến sỹ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu cạnh tranh nhận xét, trong 5 năm gần đây, Quy Nhơn nói riêng, Bình Định nói chung đang có sự thay đổi, chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt với 4 yếu tố đặc biệt hấp dẫn. Đầu tiên phải kể đến kết nối hạ tầng ngày càng có chất lượng cao và nhiều tiềm năng. Tiếp đến là tiềm năng phát triển từ quy hoạch đô thị, du lịch; trong đó, du lịch là đột phá của địa phương.
Cùng với nhiều tiềm năng lợi thế, đây cũng là vùng đất nhiều nhà đầu tư lớn đang quan tâm, đầu tư về mọi lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, đô thị thông minh gắn với trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, tại đây, chính quyền đã vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, gỡ khó pháp lý cho doanh nghiệp.
Từ cuối năm 2021, khi Chính phủ bắt đầu có kế hoạch mở cửa du lịch vào đầu năm 2022, Bình Định đã là một trong các địa phương sẵn sàng để trở thành điểm đến du lịch đầy hấp dẫn với cả du khách trong nước và quốc tế – Tiến sỹ Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận xét.
Theo ông Thiên, việc đưa Quy Nhơn – Bình Định trở thành một điểm đến du lịch có tầm vóc thế giới, điểm đến hàng đầu của châu Á là hoàn toàn khả thi. Nhất là khi địa phương này còn đang được hướng tới là trung tâm trí tuệ nhân tạo mang tầm đẳng cấp thế giới, là nơi thường xuyên tập trung hàng nghìn chuyên gia, nhà khoa học của các nước. Đây là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hóa, lịch sử và cần được khai thác để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.
Đáng chú ý, Bình Định là điểm nối rất quan trọng với tọa độ hội nhập hàng không khi nằm giữa 4 sân bay lớn tạo ra tính liên kết nội địa và quốc tế lớn. Khi Việt Nam đặt du lịch là ngành mũi nhọn thì Quy Nhơn càng có lợi thế lớn bởi kết nối giao thông thuận tiện.
Một trong những dự án bất động sản du lịch nổi bật được đánh giá cao trong thời gian gần đây là Merry Land Quy Nhơn. Nhà phát triển là Tập đoàn Hưng Thịnh không chỉ mang đến một tổ hợp nghỉ dưỡng – du lịch – vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế mà còn gửi gắm sứ mệnh với vùng đất. Đó là đánh thức vùng đất địa linh nhân kiệt, phát triển thành phố bán đảo du lịch thông minh đầu tiên tại Việt Nam, đưa Hải Giang – Quy Nhơn trở thành điểm đến mới của châu Á – ông Thiên chia sẻ.
Sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Quy Nhơn có sự góp sức từ vai trò tiên phong của các nhà đầu tư – Giáo sư Đặng Hùng Võ đánh giá. Trước đây, có thể nói, Quy Nhơn, Bình Định hay Phú Yên đã “chìm” đi để Nha Trang “vượt mặt”. Khi chưa được khai thác thì các cảnh đẹp vẫn còn nguyên nên bây giờ có thể khởi động lại. Xu hướng của du khách quốc tế thích trải nghiệm cả văn hoá lẫn cảnh đẹp. Các nhà đầu tư nên chú ý khai thác yếu tố này.
Chia sẻ quan điểm, bà Đỗ Hương Giang – Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Legacy (Tập đoàn Hưng Thịnh) cho biết, văn hoá gắn với du lịch đang là lựa chọn của doanh nghiệp này khi triển khai dự án tại bán đảo Hải Giang; làm nổi bật lên nét đẹp văn hoá tại mảnh đất giàu tiềm năng này.
Khi phát triển dự án ở Hải Giang, Hưng Thịnh đã xây dựng một khu tâm linh văn hoá với kỳ vọng trở thành điểm đến tâm linh, văn hoá. Bên cạnh đó, nhiều điểm văn hoá khác tại Hải Giang cũng đang được bảo tồn, giữ gìn để có thể phát triển, giới thiệu văn hoá Bình Định với du khách trong nước và quốc tế.
Bán đảo Hải Giang nếu đi từ trung tâm Quy Nhơn bằng cầu cao tốc, cano chỉ mất 5 phút. Đây không chỉ là điểm đến mới của du lịch mà còn là trung tâm thành phố mới của Quy Nhơn. Tập đoàn Hưng Thịnh cũng cam kết đi trước và phát triển các tiện ích để đón bắt các xu hướng sau đại dịch.
Theo đó, doanh nghiệp quyết tâm xây dựng các giải pháp đưa Quy Nhơn trở thành điểm đến hàng đầu châu lục; khai phá tiềm năng trong phân khúc du lịch cao cấp; đảm bảo tăng trưởng du lịch song hành với phát triển bền vững kinh tế – xã hội – bà Giang cho hay.
Nhận diện thị trường và vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2021 2022
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Tạp chí điện tử Bất động sản (BĐS) Việt Nam và Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam (VIRES) ngày 15/3 đã phối hợp tổ chức diễn đàn BĐS Mùa Xuân thường niên lần II và vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022.
Nhận diện thị trường BĐS
Sau hơn 2 dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp BĐS đã nỗ lực vượt khó, chủ động thay đổi, tái cấu trúc, chuyển đổi số, tăng tốc hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, cung cấp nguồn cung cho xã hội. Trong giai đoạn chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, phục hồi phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS trong cả nước là lực lượng tiên phong thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Diễn đàn lần này nhận diện đầy đủ, toàn diện về những doanh nghiệp BĐS chuyên nghiệp, những sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường; bình chọn, xếp hạng các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022, với sự tham gia bình chọn bởi 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - BĐS hàng đầu của Việt Nam.
Vinh danh Top 5 dự án công trình xanh - thông minh tốt nhất năm 2021.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường BĐS Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng. Tuy nhiên, nhiều phân khúc thị trường còn gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội rất lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường BĐS Việt Nam như: Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/12/2014; Luật Đất đai ngày 29/11/2013...
Bên cạnh đó, VNREA sẽ tập trung hoạt động và đồng hành cùng thị trường hoàn thiện thể chế quản lý và phát triển thị trường BĐS và thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và quyết liệt hơn; chú trọng khâu quy hoạch, điều tiết cung - cầu, các cơn sốt đất nền; xây dựng và làm giàu hệ thống thông tin, dữ liệu, làm tiền đề quản lý cũng như tiến trình chuyển đổi số của thị trường BĐS; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ môi giới góp phần tạo lập trật tự trong các giao dịch của thị trường BĐS.
Ngoài ra, VNREA sẽ phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư BĐS và các cơ quan, các bộ, ngành đồng hành cùng doanh nghiệp BĐS trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nền kinh tế số đang phát triển nhanh, để khẳng định vị thế, sứ mệnh của mình trong sự phát triển đất nước.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp BĐS đề xuất nhiều chính sách, giải pháp sớm hồi phục, phát triển bền vững thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy thị trường minh bạch, chuyên nghiệp trên cở sở các quy định pháp luật liên quan.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS nhận diện, song hành cùng những thuận lợi, thị trường BĐS Việt Nam đang đối mặt với không ít khó khăn, như những vướng mắc pháp lý của BĐS đang cản trở nhất định về nguồn cung, tình trạng BĐS phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng BĐS... Nhờ sự vào cuộc của các bộ, ngành, những thực trạng này đang dần được giải quyết.
Giải pháp hồi phục nhanh thị trường
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), sự hồi phục và phát triển của thị trường BĐS là chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Để giải quyết được vấn đề này cần giải pháp kép. Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đây là yêu cầu cấp thiết hồi phục thị trường BĐS. Về phía doanh nghiệp, cơ hội lớn, nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn, nên những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý.
Còn theo ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc EnCity, cơ hội và thách thức của thị trường BĐS Việt Nam nhìn từ quy hoạch đang đối mặt với 3 thách thức cần tháo gỡ: Về pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm chờ quy hoạch; mở cửa du lịch từ ngày 15/3, nhưng tâm lý người dân vẫn còn e ngại, trở thành rào cản; nền kinh tế thế giới bất ổn ảnh hưởng đến thị trường trong nước...
Với vấn đề chuyển đổi số, pháp lý chuyển đổi số như thế nào để đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, cơ chế pháp lý để đảm bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân của khách hàng ra sao, khi chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình kinh tế chia sẻ hay là một chuỗi kỳ nghỉ ra sao...? cũng là những vấn đề các doanh nghiệp BĐS đặc biệt quan tâm thời gian tới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh BĐS nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2021 về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng, thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh BĐS phát hành cổ phiếu, trái phiếu BĐS trên thị trường chứng khoán và bổ sung quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2014 phù hợp với thực tiễn.
Đất cuối năm lại lên 'cơn sốt' Thời gian gần đây, giá đất lại tăng chóng mặt, theo các chuyên gia, nguyên nhân là do khan hiếm nguồn cung và có hiện tượng đầu cơ, găm hàng. Các nhà đầu tư đang bắt đầu quay lại thị trường săn lùng đất nền, khiến nhiều vùng ven Hà Nội và các địa phương lên cơn "sốt đất". Giá đất "lên đồng"...