Đưa quân vào Syria: Ankara đang gồng mình chứng tỏ uy lực?
Các chuyên gia cho rằng chính quyền Tổng thống Erdogan đang cố gồng mình chứng tỏ uy lực khi dự định mở chiến dịch quân sự tại Syria năm 2016.
Thổ Nhĩ Kỳ dự định đưa quân tới Syria năm 2016
Ngày 29/12, hãng tin Sputnik trích dẫn báo cáo thường niên của hãng cung cấp thông tin tình báo hàng đầu Stratfor của Mỹ cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở chiến dịch quân sự tới miền bắc Syria năm tới, một phần trong chiến lược tăng cường chính sách đối ngoại của Ankara.
“2016 là năm Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ gia tăng căng thẳng nhưng nhất quán hơn về mặt chính trị so với những gì diễn ra trong năm nay. Ankara có thể sẽ mở chiến dịch quân sự sang miền bắc Syria trong khi tăng cường hiện diện tại miền bắc Iraq”, Stratfor cho biết.
Ankara dự định mở chiến dịch quân sự tại Syria năm 2016.
Theo nguồn tin này, Washington có thể sẽ hỗ trợ Ankara trong chiến dịch không kích nhằm vào các tỉnh vùng biên giới của Syria tiếp giáp với nước này.
“Thổ Nhĩ Kỳ có thể chú trọng tới việc dựa chủ yếu vào các tay súng Hồi giáo Sunni và lực lượng nổi dậy Arab để nhằm giải phóng và chiếm lại các vùng lãnh thổ do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS chiếm đóng. Tuy nhiên, Ankara cũng có thể triển khai kế hoạch cử bộ binh trong trường hợp khẩn cấp”, Stratfor dự báo.
Theo Stratfor, Ankara đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch quân sự trên tại khu vực phía tây con sông Euphrates, miền bắc Syria. Tuy nhiên, hãng cung cấp thông tin tình báo Mỹ không đưa ra dự báo khi nào thì chiến dịch quân sự này bắt đầu.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gồng mình chứng tỏ uy lực?
Các chuyên gia cho rằng, việc chính quyền Tổng thống Erdogan để ngỏ khả năng mở chiến dịch quân sự tại Syria năm 2016 chủ yếu mang mục đích chính trị. Ankara dường như đang cố gắng gồng mình lên để chứng tỏ uy lực và vai trò của mình trong các vấn đề quốc tế.
Thực tế thì thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải nhiều áp lực và những vấn đề nhức nhối khó có thể giải quyết trong ngày một sớm một chiều.
Kể từ sau hành động đơn phương bắn hạ chiến đấu Su-24 của Nga, Ankara đã vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Đặc biệt, nền kinh tế nước này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng trước đòn trừng phạt kinh tế, cũng như các biện pháp cấm vận về quân sự, ngoại giao, du lịch, quốc phòng. Những mối quan hệ thông thương giữa Ankara và Moskva đã bị ngừng trệ và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Dù chính quyền Tổng thống Erdogan đã nhiều lần thanh minh và đề nghị điện Kremlin nối lại các mối quan hệ hợp tác nhưng về vấn đề này, Mosvka vẫn kiên định lập trường.
Kế hoạch của Ankara sẽ không dễ dàng nếu như không được sự chấp thuận của chính quyền Assad.
Trong bối cảnh đó, Ankara tiếp tục vấp phải sự phản đối mạnh mẽ đến từ chính phủ Iraq khi triển khai hơn 100 binh sĩ và xe tăng đến trại quân sự Bashiqua ở Bắc Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định lực lượng này chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ các tay súng người Kurd và những lo ngại của Iraq chỉ “một sự hiểu nhầm”.
Tuy nhiên Iraq đã thể hiện lập trường cứng rắn. Song song với việc yêu cầu Ankara phải rút quân ra khỏi lãnh thổ, Baghdad đã quyết định dừng nhập khẩu dầu của nước này.
“Kế hoạch của chính quyền là sẽ thay thế dầu ăn nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ bằng loại dầu ăn sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nước khác.”, người phát ngôn Bộ Thương mại Iraq nêu rõ.
Các chuyên gia cho rằng, đối mặt với sự phản đối quyết liệt từ các nước trong thời gian qua, Ankara đang muốn thông qua hoạt động triển khai quân sự lần này để cứu vãn tình hình. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Erdogan đang sử dụng các lực lượng khủng bố trong “màn kịch chơi quyền lực”, vốn liên quan đến nhiều yếu tố khác để phế truất Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tuy nhiên mục tiêu lần này của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hề dễ dàng có thể triển khai. Ankara chắc chắn sẽ phải suy tính một cách cụ thể và chắc chắn. Bởi lẽ việc đơn phương đưa quân vào Syria mà chưa được sự đồng ý của nước này sẽ chỉ làm chính quyền Tổng thống Erdogan rơi vào thế khó khăn hơn.
Còn nhớ hồi tháng 2 năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã không đợi Damascus cho phép và đơn phương khởi động một chiến dịch “giải cứu” tiến đến khu lăng mộ để thu gom di vật và sơ tán 40 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang canh giữ một khu đền.
Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad cáo buộc Ankara vi phạm chủ quyền của Syria và cảnh báo rằng nước ông có quyền tự vệ.
“Damascus có quyền tự bảo vệ lãnh thổ của mình và đáp trả xứng đáng hành vi xâm lược này vào đúng lúc,” ông Faisal Mekdad nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Moskva đang nắm thế chủ động trên chiến trường Syria trong cuộc đối đầu với IS. Chắc chắn với những mâu thuẫn đang có với Ankara, điện Kremlin sẽ không dễ dàng để chính quyền Tổng thống Erdogan mở chiến dịch quân sự tại Syria.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thêm móng vuốt, "gấu" Nga thêm uy lực
Quốc hội Abkhazia hồi cuối tuần vừa rồi đã thông qua thoả thuận về việc kết hợp lực lượng vũ trang của Abkhazia với Nga.
Ảnh minh hoạ
Thoả thuận đã được ký kết bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Abkhazia hồi cuối tháng 11. Theo thoả thuận này, Nga và Abkhazia sẽ hoàn thành việc thành lập quân đội chung giữa hai bên vào cuối năm 2018. Trong số 29 nghị sĩ tham gia cuộc bỏ phiếu, có 26 nghị sĩ Abkhazia ủng hộ bước đi trên, một phiếu chống và 2 phiếu trắng.
"Thoả thuận sẽ có hiệu lực ngay sau khi được thông qua bởi Quốc hội Abkhazia, Quốc hội Nga (Duma Quốc gia) và Hội đồng Liên bang Nga và sau khi hai bên trao đổi các văn bản phê chuẩn", đại diện của Nhà lãnh đạo Abkhazia trong Quốc hội - ông Dmitry Shamba cho hãng tin Itar-Tass biết. Theo ông Shamba, một thoả thuận song phương khác về thủ tục Nga cấp tài chính cho kế hoạch hiện đại hoá lực lượng vũ trang Abkhazia cũng sẽ được ký kết trong một ngày sớm gần đây.
Cả hai thoả thuận trên đều nằm trong khuôn khổ Hiệp ước Liên minh và Đối tác Chiến lược được Tổng thống Nga và Nhà lãnh đạo Abkhazia ký kết ở Sochi ngày 24/11/2014.
Nga từng khiến phương Tây tức giận khi công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia sau cuộc chiến tranh với Gruzia hồi tháng 8 năm 2008. Gruzia luôn nhấn mạnh Abkhazia và Nam Ossetia là những phần lãnh thổ không thể tách rời của nước này.
Kiệt Linh (theo Itar-Tass)
Theo_VnMedia
Nga đóng thêm 2 tàu ngầm hạt nhân uy lực nhất thế giới Công ty đóng tàu Sevmash của Nga sẽ bắt tay vào việc đóng hai con tàu ngầm hạt nhân mới, một tàu lớp Borei và một tàu lớp Yasen trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được Tổng giám đốc của công ty đưa ra hôm nay (18/12). "Chúng tôi đang có hai dự án chế tạo tàu ngầm cho năm tới,...