Đưa quân trở lại Somalia, Mỹ ngầm cạnh tranh với Nga – Trung Quốc
Việc Mỹ bất ngờ tái triển khai quân đến Somalia sẽ gây ra sự cạnh tranh mới giữa Washington với Moscow ở khu vực châu Phi, đồng thời để mắt Trung Quốc.
Trước khi rút quân vào năm 2021, Mỹ có khoảng 700 binh sĩ ở Somalia và đóng quân trong khu vực (Ảnh: Không quân Mỹ).
Theo Asia Times, Mỹ đã tuyên bố sẽ nối lại sự hiện diện quân sự hạn chế ở Somalia sau 2 năm rút đi.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút quân khỏi đất nước châu Phi này vào năm 2020. Và với lần trở lại này, Washington tuyên bố, nhiệm vụ của họ vẫn như 15 năm qua: cố vấn và hỗ trợ các lực lượng Somalia để ngăn chặn các nhóm khủng bố và phiến quân.
Quân đội Mỹ sẽ không tham gia trực tiếp vào xung đột và trên thực tế số lượng quân của họ chỉ ở mức 450 -500, ít hơn rất nhiều so với lần triển khai cuối cùng.
Quyết định tái triển khai quân của Mỹ ở Somalia có thể gây ngạc nhiên, vì hai lý do quan trọng. Thứ nhất, trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng cam kết sẽ tránh “các cuộc chiến tranh mãi mãi” chống khủng bố kéo dài từ năm 2002.
Mỹ chưa từng giành chiến thắng hoàn toàn trong các cuộc chiến như vậy và vẫn không nhận được sự ủng hộ từ các cử tri. Điều đáng ngạc nhiên là động thái quân sự này được đưa ra trong bối cảnh Washington tái cấu trúc khi đang đối mặt với mối đe dọa lớn hơn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây có thể là hệ quả của một cuộc đối đầu giữa các cường quốc sau sự xung đột gay gắt ở Ukraine.
Thông báo về việc tái triển khai quân lần này, Lầu Năm Góc tuyên bố đó là một phần để đảm bảo an ninh hoạt động. Sau khi rút quân vào năm 2020, các lực lượng đặc biệt của Mỹ tiếp tục huấn luyện binh lính Somalia bên ngoài Somalia.
Lầu Năm Góc cho biết, việc tái triển khai sẽ chấm dứt những kế hoạch hỗ trợ đột xuất bằng việc xây dựng các căn cứ bên trong Somalia.
Theo các quan chức Mỹ, việc tái triển khai là do điều kiện an ninh ở Somalia ngày càng tồi tệ. Nhưng theo các chuyên gia, tình hình an ninh trên thực tế tương đối ổn định ở Somalia và điều chắc chắn là việc triển khai sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các đối thủ Mỹ-Nga trong khu vực.
Video đang HOT
Tình hình quân sự ở Somalia
Bản đồ Somalia (Ảnh: Stock).
Tình hình an ninh của Somalia không thay đổi nhiều kể từ khi Mỹ rút đi vào năm 2020.
Các chiến tuyến giữa nhóm nổi dậy Harakat al-Shabaab trực thuộc al-Qaeda, chính phủ Somalia và Lực lượng Liên minh châu Phi ở Somalia hầu như vẫn giữ nguyên trong thời gian Mỹ vắng mặt.
Tỷ lệ các vụ tấn công khủng bố cũng vậy. Al-Shabaab đã không mở rộng lãnh thổ, mặc dù nhóm này thực hiện quyền kiểm soát ở các khu vực được cho là dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng, al-Shabaab đang bùng nổ về kinh tế và có thể xâm nhập vào các dịch vụ an ninh Somalia. Nhưng đây cũng là trường hợp trước khi Mỹ rút quân khỏi Somalia.
Điều đã thay đổi là bức tranh thế giới. Trong vài năm qua, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng. Sự kình địch giữa Mỹ và Nga cũng bùng nổ, một phần ảnh hưởng từ sự bùng nổ của chiến sự tại Ukraine.
Những cuộc cạnh tranh này có tác động quy mô lớn đến vùng Sừng châu Phi.
Đáng chú ý là tuyên bố tái triển khai của Mỹ được đưa ra vài ngày sau thất bại bầu cử của Tổng thống Somalia Mohamed Abdullahi Mohamed. Cựu Tổng thống Somalia là đồng minh thân cận của những người bạn mới của Nga ở vùng Sừng châu Phi – Ethiopia và Eritrea.
Tổng thống Somalia mới đắc cử tỏ ra lạnh nhạt đối với Ethiopia và Eritrea. Ông cũng hoan nghênh việc Mỹ tái triển khai quân sự lần này.
Cựu Tổng thống Farmaajo có liên minh chặt chẽ với Tổng thống Ethiopia Abiy Ahmed và nhà lãnh đạo Issayas Afeworki của Eritrea.
Thực tế “hậu Ukraine” ở vùng Sừng Châu Phi
Nội chiến Ethiopia và chiến sự Ukraine ngày càng chứng kiến Mỹ mâu thuẫn với liên minh ba bên này. Đầu tiên, Washington chỉ trích chính phủ Ethiopia vì những hành động của họ ở Tigray, nơi Mỹ coi là trấn áp mạnh tay và vi phạm nhân quyền.
Mối quan hệ Mỹ – Ethiopia ngày càng xấu đi cũng được thúc đẩy bởi một thỏa thuận hợp tác quân sự của Nga với Ethiopia. Điều này xảy ra vào thời kỳ Ethiopia đã mất rất nhiều nguyên liệu do Nga sản xuất tại chiến trường Tigray.
Các cuộc biểu tình chống Mỹ đã diễn ra ở Addis Ababa, với cờ Nga và các khẩu hiệu thân Nga. Và Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo Eritrea và Ethiopia.
Mối quan hệ giữa Mỹ với Eritrea và Ethiopia ngày càng trở nên tồi tệ trước cuộc chiến Ukraine. Khi chiến tranh Ukraine nổ ra, Eritrea hoàn toàn ủng hộ Nga tại Liên Hợp Quốc, trong khi Ethiopia bỏ phiếu trắng lên án hành động này.
Đó không phải là tất cả. Mỹ cũng lo lắng về các khoản đầu tư của Trung Quốc để đảm bảo một căn cứ hải quân ở Eritrea. Mối quan hệ Mỹ-Ethiopia ngày càng xấu đi cũng được thúc đẩy bởi một thỏa thuận hợp tác quân sự của Nga với Ethiopia. Điều này xảy ra vào thời kỳ Ethiopia đã mất rất nhiều nguyên liệu do Nga sản xuất tại chiến trường Tigray.
Các cuộc biểu tình chống Mỹ đã diễn ra ở Addis Ababa, với cờ Nga và các khẩu hiệu thân Nga. Và Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo Eritrea và Ethiopia.
Theo chuyên gia Stig Jarle Hansen, có hai lý do có thể để Mỹ triển khai quân tại thời điểm này: cuộc bầu cử gần đây tại Somalia không liên quan gì đến chính trị và Washington có thể muốn ủng hộ một tổng thống có ý chí và tiềm năng để chống lại liên minh Eritrea và Ethiopia ở vùng Sừng do Nga hậu thuẫn. Điều đó sẽ thúc đẩy Mỹ và các đồng minh chống lại Nga.
Cuối cùng sẽ là kết quả của việc triển khai. Đây là một vấn đề quan trọng vì sự can dự của Mỹ trong hơn 13 năm vẫn không thể khiến nhóm phiến quân al-Shabaab chùn bước. Lực lượng nổi dậy vẫn mạnh và giàu có, nhưng không đủ khả năng để lật đổ chính phủ Somalia.
Chiến sự Ukraine: EU dọa trừng phạt Nga nặng chưa từng thấy, Trung Quốc kêu gọi đàm phán
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc, vụ Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2 được xếp vào hàng "những giờ phút đen tối nhất đối với châu Âu" trong gần 80 năm.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu phụ trách Chính sách Đối ngoại Josep Borrell. Ảnh CNN
Phát biểu với các phóng viên, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell nhấn mạnh: "Đây là một trong những thời điểm đen tối nhất đối với châu Âu kể từ khi Thế chiến II kết thúc".
Ông Borrell cam kết EU sẽ "hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine," cũng như hỗ trợ các nỗ lực sơ tán, bao gồm cả các nhân viên EU.
Phát biểu cùng Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen, ông Borrell cho biết các biện pháp trừng phạt từ khối 27 thành viên chống lại Nga sẽ là "gói trừng phạt khắc nghiệt nhất từng được thực hiện".
Chủ tịch EU Von der Leyen cho biết, bà sẽ trình các biện pháp trừng phạt "lớn và chiến lược" nhắm vào Nga để phê duyệt vào cuối ngày hôm nay 24/2.
Về phần mình, Trung Quốc kêu gọi đàm phán về Ukraine và chấp nhận nhập khẩu lúa mì từ Nga
Trung Quốc cũng lặp lại lời kêu gọi đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Trung Quốc đã không chỉ trích dịch quân sự của Nga và Bắc Kinh đã chấp thuận nhập khẩu lúa mì của Nga - động thái được các nhà phân tích nói rằng có thể giúp giảm tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên rằng "vấn đề Ukraine rất phức tạp trong bối cảnh lịch sử của nó... Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là sự tác động lẫn nhau của các yếu tố phức tạp".
"Chúng tôi vẫn hy vọng rằng các bên liên quan sẽ không đóng cánh cửa hòa bình mà thay vào đó là đối thoại và tham vấn và ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa", bà Hoa Xuân Oánh nói.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho biết, mặc dù Trung Quốc không tán thành việc Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập cho các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine hay quyết định của ông Putin để cử lực lượng Nga tới đó, nhưng nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc "kêu gọi các bên tôn trọng các mối lo ngại an ninh chính đáng của người khác".
"Tất cả các bên nên làm việc vì hòa bình thay vì làm leo thang căng thẳng hoặc thổi phồng khả năng xảy ra chiến tranh", bà Hoa nói, lặp lại ngôn ngữ mà Trung Quốc sử dụng để chỉ trích phương Tây trong suốt cuộc khủng hoảng Ukraine (thổi phồng khả năng xảy ra chiến tranh).
"Những người đang lên án người khác, họ đã làm gì? Họ đã thuyết phục người khác chưa?", Bà Hoa nói.
Theo AP, trong tuyên bố của mình, bà Hoa Xuân Oánh không lên án hành động của Nga hay chỉ trích trực tiếp việc điều động các lực lượng Nga vào Ukraine.
Điểm tên các quốc gia đã gửi vũ khí quân sự cho Ukraine trong xung đột với Nga Từ cuối tháng 2, Mỹ và phương Tây đã liên tục "bơm" các loại vũ khí hiện đại cho Ukraine để hỗ trợ nước này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga, song Kiev vẫn chưa hài lòng và mong muốn nhận được nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Phương Tây đang tăng cường vận chuyển vũ khí sát thương tới...