Đua nhau “vẽ” dự án để khai thác đất trái phép
Thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế lợi dụng việc thực hiện các dự án xây dựng trang trại, cải tạo hồ thủy lợi… để khai thác tận thu đất dẫn đến nhiều hệ lụy.
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, do nhu cầu về vật liệu xây dựng, đất san lấp mặt bằng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh quá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp “vẽ” dự án để khai thác, tận thu đất, cát trái phép.
Thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế lợi dụng việc thực hiện các dự án xây dựng trang trại, cải tạo hồ thủy lợi… để khai thác tận thu đất dẫn đến nhiều hệ lụy.
Điển hình như, HTX Sản xuất – Thương mại và dịch vụ Sông Bồ (gọi tắt HTX Sông Bồ), tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, vào tháng 8/2018, được UBND xã Phong Sơn chỉ định trúng gói thầu xây lắp thuộc dự án nạo vét, cải tạo 2 hồ thủy lợi Đập Trại và Hồ Sen, do UBND xã Phong Sơn làm chủ đầu tư.
Để thực hiện dự án nạo vét 2 hồ thủy lợi trên với tổng diện tích gần 9ha, HTX Sông Bồ được phép nạo vét, khai thác tận thu 43.000m đất. Dù được cơ quan chức năng cho phép nạo vét ở độ sâu tối đa 0,49m, nhưng thực tế tại hiện trường dự án nạo vét thủy lợi Hồ Sen, nhiều vị trí đã bị đào sâu hơn 2m, vượt 4 lần so với quy định, để lấy đất bán cho các dự án san lấp và nhà máy làm gạch trên địa bàn.
Ông Trịnh Xuân Nhân, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết, dự án cải tạo 2 hồ thủy lợi của HTX Sông Bồ đã được gia hạn đến tháng 8/2021, song đến nay đơn vị này mới nộp khoản phí gần 120 triệu đồng và vẫn còn nợ xã khoản kinh phí cấp quyền khai thác khoáng sản.
Theo ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế, dự án nói trên là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp 4, đơn vị thi công phải có chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình tối thiểu là hạng 3 do Sở cấp.
HTX Sông Bồ chưa có chứng chỉ này nên cơ quan chức năng đang làm rõ việc được chỉ định thầu phần xây lắp có đúng quy định và đảm bảo chất lượng hay không.
Video đang HOT
Đơn vị thi công tận thu đất tại dự án cải tạo hồ thủy lợi Hồ Sen, xã Phong Sơn.
Bên cạnh là việc xin phép cơ quan chức năng lập dự án trang trại để… khai thác tận thu tài nguyên đất đem bán thu lợi. Cụ thể, tháng 10-2018, UBND huyện Phong Điền phê duyệt phương án đầu tư xây dựng trang trại cho hộ bà Mai Thị Trinh (trú ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền) trên diện tích 3ha đất ở thôn Hòa Xuân, xã Phong Xuân.
Dự án trang trại này được chủ đầu tư “vẽ ra” gồm ao nuôi cá, chuồng nuôi heo, nhà điều hành, diện tích đất trồng cây lâu năm… thực hiện trong 1 năm nhằm mục đích chuyển đổi vùng đất đồi hiệu quả thấp sang mô hình kinh tế cho thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Đến tháng 4/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp quyền cho chủ trang trại được khai thác hơn 34.000m đất ở độ sâu trung bình 2,2m để vận chuyển ra khỏi khu vực dự án nhằm cải tạo đất đào trên 2 hồ với diện tích hơn 1,7ha. Trong đó có gần 15.500m đất sét làm gạch, còn lại là đất làm vật liệu san lấp.
Theo phản ánh của người dân địa phương, quá trình khai thác, vận chuyển đất tại dự án này không chỉ gây bụi, ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường liên thôn mà nhiều điểm trong khu vực dự án khai thác quá độ sâu, bị cơ quan chức năng lập biên bản và yêu cầu khắc phục.
Sau khi khai thác đất, khu vực dự án này đã để lại hố sâu đầy nước, nhưng bà Trinh lại không hoàn thổ mà xin cơ quan chức năng điều chuyển mục đích thực hiện dự án với lý do trang trại nằm gần điểm quy hoạch xây dựng cao tốc Cam Lộ – La Sơn sẽ không hiệu quả (!?).
Qua tìm hiểu được biết, hiện ở địa bàn huyện Phong Điền có 11 dự án nạo vét, cải tạo các hồ thủy lợi theo hình thức xã hội hóa được chính quyền địa phương giao cho doanh nghiệp thực hiện.
Lợi dụng những dự án này, các doanh nghiệp đã khai thác đất bán thu lợi trên danh nghĩa “cải tạo”, gây thất thoát tài nguyên và để lại nhiều hệ lụy môi trường về sau. Tại các xã Thủy Bằng, Thủy Phương, Dương Hòa, Phú Sơn thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Các doanh nghiệp đã “vẽ” nên những dự án trang trại theo mô hình V-A-C-R (vườn – ao – chuồng – rừng); dự án cải tạo đất đồi trồng cây ăn quả lâu năm… đầy hứa hẹn nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế mà chỉ mục đích chủ yếu để khai thác, tận thu lấy đất dôi dư.
Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã phối hợp với các cơ quan liên quan phát hiện, lập biên bản 9 vụ việc khai thác đất, cát trái phép để xử lý theo quy định pháp luật.
Phòng ngừa đuối nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi
Đồng Nai là tỉnh có số lượng ao hồ, sông, suối khá nhiều, nằm rải rác ở các nơi với con sông lớn là sông Đồng Nai có chiều dài đi qua nhiều địa phương trong tỉnh.
Tình trạng đuối nước ở các khu vực này vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là ở các khu vực hồ thủy điện hay hồ thủy lợi như: hồ Trị An (H.Vĩnh Cửu), hồ Đa Tôn (H.Tân Phú)...
Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực Trảng Bom (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh) trục vớt thi thể nạn nhân đuối nước ngày 1-5 tại hồ Trị An (H.Vĩnh Cửu). Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp
* Tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước
Trong thời gian qua, tại Đồng Nai đã xảy ra những vụ đuối nước thương tâm ở các hồ thủy điện, hồ thủy lợi khi người dân đi đến đây để vui chơi, dã ngoại và "giải nhiệt". Cụ thể như chỉ trong 3 ngày, từ ngày 29-4 đến 1-5, trên địa bàn H.Vĩnh Cửu xảy ra 2 vụ đuối nước ở khu vực hồ Trị An làm 3 người chết, trong đó có 2 học sinh THPT ở TP.Biên Hòa.
Chủ động chống đuối nước
Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Xuân Thanh cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 100 hồ bơi cố định (lượng hồ bơi di động không đáng kể) nên việc dạy bơi, học bơi vẫn còn bị hạn chế. Để giảm nguy cơ đuối nước, hằng năm, Sở đều có chương trình tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuôi nước cho học sinh để giúp các em có kỹ năng ứng xử các tình huống khi xảy ra đuối nước. Đồng thời Sở cũng có văn bản gửi đến các đơn vị quản lý hồ bơi để tổ chức lớp dạy bơi miễn phí, giảm học phí cho học sinh, trẻ em vào mùa hè; thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thao bơi các lứa tuổi trên toàn tỉnh để nâng cao khả năng bơi lội của các em...
Theo cơ quan công an cảnh báo, hằng năm hồ Trị An thường xảy ra các vụ đuối nước do người dân tự ý xuống hồ bơi mà không biết bơi hoặc xuống nước không có các giải pháp an toàn (mang theo phao, mặc áo phao...). Trong khi đó, các khu vực thuộc hồ Trị An có rất nhiều xoáy nước ngầm và các hố dạng lòng chảo. Nếu người dân không biết bơi, xuống nước rất dễ bị nước cuốn hoặc sụp hố dẫn đến đuối nước, tử vong.
Trước đó, vào cuối năm 2018, một vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên hồ Đa Tôn (xã Thanh Sơn, H.Tân Phú) làm 3 người chết do bị lật thuyền khi tự chèo ra hồ chơi nhưng không biết bơi. Trong khi đó, hồ Đa Tôn là hồ thủy lợi được giao cho công ty thủy lợi quản lý. Do hồ sâu và nguy hiểm nên khu vực này đã được chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo, cấm không cho người dân vào. Tuy nhiên, vẫn có một số người bất chấp nguy hiểm vào khu vực hồ để vui chơi, dã ngoại rồi xảy ra sự việc thương tâm.
* Không được chủ quan
Anh Lê Nguyễn Sơn Lâm, huấn luyện viên bơi (Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh, Sở VH-TTDL) khuyến cáo người dân không nên đến gần khu vực sông, suối, ao, hồ... khi không biết bơi. Nếu đã biết bơi cũng không được chủ quan. Không nên ăn no, uống rượu, bia, dùng chất kích thích trước khi bơi. Những người mắc bệnh tim mạch, động kinh... không nên đi bơi.
"Khi tắm, bơi ở các khu vực sông, suối, hồ, biển... phải tự lượng sức, không bơi đến chỗ nước sâu, nước chảy xiết, có sóng lớn, khu vực cấm. Trẻ em khi đi bơi cần phải có người lớn đi kèm. Phải khởi động thật kỹ trước khi bơi, không vận động quá sức đề phòng cơ bắp bị co cứng đột ngột rất dễ bị đuối nước" - anh Lâm nhấn mạnh.
Theo khuyến cáo của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, việc xuống chơi đùa hoặc tắm ở các hồ thủy lợi, thủy điện rất nguy hiểm vì các khu vực này có mặt nước rộng, nước chảy mạnh, địa hình dưới mặt nước (dòng chảy ngầm, xoáy nước, hố trũng...) phức tạp. Ngay cả những người biết bơi khi rơi vào các dòng chảy ngầm, xoáy nước cũng dễ bị chìm do vận động cường độ mạnh khiến nhanh mất sức và bị chìm do đuối nước.
Trung úy Lê Minh Tuyên, cán bộ Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực Biên Hòa (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh) lưu ý, khi phát hiện thấy người bị đuối nước, cần kêu gọi mọi người gần đó đến ứng cứu; nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: phao, can nhựa, cây sào... cho những người bị đuối nước bám vào sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu không biết bơi và không biết cách cứu vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
Theo chính quyền một số địa phương trong tỉnh, để phòng ngừa đuối nước tại các khu vực hồ thủy điện, thủy lợi, các đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện phải tổ chức kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra đuối nước để thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, phòng ngừa; thông báo kịp thời việc vận hành xả lũ cho người dân, chính quyền khu vực công trình và vùng hạ du sau đập chủ động phòng tránh; kiểm tra khu vực hạ du công trình trước khi vận hành xả lũ nhằm hạn chế các thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để cho người dân (nhất là trẻ em) vào khu vực lòng hồ tắm, đánh bắt cá...
Đi câu cá, một 'cần thủ' bị trượt chân xuống kênh mất tích Trong lúc đi câu cá tại kênh dẫn nước hồ thủy lợi, một "cần thủ" ở Bình Dương bị trượt chân xuống nước mất tích. Đến 16h chiều nay, lực lượng người nhái của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Dương vẫn đang lặn tìm một nạn nhân mất tích khi đi câu cá. Người nhái lặn tìm...