Đua nhau về Đà Nẵng lặn chíp chíp bán cho Trung Quốc
Hiện giá mỗi kg chíp chíp tăng gấp đôi so với trước đây vì mặt hàng này đang được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bắt đầu khoảng 2h chiều hàng ngày, không khí mua bán chíp chíp (bên bờ sông Hàn, đoạn gần cầu Thuận Phước, thuộc quận Sơn Trà, Đà Nẵng) diễn ra nhộn nhịp. Đây là thời điểm các thợ lặn chíp chíp kết thúc công việc và đưa chíp chíp lên bờ bán.
Vừa bán chíp chíp cho thương lái xong, anh Nguyễn Văn Hòa (trú phường Nạn Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) – cho biết, anh làm nghề lặn chíp chíp đã 4 năm nay nhưng đây là thời điểm chíp chíp có giá cao nhất, tăng khoảng gấp đôi so với năm ngoái.
Chíp chíp được các thương lái thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo anh Hòa, nguyên nhân khiến giá chíp chíp tăng cao là do được xuất khẩu đi Trung Quốc.
Cũng theo anh Hòa, nhiều ngư dân đi biển nhưng do tháng này mất mùa, phải nghỉ biển để về lặn chíp chíp bán kiếm thêm thu nhập.
Anh Mai Văn Dũng (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) chia sẻ, ghe của anh có 6 người. Mọi người bắt đầu lặn từ lúc 5h sáng đến 2h chiều mới nghỉ. Trung bình mỗi ngày lặn được khoảng 50-70 kg chíp chíp.
Nếu như trước đây, mỗi kg chíp chíp có giá 40-50 ngàn đồng thì hiện nay tăng lên 80-90 ngàn đồng.
Video đang HOT
Theo khảo sát của chúng tôi tại các điểm bán chíp chíp, giá mỗi kg chíp chíp dao động từ 70 -110 ngàn đồng/kg (tùy loại lớn, nhỏ).
So với năm ngoái thì giá chíp chíp năm nay tăng gấp đôi
Bà Lê Thị Nên (trú phường Nại Hiên Đông) – tiểu thương thu mua chíp chíp cho hay, bà làm nghề thu mua chíp chíp đã 6 năm nay.
Bắt đầu từ năm ngoái, Trung Quốc đã thu mua chíp chíp nhưng đây là thời điểm giá chíp chíp cao nhất từ trước đến nay.
“Trước đây, loại này chỉ 20 ngàn đồng/kg nhưng nay có giá 70 ngàn đồng/kg”, bà Nên chỉ tay vào bì chíp chíp vừa mua lại của thợ lặn.
Chíp chíp được bà Nên cũng như các thương lái khác thu mua sau đó về rửa sạch, đóng thùng và chuyển Hà Nội, rồi từ Hà Nội xuất khẩu qua Trung Quốc. Chíp chíp được xuất khẩu đi Trung Quốc chỉ loại vừa và lớn, còn loại nhỏ thì đưa về các chợ.
Chíp chíp được các thương lái đưa lên xe chở về
Theo anh Nguyễn Tư – Hội trưởng Hội vạn lặn phường Nại Hiên Đông, hiện có khoảng 800 – 900 thợ lặn chíp chíp của Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Quảng Bình…, trong đó của Đà Nẵng chiếm khoảng một nửa.
“Trước đây, thợ lặn chíp chíp không nhiều như thế nhưng vừa rồi nghe thông tin chíp chíp được xuất qua Trung Quốc với giá cao nên nhiều người ở các tỉnh khác đổ về đây để lặn”, anh Tư cho hay.
Cũng theo anh Tư, mỗi ngày, một người lặn ít nhất cũng được khoảng 10 kg, người lặn giỏi thì 50-60 kg.
Chíp chíp là loài thuộc họ nghêu lụa, sống dưới sông Hàn. Con chíp chíp thường được chế biến món ăn bằng cách hấp, xào… được người dân và du khách ưa chuộng.
Theo Khánh Hồng (DânTri)
Mất tiền vì trồng cây trái lạ ở Sài Gòn
Chỉ nhìn vào hình ảnh quảng cáo bắt mắt, nhiều người đã vội mua những giống cây lạ từ châu Âu với giá cao, đến khi trồng mới phát hiện chất lượng cây và trái không giống với hình.
Các loại cây lạ có nguồn gốc từ nước ngoài đang được ưa chuộng tại thị trường TP HCM. Thay vì phải nhập khẩu thành phẩm trái cây với giá cao, hiện nay, nhiều loại cây ngoại đã được trồng tại Việt Nam, như phúc bồn tử, chanh móng tay, dâu tây nhiều màu... Tuy nhiên, nhiều khách hàng tại TP HCM phải ăn "trái đắng" khi mua phải hạt giống kém chất lượng, gieo nhiều tháng vẫn chưa nảy mầm.
Chị Nguyễn Thị Diệu (Gò Vấp) cho biết, nhìn thấy những hình ảnh quảng cáo bắt mắt của một số giống cây lạ trên Facebook, chị quyết định mua 10 hạt giống phúc bồn tử (quả mâm xôi) với giá 330.000 đồng, nhưng sau khi gieo hàng tháng trời, hạt vẫn không chịu nảy mầm. Theo chị Diệu, người bán cho biết do quy trình gieo hạt và chăm sóc sai nên hạt giống không nảy mầm được, đồng nghĩa với việc chị Diệu đã bị mất số tiền mua giống.
Không bỏ cuộc, chị Diệu tiếp tục mua hạt giống cây hoa hồng gỗ với giá 170.000 đồng cho 5 hạt tại một cửa hàng hạt giống ở quận Tân Bình. Cửa hàng cam kết hạt sẽ nảy mầm, nhưng trồng được 3 tháng hồng cao được hơn 15 cm thì lá ngày càng vàng và chết dần.
Chanh ngón tay là loại cây lạ được nhiều người ưa chuộng vì có giá trị cao. 1 kg chanh ngón tay nhập khẩu có giá 3,5 triệu đồng. Ảnh: T.H
"Tôi rất thích các loại cây, trái lạ này. Khi nhìn thấy những hình ảnh ấn tượng, nghĩ bụng mua về trồng sẽ giống vậy, nhưng do không tìm hiểu kỹ thông tin nên nhiều lần mua hớ, chỉ trồng được vài loại rau củ như cà rốt mini, súp lơ, củ cải tím...", chị Diệu nói.
Theo khảo sát của phóng viên Zing.vn, hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều fanpage, website bán hạt giống cây trồng độc lạ, nhưng phần lớn lại lấy hình ảnh từ nước ngoài, rất ít sử dụng hình ảnh trồng thực tế tại Việt Nam.
Anh Nguyễn Thái Liêm, giám đốc một công ty chuyên nhập giống cây trồng ở Bình Tân cho biết, những giống mới này mới du nhập vào Việt Nam, nên phần lớn các đại lý, cửa hàng đều sử dụng hình ảnh của công ty sản xuất giống ở nước ngoài cung cấp. Những nơi này không tiến hành trồng thử để kiểm tra chất lượng giống cây nhập nên dễ bán lầm cho khách.
Theo ông Liêm, có được thành phẩm để chụp hình đăng bán, nhiều giống cây phải mất nhiều năm như hoa hồng gỗ, nho thân gỗ, đến khi có hình thì giống không còn ưa chuộng , người bán không đủ kiên nhẫn để chờ đợi, nên hiện tại, chất lượng giống cây này chỉ biết tin tưởng vào các nhà máy sản xuất giống ở nước ngoài.
Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ một cửa hàng chuyên bán giống cây lạ ở quận 7, cho rằng giá hạt giống rẻ hơn cây giống, nên nhiều khách chọn mua hạt. Tại cửa hàng, giá một cây con giống phúc bồn tử là 400.000-500.000 đồng, nhưng giá hạt giống chỉ có 30.000-50.000 đồng. Phần lớn hạt giống được nhập về từ Thái Lan. Hiện nay, Trung Quốc cũng sản xuất được các giống cây lạ, có giá cạnh tranh nhưng chất lượng thành phẩm không cao.
Theo chị Hiền, nếu mua hạt giống nơi uy tín, tỷ lệ nảy mầm sẽ đạt 60-80%, nhưng nhiều nhà cung cấp bán giống kém chất lượng hoặc hạt giống giả. Người mua nên chọn mua cây con giống để đảm bảo không bị mất tiền.
Ông Nguyễn Văn Sơn, kỹ sư nông nghiệp công tác tại một công ty nông nghiệp Khu công nghệ cao TP HCM cho biết, hạt giống ngoại sẽ khó trồng được ở môi trường tự nhiên trong nước, nên giống cây trồng thường được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trải qua giai đoạn thuần hoá, mới tiến hành tạo giống, như vậy chất lượng cây mới được đảm bảo. Không hiếm gặp các trường hợp hạt giống ngoại vẫn nảy mầm, phát triển tốt nhưng lại không đậu trái, hoặc bị chết do thời tiết.
Theo_Zing News
VinEco ra mắt sản phẩm chôm chôm sạch VinEco vừa công bố ra mắt dòng chôm chôm VinEco chất lượng cao, được trồng từ Nông trường Trảng Bom, Đồng Nai. Đây là sản phẩm mới nhất theo hình thức đầu tư vào nông trường trồng cây ăn trái có sẵn, áp quy trình đảm bảo kiểm soát chất lượng của VinEco nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường....