Đua nhau mua đặc sản “yến sào” giá bèo: Tiền nào của nấy!
Yến sào từ lâu được cho là loại thực phẩm quý hiếm và đắt đỏ. Vài năm trước, ai có nhu cầu phải gửi người quen tận Khánh Hoà, Bình Thuận mua giúp thì nay, tại Hà Nội đã xuất hiện những cửa hàng yến sào “xịn”, “thật 100%”, “ nguyên chất”.
Tuy nhiên, nếu không tinh mắt, người tiêu dùng rất dễ mắc lừa, dùng “ yến trộn” mà cứ tưởng là đặc sản. Thực chất nó là yến chưng, trong đó có hai phần là yến, tám phần là các phụ gia khác…
Đua nhau mua “yến trộn”
Theo biển chỉ dẫn trên phố Huế, Hà Nội, tôi tìm đến một cửa hàng yến sào nguyên chất. Tầng 1 của cửa hàng được dùng để bán hải sản, tầng 2 mới là nơi để trưng bày tổ yến, “yến trộn” sẵn. Bà Ngọc, chủ cửa hàng cho biết: “Yến này của con gái bác chuyển ra từ Nha Trang, Khánh Hòa, xịn 100% đấy cháu ạ, đảm bảo giá rẻ hơn ở nơi khác” và đưa ra cho chúng tôi xem rất nhiều hộp yến đã được đóng sẵn trong các lọ 70ml.
Theo bà Ngọc thì, đây là loại yến tốt nhất, được chế biến theo một quy trình khoa học, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Bà Ngọc cho hay, hiện nay trên thị trường có nhiều loại “yến trộn” giá rẻ, chỉ cần dưới… 40.000 đồng là có thể sở hữu một lọ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ phát tờ rơi, quảng cáo bằng tờ rơi, khẩu hiệu, nhiều trang mạng có link “hot” cũng là nơi để một số công ty có yến sào, “yến trộn” quảng cáo sản phẩm. Hiện nay có khá nhiều loại “yến trộn” sẵn, giá tùy loại. Tổ yến chưng sẵn 100% giá 990.000 đồng/lốc – 6 lọ; tổ yến chưng sẵn 25% có giá 480.000 đồng/lốc; loại 12% giá 250.000 đồng/lốc.
Chị Lê Ngọc Hà (ngõ Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Không chỉ giới thiệu sản phẩm qua trang web, mà nếu khách hàng có nhu cầu sẽ được chọn hàng online, theo giá… online, tức là rẻ hơn mua ngoài cửa hàng. Nếu ngại nắng, ngại đường xa sẽ có nhân viên mang “yến trộn” tới tận nhà, tuy nhiên phải mua số lượng là 10 hộp trở lên thì mới được ưu ái như vậy”.
Theo chị Hà, mùa hè này, nhiều chị em văn phòng rất thích mua loại nước yến Sanest Collagen để làm đẹp da và tóc. Thậm chí, có chị em còn mua theo thùng về để tủ lạnh uống dần.
Qua khảo sát của PV, tại một số cửa hàng bán “yến trộn” khác trên phố Lò Đúc, Hà Nội, giá thấp hơn rất nhiều nhưng chủ hàng vẫn khẳng định 100% là yến nguyên chất.
Cụ thể, khi điện thoại đến số 04.8647… cửa hàng chuyên bán các loại yến sào, yến chưng sẵn trên phố Lò Đúc, chủ cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở đây được làm bằng tổ yến thiên nhiên nguyên chất, nước sen tươi, chế biến với quy trình hiện đại. Đặc biệt, tại cửa hàng trên phố Trần Xuân Soạn… còn bán 210.000 đồng/lốc (gần 35.000 đồng/lọ); hay shop yến Nam P. cũng chỉ bán 50.000 đồng/lọ tổ yến chưng sẵn 100% nguyên chất, giá ăn thử chỉ 30.000 đồng/lọ…
Theo Minh, một nhân viên bán “yến trộn” thì hiện nay, công ty của cô có nhiều loại yến chưng sẵn cho mọi lứa tuổi như được chưng cùng với Collagen, với nhân sâm, sen… và thích hợp với từng đối tượng mua.
Video đang HOT
Nước “yến trộn” sẵn được nhiều người chọn mua.
Chỉ có… 5.000 đồng tiền yến nguyên chất
Chị Trần Thị An, khách hàng của “yến trộn” Sanest Collagen cho biết, đã ba tháng nay, chị chuyên dùng loại nước uống này để làm đẹp da và tăng cường sức khỏe trong những ngày nắng nóng.
Tuy nhiên khi được hỏi, chị có nghi ngờ chất lượng của yến không khi giá của nó khá rẻ, chị An cho hay: “Các loại “yến trộn”, yến chưng khá rẻ vì được lấy tận gốc, khi uống vào tôi thấy rất khỏe và ổn. Giá cả lại phải chăng nên không lăn tăn gì hết”.
Trò chuyện với một số chủ cửa hàng bên cạnh cửa hàng trên phố Trần Xuân Soạn, chúng tôi được biết, hầu hết các loại nước yến bán sẵn hiện nay đều không phải là hàng nguyên chất, sản phẩm được chưng sẵn rồi cho thêm nguyên liệu và bán ra thị trường, chứ yến sào và các sản phẩm từ yến xịn thì không thể rẻ được. Để kiểm chứng, tôi mua lốc nước yến nguyên sẵn được sản xuất cùng Collagen có giá chỉ hơn 210.000 đồng/lốc, tuy nhiên vị của loại nước yến này không được… thật: Yến toàn nước, loãng, mùi vị cũng không giống những loại yến mà tôi đã từng ăn.
Chị Lê Hoa, chủ cửa hàng yến sào trên phố Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Giá yến thô nhập từ gốc là 2,6 triệu đồng/lạng. Nhặt sạch lông có giá gần 4 triệu đồng/lạng. Một lọ yến chưng sẵn 80ml trong đó có 10gram yến, bán ra khoảng 50.000 đồng thì không có lãi. Tuy nhiên, một số nơi còn bán giá rẻ hơn, chỉ khoảng 35.000-40.000 đồng/lọ”.
Theo chị Hoa, giá càng rẻ chứng tỏ lượng yến càng ít. Các cửa hàng yến thường nói “yến chưng nguyên chất 100%” chứ không công bố cụ thể thành phần yến trong đó là bao nhiêu. Có khi một lọ yến chưng sẵn giá 40.000 đồng thì chỉ có… 5.000 đồng tiền yến nguyên chất.
Nước yến Sanest Collagen giá 36.000 đồng.
Theo chân một chủ cửa hàng đi lấy “yến trộn” tại một địa điểm ở quận Hai Bà Trưng, chúng tôi được nghe họ giao dịch: “Vẫn hàng Malai (Malaysia – PV) chứ? Phụ gia thế nào?”. Trả lời: “Chỉ 20% thôi, còn mủ, đường phèn, hạt sen, gừng, dứa… 80%”. Trên đường, tôi hỏi bà chủ cửa hàng, “mủ trôm là gì hả chị, sao lại 20, 80?”. Chị này cho hay mủ trôm là mủ nhựa của cây trôm được trồng ở rất nhiều nơi như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận… Ngoài các công dụng trong y học, mủ trôm còn được chế thành kem có tác dụng dưỡng da, đặc biệt có thể điều trị mụn, nám, tàn nhang… Chính với tác dụng y học như vậy mà nhiều lọ “yến trộn” vẫn vô tư được khoác thêm “áo mới” với một số tên mĩ miều như: Nước yến chức năng, yến phục hồi sức khỏe mà nhiều khách hàng không biết rằng, chất lượng thực của yến chỉ là 5% trong sản phẩm ấy.
Theo lời mách nước của một người bạn, tôi lại tìm đến quầy yến sào Nha Trang trên đường Xã Đàn, Hà Nội. Tại đây, có rất nhiều loại yến và có giá rất khác nhau từ 3.600.000 đồng loại bạch yến đến 8.600.000 đồng/10 lọ “yến trộn” bán sẵn và nếu là khách hàng lần đầu đi mua yến thì đúng là chẳng khác gì… ma trận. Ngoài các cơ sở tư nhân, “yến trộn” cũng đã được bày bán tại siêu thị ở một số trung tâm thương mại cao cấp và giá cả cũng khá rẻ. Người phụ trách gian hàng cũng có rất ít thông tin về yến sào để quảng bá cho sản phẩm. Chỉ luôn miệng nói là làm đẹp da, tăng tuổi thọ, giúp hồi phục sức khỏe… Khi được hỏi về quá trình gọi chim yến về làm tổ, thu tổ yến như thế nào và bảo quản ra sao để cho ra đời sản phẩm được đóng hộp thì chủ hàng chỉ lắc đầu: “Bọn em bán hàng thôi, chị hỏi kỹ thế em làm sao biết được”.
Thích “lừa” khách hàng vãng lai Chị Hoa giải thích: “Mủ trôm ngâm nước nhìn trong, rất giống với yến, song không có mùi tanh đặc trưng của yến. Nếu độn mủ trôm mà không chưng với các nguyên liệu khác thì khách sẽ phát hiện ra ngay. Chỉ những khách hàng dùng yến lâu năm mới phát hiện ra, còn một số khách hàng mới thì bó tay và cứ vô tư dùng sản phẩm trong sự quảng cáo của chủ cửa hàng. Nhiều chủ cửa hàng còn cho biết, họ thích “gặp” khách vãng lai, lần đầu đến mua nước “yến trộn” sẵn hơn vì dễ… lừa, không thắc mắc về sản phẩm nhiều”.
Theo ĐSPL
Tai nạn kinh hoàng khi sử dụng xe đạp điện rởm
Sự trà trộn của các loại xe đạp điện kém chất lượng đang làm cho dòng sản phẩm tiện ích này trở thành thảm họa giao thông mới của Việt Nam với những tai nạn kinh hoàng còn hơn cả tai nạn xe máy.
Với rất nhiều ưu thế: Rẻ, tiện dụng, không cần xăng, không cần bằng lái... đã khiến dòng xe đạp điện đang được rất nhiều gia đình lựa chọn và ngày càng xuất hiện dày đặc trên đường phố. Một chiếc xe đạp điện có giá dao động từ 7 triệu đồng đến 16 triệu đồng. Những dòng xe do Trung Quốc sản xuất, giá chỉ khoảng 3-4 triệu đồng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại về xe đạp điện là sự lộn xộn về nguồn gốc xuất xứ, gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Anh Quân - một người có kinh nghiệm lâu năm trong việc kinh doanh xe đạp điện (hiện nay đã chuyển nghề) cho biết: Thực tế, thị trường xe đạp điện hiện nay có tới 90% là hàng Trung Quốc được nhập vào Việt Nam với giá chỉ 2- 3 triệu đồng. Rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã gắn mác quảng cáo là hàng chính hãng, sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông để đội giá cao hơn. Khi đến tay người tiêu dùng, những loại xe này thậm chí có giá lên đến 10 triệu đồng và hơn thế nữa. Nếu xe hỏng, cần bảo hành họ lại dễ dàng "hóa trang" với đủ mọi lý do, vì với họ quan trọng nhất là xe bán được giá, tiền đã vào túi.
Cẩn trọng với xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chúng tôi đề cập đến lý do tại sao anh lại ngừng kinh doanh mặt hàng này trong khi lợi nhuận thu về lớn như vậy, anh Quân chia sẻ: Ban đầu, khi dòng xe đạp điện mới nổi, việc buôn bán rất thuận lợi, lãi thu về cũng rất lớn. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân đang giảm dần, tỉ lệ cạnh tranh ngày một cao và quan trọng hơn là vấn đề liên quan đến chất lượng. Xe đạp điện tuy rẻ nhưng rất dễ xuống cấp, đặc biệt là dòng xe nhập từ Trung Quốc. Sau khi mua về sử dụng, chất lượng không đảm bảo, liên tục hỏng hóc, nguồn cung cấp phụ tùng thay thế, sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn. Khách hàng thường xuyên đến phàn nàn khiến việc buôn bán không ổn định.
Qua khảo sát của phóng viên tại một số cửa hàng chuyên bán xe đạp điện, các chủ cửa hàng liên tục giới thiệu hàng của mình là chính hãng, hàng nhập ngoại "xịn" do Honda, Yamaha sản xuất,... Tuy nhiên, các dòng chữ trên xe lại là chữ của Trung Quốc. Hỏi về vấn đề này, chúng tôi đều nhận được câu trả lời tương tự nhau: Chúng tôi nhập từ các đại lý chính hãng, có thể họ liên doanh sản xuất với đối tác Trung Quốc, làm sao chúng tôi biết được.
Một số người bán hàng còn thẳng thắn chia sẻ với phóng viên: Đây là hàng Trung Quốc nhưng là hàng chính hãng Trung Quốc (không phải hàng nhập lậu) nên giá cũng cao hơn. Đặc biệt, để tìm mua được một chiếc xe đạp điện do Việt Nam sản xuất tại các cửa hàng này là rất khó bởi "mẫu mã kém bắt mắt, ít cạnh tranh về giá nên chúng tôi không bán", một chủ cửa hàng khẳng định.
Vận tốc "siêu khủng"
Không chỉ dừng lại ở việc nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng , hiện nay, xe đạp điện còn trở thành "hung thần" đường phố với hàng loạt vụ tai nạn kinh hoàng.
Theo tiêu chuẩn, xe đạp điện có vận tốc tối đa không quá 25km/h, nhưng thực tế có không ít loại xe đạt vận tốc tới 30 - 40km/h, thậm chí với những dòng xe đời mới thì tốc độ cao nhất đạt được là 60km/h, ngang với tốc độ trung bình của xe máy. ông Nam- chủ cửa hàng xe đạp điện trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: "Đồng hồ đo công tơ mét của xe đạp điện ghi tối đa là 50km/h nhưng thực tế lại không thể chạy quá 25km/h vì đã có bộ điều chỉnh khống chế tốc độ và đã được thử nghiệm, dán tem kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn đi nhanh hơn vẫn chúng tôi có thể điều chỉnh được".
Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức đang điều trị cho bệnh nhân đi xe đạp điện bị tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Với kinh nghiệm bán hàng lâu năm của mình, anh Quân cho biết: Bất kỳ dòng xe nào cũng vậy, an toàn hay không phụ thuộc vào người điều khiển nó. Không phải cứ đi xe đạp điện mới là an toàn. Thực tế, khi di chuyển với vận tốc cao, tốc độ ngang với xe máy nhưng xe đạp điện lại có trọng lượng rất nhẹ nên khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe điện mạnh hơn nhiều so với xe máy, khiến người điều khiển bị chấn thương nặng hơn. Hơn nữa, di chuyển bằng xe đạp điện thường không gây ra tiếng động nên không cảnh báo được người tham gia giao thông tránh đường.
Nói về mức độ nguy hiểm của xe đạp điện, anh Quân cũng cho biết thêm: Tốc độ của xe đạp điện ngang với xe máy nhưng không an toàn bằng xe máy do hệ thống phanh, còi chỉ tương đương xe đạp. Hơn thế, người sử dụng hầu như không đội mũ bảo hiểm, dẫn đến nguy cơ chấn thương nặng nếu tai nạn xảy ra, đặc biệt là chấn thương sọ não.
Với việc tốc độ cho phép quá cao như vậy, những người điều khiển xe đạp điện (chủ yếu là giới trẻ) lại đang rất thờ ơ, coi thường quy định pháp luật và sự an toàn của bản thân cũng như người tham gia giao thông: Ngang nhiên chở ba, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, từ đó đã gây nên những vụ tai nạn thương tâm, đau lòng.
Tuy xe đạp điện có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng tìm mua được một chiếc xe đạp điện hợp lý vẫn là bài toán khó, thách thức người tiêu dùng. Từ chất lượng tù mù cho đến nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, nhiều hàng giả - hàng nhái, hàng kém chất lượng đang khiến xe đạp điện ngày càng mất điểm trong mắt người tiêu dùng.
Mẹo nhỏ giúp bạn chọn xe đạp điện đúng cách Khi mua xe, trước hết phải chọn hãng có thương hiệu và đại lý có uy tín. Những hãng sản xuất lớn bao giờ cũng có chế độ bảo hành rõ ràng và độ tin cậy cao. Riêng việc chọn hàng có thương hiệu chúng ta sẽ tránh được hàng giả, hàng nhái, đồng thời đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý. Để chọn được chiếc xe đạp điện tốt, khi cầm tay lái rung, lắc mà cảm thấy vẫn chắc chắn, không phát ra tiếng kêu lọc xọc là xe tốt. Đặc biệt cảnh giác với những chiếc xe bề ngoài có vẻ hào nhoáng nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy nhiều lớp sơn bong thành từng mảng. Xe chính hãng bao giờ cũng có nước sơn bền, chỉ có thể bị xước do va chạm chứ không thể bị bong.
Theo Nguoiduatin
Cửa hàng "đá muối" giữa trung tâm thành phố bốc hỏa Khi chủ cửa hàng đóng cửa ra về thì từ bên trong, ngọn lửa bốc ra ngùn ngụt. Rất may, sau khi nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã có mặt kịp thời dập tắt ngọn lửa. Vụ cháy xảy ra vào khoảng 21h tối 6/6 tại cửa hàng "đá muối" chuyên dùng trong kỹ thuật spa, tại số 33...