Đưa người sang Campuchia làm việc cho các đường dây lừa đảo
Mặc dù lực lượng Công an và các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần cảnh báo về việc các đối tượng xấu lừa đưa người đi lao động “việc nhẹ lương cao” tại Campuchia để rồi tiền mất, người lao động bị bóc lột, đánh đập; tuy nhiên nhiều người vẫn bị mắc bẫy lừa của các đối tượng.
Mới đây, trong quá trình triển khai các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, lực lượng Cảnh sát hình sự (CSHS) phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều người được giới thiệu, tổ chức nhập cảnh trái phép sang Campuchia làm việc. Tại Campuchia, họ bị bóc lột, đánh đập, khi có nhu cầu về nước thì phải đóng tiền chuộc người mới được công ty cho về nước.
Qua thời gian tích cực điều tra, Phòng CSHS Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an huyện Quế Sơn đã bắt khẩn cấp đối tượng Trương Công Duy (SN 1992, trú xã Quế Châu, Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”.
Cơ quan Công an ghi lời khai đối tượng Trương Công Duy.
Qua điều tra xác định, đầu tháng 4/2022, Duy đã rủ rê 2 thanh niên cùng địa phương sang Campuchia làm việc cho công ty của một người tên Nguyễn Thị Hiền (SN 1989), hiện cư trú tại Campuchia với mức lương mỗi tháng 20 triệu đồng và tiền hoa hồng. Sau khi được 2 thanh niên đồng ý, Duy liên hệ với Hiền và được Hiền chuyển về số tiền trên để tổ chức cho 2 người này sang Campuchia.
Khi Duy và 2 thanh niên vào được địa phận Camphuchia thì được đón về công ty của Hiền. Duy được trả số tiền 10 triệu đồng tiền công giới thiệu, đưa người sang Campuchia; còn 2 thanh niên được đưa vào khu nhà công ty. Với thỏa thuận cùng Hiền, giới thiệu đưa 1 người sang Campuchia, Duy được Hiền trả 5 triệu đồng nên tiếp tục lừa phỉnh đưa thêm 5 người khác sang Campuchia.
Tại cơ quan Công an, đối tượng Duy khai nhận: “Nguyễn Thị Hiền hứa là khi giới thiệu, đưa được 1 người sang Campuchia thì tôi được trả 5 triệu đồng, do đó tôi đã đã dùng mạng xã hội đăng thông tin tuyển người làm việc tại Campuchia với mức lương 800USD/tháng. Sau khi đăng bài, đã có thêm 5 người đồng ý và đã được đưa sang Campuchia. Tổng cộng tôi đã tổ chức đưa và giới thiệu 7 người sang Campuchia, và nhận được 35 triệu đồng từ Hiền”.
Một trong số nạn nhân tin lời Duy, được Duy đưa sang Campuchia cho biết: Tại Campuchia, người này làm việc cho công ty có chủ là người Trung Quốc và được giao công việc thực hiện những chiêu trò lừa đảo những người Việt Nam đến các sòng casino chơi; hoặc sử dụng mạng viễn thông, máy tính nhắn tin, điện thoại về Việt Nam để lừa đảo những người ở Việt Nam như: nhắn tin trúng thưởng, tham gia sàn chứng khoán… Anh ta bị ép làm việc 12 giờ mỗi ngày và sẽ bị phạt nếu không đủ doanh số.
Công ty của người Trung Quốc nọ có canh gác, bảo vệ cẩn mật; khi vào làm không cho ra ngoài, công ty trả tiền lương chỉ đủ để chi tiêu, không nhiều tiền như Duy đã quảng cáo. Muốn về nước thì phía công ty yêu cầu nộp số tiền 3.000USD Mỹ mới cho về. Sau khi nộp đủ số tiền cho công ty, nạn nhân được thả về nước tại khu vực biên giới Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh…
Video đang HOT
Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trương Công Duy về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” và đã chuyển thông tin tội phạm đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam điều tra theo thẩm quyền. Qua vụ việc này, một lần nữa cảnh bảo người dân cần nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn hứa hẹn công việc có thu nhập cao ở Campuchia, nhưng thực tế đây là thủ đoạn của tội phạm mua bán người, để phòng tránh không mắc bẫy lừa của các đối tượng…
Ôm mộng 'việc nhẹ, lương cao' ở Campuchia, có người bỏ mạng khi tìm đường về
Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Tây Ninh, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận 21 đơn đề nghị giải cứu, có người thân bị lừa sang Campuchia bị bóc lột, cưỡng bức lao động và phải chuộc tiền nếu muốn về nước.
Một nhóm người nhập cảnh trái phép bị giữ tại Đồn biên phòng cửa khẩu Mộc Bài - Ảnh: CHÂU TUẤN
Bằng các thủ đoạn dụ dỗ sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", nhiều người dân bị các đối tượng buôn bán người "dụ" bóc lột sức lao động, đánh đập, thậm chí có người đã bỏ mạng khi cố gắng tìm đường về nhà.
Vỡ mộng đổi đời
P.K. (19 tuổi) là một trong số người tìm cách trốn sang Campuchia để kiếm được "việc nhẹ lương cao" vì hoàn cảnh khó khăn. "Thông qua mạng xã hội, tôi thấy thông tin tuyển nhân sự sang Campuchia với mức lương hậu hĩnh. Sau khi liên hệ, tôi được môi giới hẹn ra bìa rừng sát biên giới hai nước và đi bộ khoảng 15 phút thì đến nơi.
Qua đó, họ cấp cho tôi sim điện thoại để lập các tài khoản mạng xã hội rồi bắt đi dụ dỗ những người chơi game, đánh bạc trên mạng để nạp tiền... Khi không đủ chỉ tiêu thì họ hành hạ hoặc bán mình qua công ty khác" - K. Kể lại.
K. tìm cách trốn về nhà nhưng bất thành, bị nhân viên công ty đánh thừa sống thiếu chết và cuối cùng may mắn được Đại sứ quán Việt Nam giải cứu.
Anh P. - một nạn nhân khác sau khi được lực lượng biên phòng phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam giải cứu - kể lại, khác với quảng cáo ban đầu là "việc nhẹ, lương cao, chỉ ngồi văn phòng làm máy tính".
"Khi sang đến nơi, tôi bị bắt làm việc mỗi ngày hơn 12 tiếng. Nơi đây luôn có hàng chục bảo vệ trang bị súng ống canh phòng. Người nào làm sai quy định sẽ bị đưa tới khu vực nhà đày (chuyên chích điện và đánh người). Không ít người cố gắng tìm cách bỏ trốn đã nhảy lầu hoặc bị bắt lại và hành hạ đến chết" - anh P. kinh hoàng nhớ lại.
Những ngày ấy, P. bảo liên tục bị "công ty ma" gây áp lực, người nào không làm được sẽ bán sang công ty khác với giá 4.000 - 6.000 USD mỗi người. "Họ xem con người giống như món hàng hóa. Ai không chịu nổi thì tìm cách bỏ trốn hoặc gọi gia đình gửi tiền chuộc" - anh P. buồn rầu nói.
Lực lượng biên phòng tỉnh Tây Ninh tuần tra trên đường biên giới - Ảnh: CHÂU TUẤN
Bị bóc lột, cưỡng bức lao động ở xứ người
Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Tây Ninh, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận 21 đơn đề nghị giải cứu từ người thân các nạn nhân bị lừa sang Campuchia bị bóc lột, cưỡng bức lao động và phải chuộc tiền nếu muốn về.
Thực trạng này cho thấy vẫn còn rất nhiều người cả tin, ôm mộng "việc nhẹ, lương cao". Đơn cử chỉ trong ngày 7-7, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) đã bắt giữ 12 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Biên giới Việt Nam - Campuchia cách nhau chỉ vài bước chân trên cánh đồng - Ảnh: CHÂU TUẤN
Đại diện Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cho biết khi người dân đến Campuchia sẽ được giao việc làm với chỉ tiêu rất cao, kể cả về thời gian và năng suất lao động (1 tháng phải kiếm được 100 người đánh bạc), đa số không thể đáp ứng.
Người nào tìm cách chống lại, các đối tượng đưa ra các quy định ngặt nghèo, giam giữ bất hợp pháp, bắt đưa tiền chuộc, đặc biệt một số công dân nữ bị bắt làm những nghề nhạy cảm. Từ đó dẫn đến việc chạy trốn bằng cách nhảy lầu....
"Đa số người bị dụ dỗ sang Campuchia làm việc là các bạn tuổi còn rất trẻ, nhiều trường hợp chưa tới 18 tuổi muốn va chạm, tích lũy kinh nghiệm cuộc đời để trưởng thành. Họ nghĩ đơn giản rằng chuyện 6 tháng, 1 năm là bình thường, vẫn còn thời gian để rút kinh nghiệm. Điều này hoàn toàn sai lầm" - vị này cho hay.
Bộ đội biên phòng Tây Ninh khuyến cáo người dân cảnh giác trước lời mời qua Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", không mất chi phí đi lại của các đối tượng trên mạng xã hội.
Giải cứu 400 người, hỗ trợ 1.500 người Việt ở Campuchia
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trước tình trạng người Việt bị lừa sang Campuchia và bị cưỡng bức lao động, cơ quan chức năng Việt Nam đã vào cuộc và thường xuyên trao đổi, phối hợp với phía Campuchia thực hiện nhiều biện pháp để bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam tại Campuchia gặp khó khăn, hoạn nạn để đưa về nước.
Cho đến nay, các cơ quan hai bên đã đưa về Việt Nam được khoảng 400 trường hợp, đồng thời hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng 1.500 trường hợp gặp khó khăn trong xuất cảnh, đi lại, gia hạn cư trú hoặc vi phạm luật pháp sở tại.
Kẻ lừa bán 7 lao động qua Campuchia ra đầu thú Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai cho biết Trần Quang Quyết, người đã lừa bán 7 người lao động qua Campuchia, vừa ra đầu thú, thừa nhận hành vi phạm tội. Ngày 6.7, Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai cho biết Trần Quang Quyết (21 tuổi, trú thôn 7, xã Ia Dal, H.Ia Hdrai, Kon Tum), người đã lừa bán 7...